Nhiệm vụ, giải pháp tài chính ngân sách 6 tháng cuối năm 2024
5-7-2024

Nhiệm vụ, giải pháp tài chính ngân sách 6 tháng cuối năm 2024

Vừa qua, Bộ Tài chính có Văn bản số 6833/BTC-NSNN ngày 01/7/2024 gửi Bí thư Tỉnh, Thành ủy; Chủ tịch Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương về nhiệm vụ, giải pháp tài chính ngân sách 6 tháng cuối năm 2024

Theo đó, để hoàn thành cao nhất nhiệm vụ thu - chi ngân sách nhà nước năm 2024 đã được Quốc hội quyết định, Thủ tướng Chính phủ giao của cả Trung ương và địa phương, tạo điều kiện thuận lợi để góp phần hoàn thành các chỉ tiêu phát triển kinh tế - xã hội năm 2024 của cả nước nói chung và của từng địa phương nói riêng; với chức năng, nhiệm vụ được giao, Bộ Tài chính sẽ tiếp tục tham mưu, đề xuất với cấp có thẩm quyền về các chính sách thu để ban hành trong thời gian tới nhằm hỗ trợ chi phí cho doanh nghiệp, người dân trong năm 2024, quản lý chặt chẽ nguồn thu, phẩn đấu tăng thu để bù đắp số thu bị giảm do thực hiện các chính sách hỗ trợ; tăng cường quản lý chi ngân sách chặt chẽ, tiết kiệm, hiệu quả, đặc biệt tiết kiệm triệt để chỉ thường xuyên; sớm hoàn thiện, trình Chính phủ ban hành một số chính sách quản lý tài chính - ngân sách”,... Theo đó, Bộ Tài chính đề nghị đồng chí Bí thư Tỉnh ủy Thành ủy, đồng chí Chủ tịch Ủy ban nhân dân Tinh Thành phố trực thuộc Trung ương tiếp tục lãnh đạo, chỉ đạo cấp ủy, chính quyền các cấp ở địa phương tập trung thực hiện các nhiệm vụ, giải pháp sau: 

Tiếp tục tập trung tháo gỡ khó khăn, đẩy mạnh cải cách thủ tục hành chính, tạo môi trường thuận lợi phát triển sản xuất - kinh doanh, thúc đẩy tăng trưởng kinh tế; chỉ đạo các ngành chức năng của địa phương phối hợp chặt chẽ với cơ quan Tài chính, Thuế, Hải quan, Kho bạc Nhà nước thực hiện đồng bộ các giải pháp, biện pháp quản lý thu, chống thất thu, đảm bảo thu đúng, thu đủ, thu kịp thời các khoản thu phát sinh theo quy định; chống buôn lậu, gian lận thương mại, trốn thuế; xử lý, thu hồi nợ đọng thuế. Trên cơ sở đó, phấn đấu hoàn thành vượt mức cao nhất dự toán thu NSNN năm 2024 (cả ngân sách trung ương và ngân sách địa phương) để có nguồn đáp ứng các nhiệm vụ chi theo dự toán và xử lý các nhiệm vụ đột xuất phát sinh, tạo cơ sở vững chắc cho các năm tới. 

Quyết liệt đẩy mạnh hơn nữa giải ngân vốn đầu tư công, nhất là các công trình, dự án trọng điểm quốc gia, đường cao tốc, liên vùng, ven biển; khắc phục các bất cập để giải ngân nhanh hơn, sử dụng hiệu quả hơn vốn hỗ trợ phát triển chính thức (ODA) và vốn vay ưu đãi nước ngoài; phát huy đầu tư công để kích hoạt, dẫn dắt và thúc đẩy đầu tư tư; thu hút, sử dụng hiệu quả nguồn lực khu vực tư nhân, khu vực nước ngoài theo phương thức đối tác công tư. Triển khai kịp thời, hiệu quả quy hoạch cấp Quốc gia, các quy hoạch Vùng, quy hoạch Tỉnh đã được phê duyệt với các nhiệm vụ, giải pháp, thời hạn hoàn thành cụ thể, bảo đảm dễ thực hiện, dễ theo dõi, dễ kiểm tra, dễ giám sát; tập trung hoàn thành phê duyệt các quy hoạch còn lại. 

Chủ động, quyết liệt đẩy mạnh công tác phối hợp, phát huy trách nhiệm người đứng đầu của các cấp chính quyền, sở, ban, ngành chuyên môn trong việc triển khai thực hiện các Chương trình mục tiêu quốc gia trên địa bàn theo thẩm quyền đã được phân cấp và chức năng, nhiệm vụ được giao tại Nghị quyết số 111/2024/QH15 ngày 18/01/2024 của Quốc hội. Chú trọng ra soát, điều chỉnh, sắp xếp theo thứ tự ưu tiên danh mục các dự án, nội dung thành phần về tính khả thi, hiệu quả, khả năng giải ngân để đầu tư, hỗ trợ có trọng tâm, trọng điểm, bảo đảm thực hiện nhanh chóng, tiết kiệm, hiệu quả; tránh dàn trải, manh mún. 

Tăng cường kỷ luật, kỷ cương trong lĩnh vực tài chính - ngân sách; tăng cường các biện pháp quản lý, điều hành giá theo Công điện số 61/CĐ-TTg ngày 22/6/2024 của Thủ tướng Chính phủ. Quản lý chi ngân sách địa phương theo đúng chế độ quy định, trong phạm vi dự toán được giao, đảm bảo chặt chẽ, tiết kiệm, hiệu quả. Triệt để tiết kiệm chi thường xuyên, cắt giảm các nhiệm vụ chi chưa thực sự cần thiết. Đảm bảo chi trả kịp thời, đầy đủ các chính sách, chế độ an sinh xã hội, xóa đói giảm nghèo. Phấn đấu tăng thu ngân sách, các nguồn thu sự nghiệp để tạo nguồn thực hiện cải cách tiền lương và thực hiện các chính sách Nhà nước đã ban hành, giảm yêu cầu hỗ trợ từ ngân sách trung ương. Tập trung đảm bảo nguồn lực thực hiện chính sách cải cách tiền lương theo Nghị quyết số 27NQ/TW của Hội nghị Trung ương 7 khóa XII từ ngày 01/7/2024 và các chính sách an sinh xã hội gắn với tiền lương. Các địa phương chủ động sử dụng dự phòng, dự trữ và các nguồn lực hợp pháp của địa phương để xử lý các nhiệm vụ chi phòng, chống khắc phục hậu quả thiên tai, dịch bệnh và các nhiệm vụ chi đột xuất, cấp bách phát sinh theo quy định. 

Chuẩn bị tốt các điều kiện và tổ chức xây dựng kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội và dự toán ngân sách nhà nước năm 2025 và kế hoạch tài chính ngân sách nhà nước 03 năm 2025-2027, kế hoạch tài chính 05 năm giai đoạn 20262030 ở địa phương bám sát các yêu cầu, nội dung chủ yếu tại các Chỉ thị của Thủ tướng Chính phủ và hướng dẫn của Bộ Tài chính./.

 

 

Diễm Hằng - ipckontum  
Số lượt xem:134