Đề án bảo tồn và phát triển nghê truyền thống của các dân tộc thiểu số tại chỗ trên địa bàn tỉnh Kon Tum. |
6-6-2017 |
Nghề truyền thống của các dân tộc thiểu số (DTTS) tại chỗ đã khẳng định vị thế và vai trò trong tiến trình phát triển kinh tế xã hội tại địa phương. |
Tuy nhiên, nhìn nhận một cách tổng thể đã cho thấy sự phát triển của nghề truyền thống của các DTTS vẫn chưa phát huy được tiềm năng và lợi thế. Thể hiện rõ nhất là sự mai một và thậm chí biến mất của một số nghề truyền thống đã được cha ông gìn giữ hàng ngàn đời nay. Tình trạng hoạt động sản xuất manh mún, nhỏ lẻ, tự phát và lạc hậu. Dẫn đến chất lượng sản phẩm nghề truyền thống chưa đáp ứng cho nhu cầu tiêu dùng, chưa hấp dẫn khách du lịch, khả năng tiêu thụ sản phẩm trên thị trường kém, không ổn định. Việc bảo tồn và phát triển các ngành nghề truyền thống nhằm gìn giữ các giá trị văn hóa có ý nghĩa đặc biệt quan trọng. Đó là nơi lưu trữ và thể hiện những nét riêng biệt của một nền văn hóa, góp phần giải quyết việc làm cho lao động nông thôn, tăng thu nhập. Tạo ra sự phát triển hài hòa giữa sản xuất và bảo vệ môi trường, hấp dẫn sự tìm hiểu và khám phá của du khách, phát triển du lịch … Việc giữ gìn, tôn vinh bản sắc văn hóa dân tộc trong sản phẩm truyền thống chưa được coi trọng, một số bộ phận giới trẻ trong đồng bào DTTS hiện nay có trào lưu học hỏi theo hướng hiện đại, chưa có ý thức trong việc sử dụng, lưu giữ những sản phẩm và học hỏi cách làm nghề truyền thống của ông cha để lại. Hiện nay, trên địa bàn tỉnh chưa có một chương trình tổng thể hay một đề án riêng nào để định hướng cho việc bảo tồn và phát triển nghề truyền thống của các dân tộc thiểu số tại chỗ trên địa bàn tỉnh. Ngày 14/4/2017, UBND tỉnh Kon Tum ban hành Quyết định phê duyệt đề án “bảo tồn và phát triển nghề truyền thống của các dân tộc thiểu số tại chỗ trên địa bàn tỉnh Kon Tum”. Đề án đã cho thấy thực trạng nghề truyền thống của các dân tộc thiểu số tại chỗ trên địa bàn tỉnh Kon Tum đối với các nghề truyền thống như dệt thổ cẩm, đan lát, làm rượu cần, rèn, chế tác nỏ, nhạc cụ âm nhạc truyền thống, đẽo thuyền độc mộc, tạc tượng, gốm… phát triển một cách khiêm tốn. Đề án đặt ra một số mục tiêu cụ thể như: Bảo tồn, lưu giữ bí quyết nghề nghiệp, và phát huy giá trị văn hóa của 5 nghề truyền thống đang dần bị mai một như: Rèn, đẽo thuyền độc mộc, chế tác nỏ, gốm, tạc tượng. Bảo tồn và khôi phục nghề dệt thổ cẩm truyền thống của dân tộc Rơ Măm đang có nguy cơ bị thất truyền. Hỗ trợ phát triển 4 nghề truyền thống có sản phẩm hàng hóa tham gia thị thường như: Dệt thổ cẩm, đan lát, làm rượu cần, chế tác nhạc cụ âm nhạc truyền thống. Tạo việc làm cho vùng DTTS, góp phần nâng cao thu nhập cho người lao động làm nghề truyền thống. Tỷ lệ lao động là người DTTS tại chỗ được đào tạo và biết làm nghề truyền thống khoảng 5%. Phát triển nghề truyền thống gắn với các hoạt động tại khu du lịch, văn hóa, lịch sử Ngục Kon Tum, một số điểm du lịch khác có điều kiện thuận lợi để đầu tư xây dựng thành các diểm du lịch cộng đồng, tạo điểm đến cho khách tham quan và mua sắm sản phẩm của nghề truyền thống. Các giải pháp để thực hiện được đặt ra như: Tuyên truyền vận động và khen thưởng. Tăng cường công tác chỉ đạo, quản lý nhà nước. Đào tạo phát triển nguồn nhân lực. Nguyên liệu phục vụ sản xuất. Khoa học công nghệ và bảo vệ môi trường. Quảng bá sản phẩm, mở rộng thị trường tiêu thụ, xúc tiến thương mại. Phát triển nghề gắn với du lịch. Vốn và cơ chế chính sách. Đề án được thực hiện đến hết năm 2020. Chi tiết tại đây: |
Trần Hạnh |
Số lượt xem:1804 |