banner
Thứ 3, ngày 16 tháng 4 năm 2024
Tổng quan huyện Ngọc Hồi
14-4-2015

             

Ngọc Hồi hôm nay

1. Vị trí địa lý: 

Huyện Ngọc Hồi là huyện ngã ba biên giới, nằm ở phía bắc tinh Kon Tum, bên sườn phía đông dãi Trường sơn, phía Bắc giáp huyện Đăk Glei, phía đông bắc giáp huyện Tu Mơ Rông, phía đông nam giáp huyện Đăk Tô, phía nam giáp huyện Sa Thầy, phía tây giáp với Lào và Campuchia. Phía tây vượt qua dãy Trường Sơn là đường biên giới chung với Lào dài 34 km và đường biên giới chung với Campuchia dài 13 km.

2. Diện tích: Huyện Ngọc Hồi rộng 82.400 ha.

3. Dân số: Toàn huyện có: 52.125 người, mật độ dân số tính bình quân 63 người/ km2. 

4. Lực lượng lao động: Độ tuổi lao động: 25.290 người, chiếm 48,51% dân số.

5. Khí hậu: Có 2 mùa rõ rệt: mùa mưa chủ yếu bắt đầu từ tháng 4 đến tháng 11, mùa khô từ tháng 12 đến tháng 3 năm sau. Lượng mưa trung bình 1.730 - 1.880 mm,tháng có lượng mưa cao nhất là tháng 8 đến tháng 11.

Nhiệt độ trung bình trong năm dao động trong khoảng 22 - 230C, biên độ nhiệt độ dao động trong ngày 8 - 90C. Độ ẩm trung bình hàng năm dao động trong khoảng 78 - 87%.

6. Cơ cấu hành chính: Gồm 7 xã và 1 thị trấn. Bao gồm thị trấn Plei Kần là đô thị loại IV và 7 xã là Đăk Ang, Đăk Dục, Đăk Nông, Đăk Xú, Bờ Y, Sa Loong, Đăk Kan.

7. Tiềm năng Du lịch:

- Trên tuyến đường Hồ Chí Minh, Ngọc Hồi là một điểm đến hấp dẫn trong hành trình du lịch “Hành trình Xanh Việt Nam”.

- Tuyến du lịch xuyên suốt trong các tỉnh Tây Nguyên.

- Tuyến du lịch Bắc - Nam: Du lịch sinh thái từ Đà Nẵng đến Thành phố Hồ Chi Minh.

- Tuyến Sài Gòn đến Champasắc (Lào), đếnThái Lan qua Cửa khẩu quốc tế Bờ Y…

- Đến với Ngọc Hồi tham quan cột mốc ba nước: Việt Nam – Lào – Campuchia.

8. Tài nguyên rừng:

Diện tích rừng trồng mới trong năm 2014 đạt 110,5ha, giảm so với năm 2013 10,5ha. Trong đó trồng mới rừng sản xuất đạt 44ha, tăng 37ha; trồng mới rừng nguyên liệu giấy 67ha, giảm 47ha so với năm 2013. Mặc dù diện tích rùng trồng mới vẫn được duy trì nhừng không theo kịp tình trạng chặt phá rùng nên tỉ lệ độ che phủ của rừng đã giảm xuống còn 45,7% so với năm 2013 là 62,4%.

9. Tài nguyên khoáng sản:

- Nhóm khoáng sản vật liệu chịu lửa: gồm có silimanit, dolomit, quazit….

- Nhóm khoáng sản kim loại đen, kim loại màu, kim loại hiếm:  thiếc, molipden, vonfram, uran, thori …

10. Đường bộ:

Trung tâm thị trấn Plei Kần là điểm giao nhau của trục tuyến thông thương Bắc - Nam và Đông -Tây bao gồm đường xuyên Việt mang tên Hồ Chí Minh (quốc lộ 14), quốc lộ 14C và đường xuyên Đông Dương (quốc lộ 40), thông qua cữa khẩu Quốc tế Bờ Y qua Lào, Campuchia, Thái Lan cho đến tận Myanma.

11. Bưu chính Viễn thông:

Sử dụng mạng viễn thông, cáp quang quốc gia, hệ thống viễn thông của các đơn vị cung cấp dịch vụ như: VinaFone, MobiFone, Viettel.

12. Hệ thống Ngân hàng:

- Chi nhánh ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn huyện Ngọc hồi.

- Phòng giao dịch VietinBank Ngọc Hồi chi nhánh Kon Tum.

- Phòng giao dịch Vietcombank Ngọc Hồi chi nhánh Kon Tum.

- Phòng giao dịch BIDV Ngọc Hồi chi nhánh Kon Tum.

- Phòng giao dịch Saconbank Ngọc Hồi chi nhánh Kon Tum.

13. Cấp điện, cấp nước:

* Cấp điện:

Nguồn điện sử dụng cho sinh hoạt và sản xuất của huyện đang được cung cấp từ mạng lưới điện quốc gia.

Lưới điện trung thế: Trong khu vực có tuyến điện trung thế 22KV(3 dây) dẫn từ lưới điện quốc gia tại trạng biến áp trung gian 110/22KV, do chi nhánh điện huyện Ngọc Hồi quản lý.

* Cấp nước: Nhà máy nước thị trấn hiện nay có công suất 400m3/ngđ.

14. Doanh nghiệp: Trên địa bàn huyện hiện có 101 doanh nghiệp đang hoạt động, các ngành nghề chủ yếu là: Xây dựng dân dụng, giao thông thủy lợi. Dịch vụ thương mại và vận tái. Nhà hàng khách sạn, dịch vụ ăn uống vui chơi giải trí ….

15. Khu Công nghiệp, khu Kinh tế:

Đến thời điểm hiện nay, trên địa bàn huyện Ngọc Hồi có 01 Khu kinh tế cửa khẩu: Khu kinh tế cửa khẩu quốc tế Bờ Y  có tổng diện tích tự nhiên 70.438 ha.

Khu kinh tế cửa khẩu quốc tế Bờ Y, huyện Ngọc Hồi có vị trí địa chính trị - địa kinh tế rất thuận lợi nằm trong hệ thống các Khu kinh tế cửa khẩu của Việt Nam; Có 01 cửa khẩu Quốc tế với Lào và 01 cửa khẩu Quốc gia với Campuchia.

16. Cơ cấu kinh tế:

Trong năm 2014 cơ cấu kinh tế theo ngành:

- Nông, lâm nghiệp và thủy sản: 20.42%

- Công nghiệp, tiểu thủ CN và xây dựng: 24.35%

- Thương mại, dịch vụ: 55.24%.

17. Tốc độ tăng trưởng:

Tốc độ tăng trưởng bình quân giai đoạn ( 2010- 2015):

Tổng giá trị sản xuất (giá hiện hành ): 18.79 %

- Nông, lâm nghiệp và thủy sản: 15.41%

- Công nghiệp, tiểu thủ CN và xây dựng: 16.16%

- Thương mại, dịch vụ: 21.58%.

                                                   - * -

TỔNG QUAN KHU KINH TẾ CỬA KHẨU QUỐC TẾ BỜ Y
  HUYỆN NGỌC HỒI TỈNH KON TUM

1. Vị trí địa lý:

Khu kinh tế cửa khẩu Quốc tế Bờ Y với tổng diện tích tự nhiên 70.438ha có vị trí địa chính trị - địa kinh tế rất thuận lợi nằm trong hệ thống các Khu kinh tế cửa khẩu của Việt Nam; Có 01 cửa khẩu Quốc tế với Lào và 01 cửa khẩu Quốc gia với Campuchia; là trung tâm trong tam giác phát triển 3 nước Việt Nam - Lào - Campuchia, gắn kết với hành lang kinh tế Đông - Tây của khu vực kinh tế đã được Thủ tướng 3 nước Việt Nam- Lào - Campuchia phê duyệt quy hoạch tại Tuyên bố Viêng Chăn ngày 24/11/2004 về việc thiết lập tam giác phát triển 3 nước Việt Nam - Lào - Campuchia; Có vai trò là đầu mối giao lưu kinh tế quan trọng góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế xã hội của Tây nguyên và trong khu vực.
Khu kinh tế cửa khẩu Quốc tế Bờ Y là điểm nhấn trong chiến lược liên kết nhằm tạo cơ hội hợp tác, phát triển đồng đều giữa các nước ASEAN và tiểu vùng sông Mê Kông, là giao điểm quan trọng nối liền các tỉnh Tây nguyên, duyên hải Miền Trung, Đông Nam Bộ Việt Nam với các tỉnh Nam Lào, Đông Bắc Thái Lan, Campuchia và Mianma. Có ví trí rất thuận lợi đối với sự giao lưu phát triển với các vùng kinh tế trọng điểm của các nước. Cụ thể như sau:

Khu kinh tế cửa khẩu Quốc tế Bờ Y, tỉnh Kon Tum

- Là con đường ngắn nhất, thuận lợi nhất nối các tỉnh Tây nguyên, Duyên hải Miền Trung, Đông Nam Bộ với các tỉnh Đông Bắc Thái Lan, Đông Bắc Campuchia, Nam Lào qua cửa khẩu Quốc tế Bờ Y. 

- Khu kinh tế nằm trên 02 tuyến đường bộ trong kế hoạch của ASEAN là ASEAN 11 ( Hội An - Kon Tum- Buôn Ma Thuột - Hồ Chí Minh - Mộc Bài) và ASEAN 6B (Dung Quất - Quốc lộ 18B Lào). 

- Hiện tại các quốc gia Việt Nam, Lào, Thái Lan đang tiến hành xây dựng nhiều tuyến đường nối các vùng kinh tế trọng điểm của Việt Nam, Lào, Campuchia, Thái lan qua cửa khẩu Quốc tế Bờ Y  như: đường Hồ Chí Minh Việt Nam; quốc lộ 16A từ Pak Sế đến thị xã Attapư (Lào); cầu Pak Sế qua sông Mê Kông (Lào - Thái Lan);  đường 18B từ thị xã Attapư (Lào) đến cửa khẩu Phu Cưa nối với QL 40 của Việt Nam; Hiện tại các nước trong tam giác phát triển đang xây dựng các tuyến đường nối các tỉnh Nam Lào với các tỉnh Đông Bắc Camphuchia và các tỉnh Tây nguyên - Việt Nam, qua Khu kinh tế cửa khẩu Quốc tế Bờ Y  và một số tuyến đường nối các tỉnh trong tam giác phát triển cũng đang được các nước trong khu vực đầu tư xây dựng.

2. Lĩnh vực thu hút đầu tư:

Có 3 lĩnh vực đang được khuyến khích đầu tư trên nhiều hình thức với 100% vốn của nhà đầu tư, BOT, BTO, BO, BT:

- Đầu tư xây dựng các công trình hạ tầng đô thị khu vực trung tâm, các làng văn hóa, làng nghề, khu công nghiệp, khu thương mại quốc tế;

- Đầu tư xây dựng các cơ sở sản xuất, gia công chế biến hàng nông lâm sản xuất khẩu, may mặc, sản xuất, gia công, lắp ráp, đóng gói các mặt hàng xuất khẩu công nghệ điện tử, cơ khí, điện máy tại khu công nghiệp;

- Đầu tư xây dựng các công trình, du lịch dịch vụ như: Trung tâm thương mại, nhà hàng, khách sạn, tài chính, ngân hàng, dịch vụ đổi tiền, nhà ở, khu chung cư, kinh doanh bất động sản.

3. Giới thiệu Khu công nghiệp Bờ Y:

Tổng diện tích là 1.566ha được phân kỳ đầu tư trong hai giai đoạn: Giai đoạn I có diện tích: 794,1ha, giai đoạn II có diện tích:771,9ha.

Khu công nghiệp Bờ Y nhằm thu hút các cơ sở sản xuất công nghiệp. Phát triển công nghiệp theo hướng tập trung từng khu vực, từng ngành nghề cụ thể nhằm tận dụng và khai thác tốt nguồn nguyên liệu tại địa phương, tận dụng cơ sở hạ tầng, cũng như thúc đẩy công nghiệp phụ trợ, công nghiệp dịch vụ từng khu vực này phát triển.

Đầu tư phát triển theo hướng công nghệ ngày càng hiện đại, tập trung phát triển những ngành có lợi thế của tỉnh như sản xuất vật liệu xây dựng, chế biến nông – lâm – thủy sản và những ngành có triển vọng như:  Công nghiệp phụ trợ, công nghiệp cơ khí, công nghiệp vật liệu mới, công nghiệp công nghệ cao, công nghiệp phục vụ dịch vụ, công nghiệp chế biến thực phẩm, sản xuất hàng tiêu dùng, mỹ nghệ.

(số liệu năm 2014)

Số lượt xem:1275

0 người đã bình chọn. Trung bình 0
line_weight BÀI VIẾT LIÊN QUAN:
TRUNG TÂM XÚC TIẾN ĐẦU TƯ VÀ HỖ TRỢ KHỞI NGHIỆP TỈNH KON TUM
Địa chỉ: 12 đường Nguyễn Viết Xuân, thành phố Kon Tum, tỉnh Kon Tum; Phone:02603910260 - Fax:02603913436 ; Email: ttxtdt.skhdt@kontum.gov.vn.
Chịu trách nhiệm nội dung: Ông Lê Công Dinh - Giám đốc Trung tâm xúc tiến đầu tư và hỗ trợ khởi nghiệp tỉnh.
 

Chung nhan Tin Nhiem Mang IPV6 Ready

4467715 Tổng số người truy cập: 39 Số người online:
TNC Phát triển: