banner
Thứ 3, ngày 16 tháng 4 năm 2024
Phê duyệt Đề án “Hỗ trợ học sinh, sinh viên khởi nghiệp đến năm 2025”
20-11-2017

Nhằm mục tiêu thúc đẩy tinh thần khởi nghiệp của học sinh, sinh viên và trang bị các kiến thức, kỹ năng về khởi nghiệp cho học sinh, sinh viên trong thời gian học tập tại các nhà trường. Tạo môi trường thuận lợi để hỗ trợ học sinh, sinh viên hình thành và hiện thực hóa các ý tưởng, dự án khởi nghiệp, góp phần tạo việc làm cho học sinh, sinh viên sau khi tốt nghiệp.

Ngày 30/10/2017, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định số 1665/QĐ-TTg về việc phê duyệt Đề án “Hỗ trợ học sinh, sinh viên khởi nghiệp đến năm 2025”.

Đối tượng của đề án là học sinh, sinh viên đang học tại các học viện, đại học, cao đẳng, trung cấp, trung học phổ thông, các trung tâm giáo dục nghề nghiệp - giáo dục thường xuyên trong toàn quốc. Cán bộ, giảng viên, giáo viên, người làm công tác hỗ trợ sinh viên trong các học viện, đại học, cao đẳng, trung cấp, giáo viên hướng nghiệp tại các trường trung học phổ thông, các trung tâm giáo dục nghề nghiệp - giáo dục thường xuyên.

Phấn đầu đến năm 2020 có 100% các học viện, đại học, cao đẳng, trung cấp có kế hoạch triển khai công tác hỗ trợ học sinh, sinh viên khởi nghiệp. Có ít nhất 90% học sinh, sinh viên của các học viện, đại học, cao đẳng, trung cấp, trung học phổ thông, các trung tâm giáo dục nghề nghiệp - giáo dục thường xuyên được tuyên truyền giáo dục nâng cao nhận thức, được trang bị kiến thức, kỹ năng về khởi nghiệp trước khi tốt nghiệp. 100% các học viện, trường đại học, 50% các trường cao đẳng, trung cấp có ít nhất 02 ý tưởng, dự án khởi nghiệp của học sinh, sinh viên được hỗ trợ, đầu tư từ nguồn kinh phí phù hợp hoặc kết nối với doanh nghiệp, các quỹ đầu tư mạo hiểm.

Phấn đấu đến năm 2025 sẽ tiếp tục đầy mạnh công tác tuyên truyền, giáo dục nâng cao nhận thức, trang bị kiến thức, kỹ năng về khởi nghiệp cho học sinh, sinh viên. Tăng cường cơ sở vật chất cho các trung tâm hỗ trợ học sinh, sinh viên khởi nghiệp trong các học viện, đại học, cao đẳng, trung cấp. 100% các học viện, trường đại học, 70% các trường cao đẳng, trung cấp có ít nhất 05 ý tưởng, dự án khởi nghiệp của học sinh, sinh viên được hỗ trợ, đầu tư từ nguồn kinh phí phù hợp hoặc kết nối với doanh nghiệp, các quỹ đầu tư mạo hiểm.

Đề án đặt ra các nhiệm vụ và giải pháp thực hiện:

1. Đẩy mạnh thông tin, truyền thông: Biên soạn các tài liệu, ấn phẩm, phục vụ công tác truyền thông nâng cao nhận thức, trách nhiệm của các cấp, các ngành trong hoạt động khởi nghiệp của học sinh, sinh viên. Huy động sự tham gia của các cơ quan truyền thông từ Trung ương đến địa phương vào việc xây dựng, triển khai chuyên mục, chuyên đề hỗ trợ học sinh, sinh viên khởi nghiệp. Hằng năm tổ chức ngày hội khởi nghiệp quốc gia, biểu dương, khen thưởng, tôn vinh các tập thể, cá nhân có đóng tích cực. Tổ chức hội nghị, hội thảo, diễn đàn, các cuộc giao lưu để giới thiệu ý tưởng, dự án khởi nghiệp của học sinh, sinh viên đến với nhà đầu tư, doanh nghiệp trong và ngoài nước. Đồng thời, tuyên truyền, hướng dẫn học sinh, sinh viên sử dụng, khai thác nguồn thông tin, học liệu từ Cổng thông tin khởi nghiệp đổi mới sáng tạo quốc gia.

2. Hỗ trợ đào tạo khởi nghiệp: Hình thành đội ngũ làm công tác tư vấn, hỗ trợ học sinh, sinh viên và tổ chức các khóa đào tạo, bồi dưỡng nâng cao trình độ đối với đội ngũ cán bộ này. Tổ chức đào tạo, tập huấn các kiến thức cơ bản về khởi nghiệp cho đội ngũ cán bộ, giáo viên hướng nghiệp tại các trường phổ thông và các trung tâm giáo dục nghề nghiệp - giáo dục thường xuyên. Biên soạn và ban hành bộ tài liệu cung cấp kiến thức, kỹ năng khởi nghiệp cho học sinh, sinh viên, tài liệu đào tạo cán bộ tư vấn hỗ trợ học sinh, sinh viên khởi nghiệp, tài liệu đào tạo giáo viên hướng nghiệp. Khuyến khích các học viện, đại học, cao đẳng, trung cấp xây dựng các chuyên đề về khởi nghiệp và đưa vào chương trình giảng dạy. Tạo điều kiện để học sinh, sinh viên được tiếp xúc với hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp.

3. Tạo môi trường hỗ trợ học sinh, sinh viên khởi nghiệp: Hình thành các trung tâm hỗ trợ học sinh, sinh viên khởi nghiệp. Thành lập các câu lạc bộ khởi nghiệp tại các học viện, đại học, cao đẳng, trung cấp theo các ngành nghề, lĩnh vực khác nhau. Hình thành môi trường dịch vụ, cung cấp, hỗ trợ khởi nghiệp, tạo không gian chung cho học sinh, sinh viên của các trường trên cùng địa bàn, khu vực. Hỗ trợ kinh phí cho các hoạt động khởi nghiệp. Cung cấp thông tin, dữ liệu về các hoạt động hỗ trợ khởi nghiệp trên cổng thông tin khởi nghiệp, đổi mới, sáng tạo quốc gia. Tăng cường liên kết hoạt động của tổ chức đoàn thanh niên, hiệp hội doanh nhân.  Khuyến khích các  doanh nghiệp chủ động đặt vấn đề về đổi mới, sáng tạo để học sinh, sinh viên có định hướng xây dựng dự án, ý tưởng khởi nghiệp. Xây dựng nội dung, chương trình phát triển sàn giao dịch ý tưởng, dự án khởi nghiệp trực tuyến giữa các cơ sở đào tạo và doanh nghiệp.

4. Hỗ trợ nguồn vốn cho các chương trình, dự án khởi nghiệp của học sinh, sinh viên: Các cơ sở đạo tạo chủ động bố trí kinh phí từ các nguồn thu hợp pháp nhà trường để hỗ trợ các hoạt động, ý tưởng, dự án khởi nghiệp của học sinh, sinh viên trong trường. Xây dựng các quỹ hỗ trợ khởi nghiệp từ nguồn xã hội hóa. Hỗ trợ tìm kiếm nguồn kinh phí, kết nối, thu hút đầu tư từ cá nhân, tổ chức với dự án được hình thành từ các ý tưởng khởi nghiệp của hoạc sinh, sinh viên.

5. Hòa thiện cơ chế, chính sách hỗ trợ học sinh, sinh viên khởi nghiệp: Xây dựng cơ chế, chính sách hỗ trợ học sinh, sinh viên khởi nghiệp, hỗ trợ cán bộ giảng dạy, người làm công tác hướng nghiệp tại các trường. Xây dựng quy trình thẩm định, xét duyệt, triển khai cơ chế đầu tư, theo dõi, quản lý, giám sát các dự án, mô hình được hình thành từ ý tưởng của học sinh, sinh viên. Ban hành cơ chế khuyến khích các nhà đầu tư tham gia đầu tư, góp vốn vào các dự án, ý tưởng khởi ngiệp của học sinh, sinh viên.

Nguồn kinh phí để thức hiện đề án được lấy từ các nguồn như: Nguồn chi sự nghiệp giáo dục đào tạo theo phân cấp ngân sách, nguồn kinh phí được cấp có thầm quyền phê duyệt, nguồn thu hoạt động sự nghiệp, các nguồn xã hội hóa.

Chi tiết tại đây: 

Trần Hạnh
Số lượt xem:1061

0 người đã bình chọn. Trung bình 0
TRUNG TÂM XÚC TIẾN ĐẦU TƯ VÀ HỖ TRỢ KHỞI NGHIỆP TỈNH KON TUM
Địa chỉ: 12 đường Nguyễn Viết Xuân, thành phố Kon Tum, tỉnh Kon Tum; Phone:02603910260 - Fax:02603913436 ; Email: ttxtdt.skhdt@kontum.gov.vn.
Chịu trách nhiệm nội dung: Ông Lê Công Dinh - Giám đốc Trung tâm xúc tiến đầu tư và hỗ trợ khởi nghiệp tỉnh.
 

Chung nhan Tin Nhiem Mang IPV6 Ready

4467715 Tổng số người truy cập: 20 Số người online:
TNC Phát triển: