Bộ Xây dựng chỉ đạo nghiên cứu, thiết kế một số mẫu nhà ở điển hình để triển khai hỗ trợ hộ nghèo, hộ cận nghèo
28-10-2024

Bộ Xây dựng chỉ đạo nghiên cứu, thiết kế một số mẫu nhà ở điển hình để triển khai hỗ trợ hộ nghèo, hộ cận nghèo

Ngày 24/10/2024, Bộ Xây dựng có Văn bản số 5399/BXD-QLN gửi Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương về việc nghiên cứu, thiết kế một số thầu nhà ở diễn hình để triển khai hỗ trợ hộ nghèo, hộ cận nghèo của nhà tạm, nhà dột nát 

Theo đó, ngày 06/10/2014, Thủ tướng Chính phủ có Công điện số 102/CĐ-TTg về đẩy mạnh triển khai xóa nhà tạm, nhà dột nát trên phạm vi cả nước, theo đó Bộ Xây dựng được giao nhiệm vụ: “Khẩn trương hướng dẫn, đôn đốc Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương nơi có nhà tạm, nhà dột nát nghiên cứu, thiết kế một số mẫu nhà ở điển hình, bảo đảm yêu cầu về kỹ thuật, chất lượng, hiệu quả, phù hợp với văn hóa, phong tục tập quán và đặc điểm của từng địa phương, vùng miền để các hộ gia đình tham khảo, nghiên cứu áp dụng xây dựng nhà ở phù hợp với hoàn cảnh cụ thể của từng hộ". 

Triển khai thực hiện chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ, Bộ Xây dựng để nghị Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương khẩn trương thực hiện một số nội dung cụ thể như sau: 

Khẩn trương chỉ đạo các cơ quan chuyên môn nghiên cứu, thiết kế tối thiểu 03 mẫu nhà ở điển hình phù hợp với phong tục, tập quán của từng địa phương (kèm theo dự toán kinh phí, dự trù vật liệu chủ yếu) và đảm bảo các tiêu chí về quy mô diện tích, yêu cầu kỹ thuật và chất lượng như sau: 

Có diện tích sử dụng tối thiểu 30m2 (đối với hộ độc thân, hộ người cao tuổi không nơi nương tựa thì không thấp hơn 18m2), đảm bảo “3 cứng” (nền móng cứng, khung – tường cứng, mái cứng), có đầy đủ công năng sử dụng. Tuổi thọ căn nhà từ 20 năm trở lên. 

Các bộ phận nền - móng, khung - tường, mái của căn nhà phải được làm từ các loại vật liệu có chất lượng tốt, không làm từ các loại vật liệu tạm, mau hỏng. dễ cháy. Cụ thể: (1) “Nền - móng cứng” là nền - móng nhà làm bằng các loại vật liệu có tác dụng làm tăng độ cứng của nền như: vữa xi măng - cát, bê tông, bê tông cốt thép, gạch, đá, gạch lát, gỗ. (2) “Khung – tường cứng" bao gồm hệ thống khung, cột, tưởng kể cả móng đỡ. Tùy điều kiện cụ thể, khung, cột dược làm từ các loại vật liệu: bê tông cốt thép, sắtthép, gỗ bền chắc; tưởng xây gạch đã hoặc làm từ gỗ bền chắc. (3) “Mái cứng” gồm hệ thống đỡ mái và nái lợp. Tùy điều kiện cụ thể, hệ thống dỡ mái có thể làm từ các loại vật liệu: bê tông cốt thép, sắt, thép, gỗ bền chắc. Mái làm bằng bê tông cốt thép, lợp ngói. Trường hợp mái bằng tôn lợp giả ngói, tôn lạnh, tôn cách nhiệt, tôn cán sóng và có kết cấu đỡ chắc chắn (khung sắt, thép, gỗ bền chắc) liên kết bền chặt với tưởng xây, cột bê tông cốt thép thì mái tôn trong trường hợp này được coi là vật liệu bền chắc. 

Tùy điều kiện thực tế, các bộ phận nhỏ ở có thể làm bằng các loại vật liệu có chất lượng tương đương có sẵn tại địa phương đáp ứng tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật, đảm bảo thời hạn sử dụng. 

Có giải pháp về kiến trúc nhà ở phù hợp, khai thác được nét đẹp về văn hóa, phong tục, tập quán và đặc điểm riêng của địa phương (nếu có), góp phần làm đẹp diện mạo khu vực nông thôn mới. 

Tổ chức giới thiệu các mẫu thiết kế để người dân tham khảo, lựa chọn. Tôn trọng nguyện vọng của người dân, không bắt buộc các hộ gia đình xây dựng nhà ở theo thiết kế mẫu. Tùy theo điều kiện cụ thể người dân có thể xây dựng theo kinh nghiệm, truyền thống, phù hợp với điều kiện kinh tế, sinh hoạt của gia đình, nhưng phải đảm bảo tiêu chí tối thiểu về diện tích, chất lượng theo quy định./.

 

 

Thế Đắc - Ipckontum  
Số lượt xem:62