banner
Thứ 3, ngày 16 tháng 4 năm 2024
Tổng quan huyện Kon Plông
14-4-2015

Khu du lịch sinh thái Quốc gia măng Đen, huyện kon Plông, tỉnh kon Tum.

Huyện KonPlông, tỉnh Kon Tum được thành lập ngày 31-1-2002 theo Nghị định số 14/2002/NĐ-CP của Chính phủ trên cơ sở chia tách huyện Kon Plông (cũ)  .Huyện Kon Plông nằm ở phía Đông Bắc tỉnh Kon Tum, huyện nằm ở vị trí trung điểm giữa vùng Tây nguyên và Duyên Hải Trung bộ. Phía Bắc giáp tỉnh Quảng Nam, phía Đông giáp tỉnh Quảng Ngãi, phía Nam giáp các huyện KBang, huyện Măng Yang tỉnh Gia Lai, phía Tây giáp huyện Tu Mơ Rông, phía Tây Nam giáp huyện Kon Rẫy.

Toàn huyện có tổng diện tích là 138.115,92 ha chiếm khoảng 14,23% diện tích trên toàn tỉnh; gồm 9 xã, 89 thôn, 117 làng. Nằm ở độ cao trung bình 1.000 - 1.500m so với mực nước biển. Với khí hậu mát mẻ quanh năm, nhiệt độ trung bình năm 18 - 22oC, Kon Plông được ví như "Đà Lạt thứ hai của Tây Nguyên". Đây là điều kiện thuận lợi cho Kon Plông phát triển du lịch, nông nghiệp, đặc biệt là trồng rau và hoa quả ôn đới phục vụ xuất khẩu. Không chỉ có vậy, nằm trên tuyến quốc lộ 24 - cửa ngõ phía đông của tỉnh Kon Tum, Kon Plông còn có lợi thế để phát triển thương mại - dịch vụ.

- Điều kiện tự nhiên:

Huyện Kon Plông là một huyện miền núi cao, nằm ở phía Đông Bắc tỉnh KonTum, có tọa độ địa lý : Vĩ độ bắc từ 14019’55’’ đến 14046’10’’ ; Kinh độ đông từ 108003’45’’ đến 108022’40’’. Trung tâm huyện lỵ huyện Kon Plông cách thành phố Kon Tum 55km về phía đông bắc đi theo quốc lộ 24.

+ Tài nguyên đất

Với diện tích tự nhiên 138.115,92 ha, quỹ đất để các doanh nghiệp đầu tư là rất lớn, đặc biệt các doanh nghiệp sản xuất nông, lâm nghiệp và du lịch.

+ Tài nguyên nước

Tiềm năng thủy điện rất lớn (có 19 công trình thủy điện vừa và nhỏ) : Các công trình, nhà máy thủy điện Thượng KonTum, thủy điện Đăk Pô Ne, Đăk Đring hiện nay đang được đầu tư xây dựng, việc khai thác các sản phẩm du lịch trên các lòng hồ thủy điện tạo động lực phát triển bền vững, đa dạng và mở rộng quy mô phát triển du lịch.

+ Rừng và tài nguyên rừng. 

Tổng diện tích đất lâm nghiệp có rừng là 117.371 ha chiếm 84,98% so với tổng diện tích tự nhiên. Trong đó đất rừng sản xuất là 73.860,15 ha chiếm 62,93% so với tổng diện tích đất lâm nghiệp, rừng phòng hộ là 43.511,10 ha chiếm 37,07% so với tổng diện tích đất lâm nghiệp.

Biệt thự nghỉ dưỡng ở măng Đen.

+ Khoáng sản:

Trên địa bàn huyện có nhiều loại khoáng sản trong đó có đá xây dựng có 9 điểm với 158,3 ha ở các xã Đăk Nên, Đak Ring, Ngọc Tem…Cát xây dựng có 11 điểm phân bổ ở các xã Ngọc Tem; Đăk Long, Pờ Ê, Đăk Ring…

Ngoài ra còn có các mỏ quặng nhôm, sắt, vàng ở xã Hiếu. Quặng nhôm có trữ lượng 23 triệu tấn và một số khoáng sản không kim loại  trữ lượng nhỏ như serpentin, Dolomit, Felspat … ở khu vực đèo Măng Đen. Silimanit ở Pờ Ê, Đá vôi xi măng ở Đăk Long, Cao lanh ở Măng Cành, Puzolan xã hiếu có trữ lượng khá lớn,159.969.900 m3.

+ Cơ sở hạ tầng:

- Hệ thống giao thông đối ngoại:

Giao thông đường bộ: Bao gồm nâng cấp và cải tạo các tuyến quốc lộ 24, tỉnh lộ 676 và đồng thời xây dựng mới đường tránh quốc lộ 24 đoạn chạy qua trung tâm đô thị.

Đường hàng không: Qua sân bay Plei Ku, tỉnh Gia Lai cách huyện 96 km.

Giao thông đường hàng không trong tương lai Sân bay taxi tại Măng Đen được nguyên cứu, xây dựng khi có nhu cầu.

 - Hệ thống giao thông đối nội:

Trục chính của đô thị : Quốc lộ 24, tỉnh lộ 676 đoạn chạy qua đô thị, xây dựng mới trục không gian trung tâm thương mại - dịch vụ đô thị, các tuyến đường liên khu vực.

Đường khu vực và đường nội bộ: Nâng cấp các tuyến đường hiện có trong đô thị cũ, xây dựng các tuyến đường tại các khu đô thị mới.

Các công trình giao thông : Đầu tư xây dựng bến xe khách loại 4 quy mô 3 ha, các bãi đỗ xe, cầu cống, cáp treo, cáp trượt, công trình phòng hộ, kè…

100 % xã có đường bê tông thông suốt tới trung tâm xã vào mùa mưa.

Sử dụng mạng viễn thông, cáp quang quốc gia, hệ thống viễn thông của các đơn vị cung cấp dịch vụ như: VinaFone, MobiFone, Viettel.

- Hệ thống Ngân hàng:

- Chi nhánh ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn huyện huyện Kon Plông .

- Phòng giao dịch VietinBank huyện Kon Plông chi nhánh Kon Tum.

- Phòng giao dịch Ngân hàng chính sách xã hội chi nhánh huyện Kon Plông.

- Cấp điện, cấp nước:

* Cấp điện:

Nguồn điện sử dụng cho sinh hoạt và sản xuất của huyện đang được cung cấp từ mạng lưới điện quốc gia.

Lưới điện trung thế: Trong khu vực có tuyến điện trung thế 22KV(3 dây) dẫn từ lưới điện quốc gia tại trạng biến áp trung gian 110/22KV, do chi nhánh điện huyện Ngọc Hồi quản lý.

- Khu Công nghiệp:

Đến thời điểm hiện nay, trên địa bàn huyện có 01 Cụm công nghiệp thuộc đô thị Kon Plông, huyện Kon Plông, tỉnh Kon Tum với diện tích 38 ha.

-  Một số chỉ tiêu Kinh tế - xã hội năm 2014 của huyện :

* Kinh tế:

Tổng thu ngân sách trên địa bàn huyện đạt 306, 466 triệu đồng.

Thu nhập bình quân đầu người đạt 15,10 triệu đồng.

Tổng số lượt khách du lịch năm 2014 là 65.230 lượt. Đạt doanh thu 8.500 triệu đồng.

Tổng giá trị sản xuất đạt 894,05 tỷ đồng. Trong đó Ngành : Công nghiệp - xây dựng: 458,68 tỷ đồng; Thương mại - Dịch vụ : 198,87 tỷ đồng; Nông ,lâm, Thủy sản : 236,50 tỷ đồng.

Cơ cấu giá trị sản xuất theo ngành: Công nghiệp - xây dựng: 51.30 %; Thương mại - Dịch vụ : 22.24 % ; Nông ,lâm, Thủy sản : 26,46 %.

* Xã Hội :

Dân số trung bình của toàn huyện tính đến hết năm 2014 là 23.360  người.

Tổng số người trong độ tuổi lao động là 13.529 người.

Số lao động được đào tạo nghề: 116 người.

Số lượt xem:1165

0 người đã bình chọn. Trung bình 0
line_weight BÀI VIẾT LIÊN QUAN:
TRUNG TÂM XÚC TIẾN ĐẦU TƯ VÀ HỖ TRỢ KHỞI NGHIỆP TỈNH KON TUM
Địa chỉ: 12 đường Nguyễn Viết Xuân, thành phố Kon Tum, tỉnh Kon Tum; Phone:02603910260 - Fax:02603913436 ; Email: ttxtdt.skhdt@kontum.gov.vn.
Chịu trách nhiệm nội dung: Ông Lê Công Dinh - Giám đốc Trung tâm xúc tiến đầu tư và hỗ trợ khởi nghiệp tỉnh.
 

Chung nhan Tin Nhiem Mang IPV6 Ready

4467715 Tổng số người truy cập: 11 Số người online:
TNC Phát triển: