Trao đổi kinh nghiệm cải cách DNNN | |
5-3-2015 | |
Cải cách thật bao giờ cũng có phản đối, nhưng phải làm, cựu Thủ tướng Anh Tony Blair chia sẻ tại Hội thảo về vai trò mới của doanh nghiệp nhà nước trong nền kinh tế - kinh nghiệm và bài học cho Việt Nam, được tổ chức ngày 4/3. | |
![]() |
|
Tại Hội thảo, Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Bùi Quang Vinh cho biết, việc cải cách doanh nghiệp nhà nước, được Chính phủ và người dân Việt Nam rất quan tâm. Trong hơn 20 năm qua, Việt Nam không ngừng cải cách doanh nghiệp nhà nước. Số lượng doanh nghiệp nhà nước thập kỷ 1990 là khoảng 12.000, đến nay chỉ còn khoảng 5.600. Hiện Việt Nam còn 800 doanh nghiệp 100% vốn nhà nước, còn lại đã cổ phần hóa. Tuy nhiên, đến nay doanh nghiệp nhà nước vẫn đang được giao khối lượng tài sản hết sức lớn, trên 3 triệu tỷ đồng, số vốn là trên 1,1 triệu tỷ đồng. Doanh nghiệp nhà nước đang tham gia, chi phối nhiều ngành, lĩnh vực dù có lĩnh vực chỉ chiếm 1% tổng doanh nghiệp. Chia sẻ kinh nghiệm quốc tế, cựu Thủ tướng Tony Blair cho biết, những năm 1980, các nước phương Đông (trong đó có Việt Nam) thực hiện quá trình mở cửa nền kinh tế thì ở phương Tây, quá trình cải cách doanh nghiệp nhà nước lớn diễn ra và cũng vấp phải nhiều trở ngại. “Chương trình cải cách ở phương Tây cũng gặp rất nhiều chống đối, việc này là bình thường, với những cải cách không có phản đối, thì cần xem lại ” - ông Tony Blair nói. Công nghệ cũng đang thay đổi cách điều hành doanh nghiệp, việc quản lý cần luôn đổi mới, sáng tạo. Trong khi nhiều doanh nghiệp nhà nước tỏ ra hiệu quả không cao trong điều hành các tổ chức kinh tế, kinh doanh, nhất là không tốt trong đổi mới.
Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Bùi Quang Vinh và Cựu Thủ tướng Anh Tony Blair Hướng tới cải cách thực chất Theo báo cáo của Văn phòng cựu Thủ tướng Tony Blair tại Việt Nam, nghiên cứu của văn phòng đã xem xét các nền kinh tế phát triển là Anh, Nhật Bản, Brasil, Mexico, Ba Lan… Trong tất cả các trường hợp, báo cáo nêu việc bán tài sản nhà nước không đồng nghĩa với việc rút lui của nhà nước mà tăng vai trò của Chính phủ với việc tăng thêm các quy định. Việt Nam cần xác định rõ mục tiêu của nhà nước và lộ trình vững vàng để thực hiện cải cách. Trong đó, nêu rõ các khía cạnh của cải cách doanh nghiệp nhà nước cũng như phân rõ trách nhiệm thực hiện, cùng khung thời gian và các sự kiện quan trọng.
Việt Nam nên xác định rõ liệu theo đuổi cổ phần hóa là một phần của nỗ lực lớn hơn nhằm chuyển sang nền kinh tế thị trường, nâng cao hiệu quả doanh nghiệp nhà nước,... Cần nỗ lực cải thiện cách thông tin về cải cách doanh nghiệp nhà nước, nhấn mạnh những gì là mục tiêu của Chính phủ.
Việt Nam xác định doanh nghiệp nhà nước vẫn quan trọng, nhưng giai đoạn tới vai trò nhà nước sẽ thu hẹp lại một số lĩnh vực. Việt Nam sẽ căn cứ tùy từng lĩnh vực để thu hẹp cổ phần. Vai trò của Nhà nước sẽ chuyển sang kiến tạo, tạo dựng môi trường để doanh nghiệp hoạt động, thay vì quản lý chặt chẽ như trước đây.
Khac Quang :theo bao Chinhphu.vn
|
|
theo bao Chinhphu.vn | |
Số lượt xem:1753 | |