Kết quả công tác chỉ đạo, điều hành triển khai thực hiện các Nghị quyết của Quốc hội về các Chương trình mục tiêu quốc gia |
5-4-2023 |
Chính phủ xác định công tác chỉ đạo, điều hành thực hiện các chương trình mục tiêu quốc gia luôn là nhiệm vụ trọng tâm, thường kỳ của Chính phủ, được Thủ tướng Chính phủ quan tâm và chỉ đạo sát sao, quyết liệt. Tại các Nghị quyết của Chính phủ, văn bản chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ luôn đặt ra yêu cầu cao nhất, đề ra các nhiệm vụ, giải pháp trọng tâm cho các bộ, cơ quan trung ương và địa phương để đẩy nhanh tiến độ triển khai thực hiện, giải ngân vốn của 03 chương trình mục tiêu quốc gia. Thủ tướng Chính phủ đã ban hành quyết định thành lập và kiện toàn 13 Ban Chỉ đạo Trung ương các chương trình mục tiêu quốc gia giai đoạn 2021-2025 theo quy định tại điểm d khoản 2 Điều 2 Nghị quyết số 24/2021/QH35 ngày 28 tháng 7 năm 2021 của Quốc hội. Trong đó, tại Trung ương thống nhất 01 đầu mối, thành lập duy nhất một Ban chỉ đạo trên cơ sở kiện toàn Ban Chỉ đạo Trung ương thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi đã được thành lập trước đó và có sự tham gia của đại diện lãnh đạo các cơ quan quản lý ngành, lĩnh vực, các tổ chức chính trị - xã hội, đoàn thế giúp Thủ tướng Chính phủ chỉ đạo, điều hành, kiểm tra, đôn đốc tiến độ thực hiện các chương trình mục tiêu quốc gia kịp thời, đồng bộ. Trưởng Ban Chỉ đạo đã ban hành Quy chế hoạt động của Ban Chỉ đạo để phân công nhiệm vụ cho từng thành viên Ban Chỉ đạo và quy định bộ phận giúp việc, cơ chế phối hợp trong công tác tham mưu các giải pháp quản lý, điều hành, tổ chức thực hiện các chương trình mục tiêu quốc gia. Hằng năm, Ban Chỉ đạo Trung ương ban hành Chương trình công tác năm để cụ thể hóa mục tiêu, nhiệm vụ và giải pháp trọng tâm trong chỉ đạo, điều hành tiến độ thực hiện các chương trình. Bên cạnh đó, tại các cơ quan chủ chương trình đã thành lập các tổ công tác để tăng cường phối hợp trong xây dựng, tham mưu các giải pháp thực hiện từng chương trình. Các địa phương đã chủ động ban hành các nghị quyết, kế hoạch chỉ đạo, điều hành, tổ chức thực hiện các chương trình với quyết tâm chính trị cao nhất phấn đấu hoàn thành các mục tiêu, nhiệm vụ Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ giao; đồng thời, đã hoàn thành việc kiện toàn, thành lập 01 Ban Chỉ đạo các chương trình mục tiêu quốc gia cấp tỉnh theo quy định tại điểm b khoản 4 Điều 1 Nghị quyết số 24/2021/QH15, Điều 7 Quyết định số 1945/QĐ-TTg ngày 18 tháng 11 năm 2021 của Thủ tướng Chính phủ; ban hành quy chế hoạt động của Ban Chỉ đạo cấp tỉnh và kiện toàn Ban Chỉ đạo cấp huyện, Ban Quản lý cấp xã, Ban gián sát đầu tư cộng đồng, Ban phát triển thôn để phân công, phân cấp, thống nhất công tác chỉ đạo, điều hành và phối hợp trong triển khai thực hiện các chương trình tại các cấp. Về chỉ đạo, điều hành từng chương trình mục tiêu quốc gia Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi: Tại Trung ương, thành lập Văn phòng điều phối và Tổ công tác về Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021-2030 đặt tại Ủy ban Dân tộc để thống nhất đầu mối giúp việc Ban Chỉ đạo Trung ương trong công tác chỉ đạo, điều hành, điều phối thực hiện Chương trình. Tại địa phương, 05/50 địa phương chủ động thành lập Văn phòng điều phối cấp tỉnh, 27/50 địa phương đã thành lập Tổ công tác về Chương trình cấp tỉnh do đồng chí Trưởng Ban Dân tộc làm Tổ trưởng, đặt tại Ban Dân tộc tỉnh để giúp việc cho Ban Chỉ đạo cấp tỉnh trong chỉ đạo, điều hành triển khai thực hiện Chương trình tại địa phương; nhiều địa phương thành lập Tổ công tác về Chương trình cấp huyện (tại địa bàn huyện thuộc phạm vi thực hiện của Chương trình), đặt tại Phòng Dân tộc để giúp việc Ban Chỉ đạo cấp huyện về Chương trình; các địa phương đều phân công công chức, cán bộ chuyên vách, kiêm nhiệm về công tác dân tộc tại cấp xã. Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững: Tại Trung ương, kiện toàn, duy trì Văn phòng quốc gia giảm nghèo, thành lập Tổ công tác về Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vùng giai đoạn 2021-2025 đặt tại Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội để thống nhất đầu mối giúp việc Ban Chỉ đạo Trung ương trong cộng tác chỉ đạo, điều hành, điều phối thực hiện Chương trình. Tại địa phương, 07/63 địa phương kiện toàn, duy trì hoạt động Văn phòng giảm nghèo cấp tỉnh, 1963 địa phương thành lập Tổ công tác về Chương trình cấp tỉnh đặt tại Sở Lao động - Thương binh và Xã hội để giúp việc cho Ban Chỉ đạo cấp tỉnh trong chỉ đạo, điều hành triển khai thực hiện Chương trình tại địa phương; các địa phương thành lập Tổ cùng các cấp huyện (tại địa gần huyện thuộc phạm vi thực hiện của Chương trun) đặt tại Phòng Lao động Thương binh và Xã hội để giúp việc Ban Chỉ đục cấp huyện về Chương trình; 48/63 địa phương bố trí cán bộ làm công tác văn hóa, xã hội (bao gồm công tác giảm nghèo) tại cấp xã. Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng thôn mới: Tại Trung ương, kiện toàn, duy trì Văn phòng điều phối nông thôn mới trung ương, thành lập Tổ công tác về Chương trình mục tiêu quốc gia xây dụng nông thôn mới giai đoạn 2021 2022 đặt tại Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn để thống nhất đầu mối giúp việc Ban Chỉ đạo Trung ương trong công tác chỉ đạo, điều hành, điều phối thực hiện Chương trình. Tại địa phương 50/63 địa phương kiện toàn, duy trì hoạt động Văn phòng điều phối nông thôn mới cấp tỉnh, một số địa phương thành lập Tổ công tác về Chương trình cấp tỉnh đặt tại Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn để giúp việc cho Ban Chỉ đạo cấp tỉnh trong chỉ đạo, điều hành triển khai thực hiện Chương trình tại địa phương, 31/63 địa phương đã rà soát, kiện toàn hoạt động của Văn phong điều phối nông thôn mới cấp huyện để hoàn thiện bộ máy giúp việc Ban Chỉ đạo cấp huyện về Chương trình; 63/63 địa phương bố trí cán bộ làm công tác nông thần mới tại cấp xã. Công tác kiểm tra, thanh tra, kiểm toán, giám sát thực hiện các Chương trình mục tiêu quốc gia Trong năm 2022, Chính phủ đã tổ chức 06 Hội nghị trực tuyến toàn quốc giữa Chính phủ và bộ ngành, địa phương; Thủ tướng Chính phủ và các thành viên Ban Chỉ đạo Trung ương đã tổ chức nhiều đoàn kiểm tra thực địa để tăng cường công tác kiểm tra, đôn đốc tiến độ thực hiện các chương trình. Bên cạnh đó, các cơ quan: Bộ Kế hoạch và Đầu tư, cơ quan chủ chương trình đã chủ động tổ chức các hội nghị, hội thảo, các đoàn công tác, ban hành các văn bản kiểm tra, đôn đốc nắm bắt tình hình và hướng dẫn thực hiện các chương trình. Thông qua công tác kiểm tra, giám sát, Chính phủ, Lãnh đạo Chính phủ và các cơ quan trung ương nắm bắt đầy đủ về thực tiễn triển khai, kịp thời chỉ đạo xử lý vướng mắc, khó khăn, quyết định việc sửa đổi, bổ sung những cơ chế chính sách còn bất cập để tháo gỡ vướng mắc, đẩy nhanh tiến độ thực hiện các chương trình. Tại các địa phương, công tác kiểm tra, đôn đốc, giám sát tiến độ thực hiện các chương trình mục tiêu quốc gia từ cấp tỉnh đến cấp xã được triển khai thường xuyên, có sự phối hợp chặt chẽ giữa các cấp, các ngành thông qua hoạt động của Ban Chỉ đạo cấp tỉnh. Kết quả thực hiện công tác kiểm tra, giám sát đã giúp lãnh đạo các địa phương chủ động xử lý vướng mắc theo thẩm quyền và kịp thời tổng hợp báo cáo Chính phủ những vướng mắc, khó khăn, bất cập, đề xuất giai pháp phù hợp thực tiễn. Năm 2022 là năm đầu triển khai tổ chức thực hiện các chương trình mục tiêu quốc gia giai đoạn 2021-2025, do vậy, các cơ quan trung ương và các địa phương tập trung chủ yếu cho công tác xây dựng, hoàn thiện thể chế chính sách và triển khai các giải pháp tháo gỡ khó khăn, vướng mắc nên chưa tập trung nhiều đến việc thực hiện công tác thanh tra, kiểm toán kết quả thực hiện các chương trình một cách tổng thể. Các hoạt động này chủ yếu được lồng ghép thực hiện trong hoạt động thanh tra, kiểm toán theo kế hoạch, chương trình công tác năm. Trong đó, (1) Kiểm toán Nhà nước chưa thực hiện kiểm toán theo chuyên đề về chương trình mục tiêu quốc gia; chỉ thực hiện kiểm toán việc phân bổ, sử dụng vốn chương trình thông qua kiểm toán việc quản lý, sử dụng ngân sách nhà nước tại các cơ quan, đơn vị các cấp; (2) Thanh tra Bộ Lao động Thương binh và Xã hội đã thực hiện các cuộc thành tra tại một số địa phương về thực hiện chức năng quản lý nhà nước về chính sách hỗ trợ giảm nghèo, qua đó đã làm rõ nhiều thiểu sót trong tổ chức thực hiện; (3) Thanh tra Chính phủ và thanh tra của các cơ quan quản lý ngành, lĩnh vực tại Trung ương chưa thực hiện việc thanh tra chuyên đề về các chương trình mục tiêu quốc gia./.
|
Công Dinh - ipc Kon Tum |
Số lượt xem:562 |