Kế hoạch dồn đổi, tích tụ đất nông nghiệp để xây dựng cánh đồng lớn thực hiện phát triển nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao giai đoạn 2017-2020 và định hướng đến năm 2025.
17-3-2017
Thực hiện mục tiêu tuyên truyền, quán triệt triển khai có hiệu quả chủ trương dồn đồi, tích tụ đất nông nghiệp để phát triển nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao theo chủ trương của Tỉnh ủy tại Nghị quyết 64/2016/NQ-HĐND, ngày 19/8/2016 của HĐND tỉnh, nhằm tạo sự chuyển biến tích cực trong nhận thức và triển khai thực hiện của các cấp, các ngành, doanh nghiệp và nhân dân.

Ngày 13/03/2017, UBND tỉnh đã ra Quyết định số 176/QĐ-UBND ban hành Kế hoạch dồn đổi, tích tụ đất nông nghiệp để xây dựng cánh đồng lớn thực hiện phát triển nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao giai đoạn 2017-2020 và định hướng đến năm 2025 trên địa bàn tỉnh Kon Tum.

Thực hiện mục tiêu chung là khai thác, sử dụng và phát huy tối đa hiệu quả của tài nguyên đất đai và triển khai thực hiện các mục tiêu của dự án phát triển nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao gắn với chế biến trên địa bàn tỉnh.

Để thuận tiện trong việc áp dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật, ứng dụng công nghệ cao trong sản xuất nông nghiệp. Chuyển nhanh hình thức sản  xuất nông nghiệp truyền thống sang hình thức sản xuất nông nghiệp tập trung, quy mô lớn nhằm hình thành chuỗi sản xuất sản phẩm giá trị cao có sự liên kết, tạo tiền đề cho nền nông nghiệp hiện đại, phát triển bền vững.

Tạo chuyển biến căn bản về quy mô, năng suất chất lượng, hiệu quả và khả năng cạnh tranh của các sản phẩm nông nghiệp có tiềm năng, lợi thế, có thị trường tiêu thụ.

Thúc đẩy sản xuất hàng hóa đối với các sản phẩm chủ lực và ngành kinh tế mũi nhọn, phát triển nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao. Trọng tâm trước mắt là tập trung vào các sản phẩm như mía, sắn (mì), trồng cỏ phát triển chăn nuôi…, khuyến khích triển khai ở những nơi có điều kiện thuân lợi, những sản phẩm có lợi thế.

Có ba nội dung cần triển thực hiện:

Thứ nhất: Dồn đổi ruộng đất nông nghiệp, xây dựng cánh đồng lớn.

Thứ hai: Tích tụ đất nông nghiệp, lâm nghiệp để cho doanh nghiệp thuê lại để phát triển nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao và trồng rừng gỗ lớn, trồng rừng nguyên liệu và trồng cây dược liệu.

Thứ ba: Thời gian cho thuê lại quyền sử dụng đất được tính bằng thời hạn thực hiện dự án trên quyết định chủ trương đầu tư hoặc phương án đã được UBND tỉnh phê duyệt; hình thức thuê lại quyền sử dụng đất do doanh nghiệp, chính quyền và người dân tự thỏa thuận theo hình thức trả tiền đất một lần hoặc hàng năm; giá thuê lại quyền sử dụng đất: do UBND tỉnh quyết định đối với từng dự án/ phương án xây dựng cánh đồng lớn trên cơ sở đề xuất của UBND các huyện và Sở Tài nguyên và Môi trường; UBND huyện là tổ chức đại diện người dân ký hợp đồng cho thuê lại quyền sử dụng đất và thực hiện việc nhận, trả tiền thuê đất cho người dân)

Các nhiệm vụ và giải pháp đặt ra là khảo sát xây dựng kế hoạch cấp huyện và cấp xã, công tác thông tin truyền thông, cải cách thủ tục hành chính, nguồn kinh phí và chế hộ hỗ trợ.

Chi tiết văn bản tại đây: 

Trần Hạnh – ipckontum  
Số lượt xem:2900