Chỉ đạo, điều hành của UBND tỉnh, Chủ tịch UBND tỉnh nổi bật từ ngày 22 - 26/7/2024
29-7-2024

Chỉ đạo, điều hành của UBND tỉnh, Chủ tịch UBND tỉnh nổi bật từ ngày 22 - 26/7/2024

Triển khai nhiệm vụ, giải pháp tài chính ngân sách 6 tháng cuối năm 2024; Chỉ đạo phối hợp ngăn chặn hoạt động mua, bán tài khoản thanh toán của học sinh, sinh viên; Bãi bỏ và sửa đổi, bổ sung Quyết định thành lập Quỹ Bảo trợ nạn nhân chất độc da cam do chiến tranh ở Việt Nam của tỉnh; Chỉ đạo chủ động ứng phó mưa lũ, sạt lở đất; Tăng cường phòng ngừa, phát hiện, xử lý hoạt động “tín dụng đen”; Ban hành định mức KTKT dịch vụ sự nghiệp công sử dụng NSNN về bồi dưỡng cán bộ, công chức; Quy chế phối hợp quản lý nhà nước về ATTP trên địa bàn tỉnh; Tăng cường công tác phòng, chống dịch bệnh mùa hè 2024; Công bố Tập hệ thống hóa văn bản QPPL do HĐND, UBND tỉnh ban hành còn hiệu lực trong kỳ 2019-2023; Tăng cường công tác kiểm tra, kiểm soát hoạt động dịch vụ “lái xe hộ”... là những chỉ đạo, điều hành nổi bật của UBND tỉnh, Chủ tịch UBND tỉnh từ ngày 22 - 26/7/2024. 

Triển khai nhiệm vụ, giải pháp tài chính ngân sách 6 tháng cuối năm 2024

Tại Công văn số 2590/UBND-KTTH ngày 22/7, UBND tỉnh yêu cầu các cơ quan, đơn vị, địa phương tăng cường quản lý thu; chống thất thu thuế, quyết liệt thu hồi nợ đọng thuế; đảm bảo thu đúng, đủ, kịp thời các khoản thuế, phí, lệ phí và thu khác vào ngân sách nhà nước; Cơ cấu, sắp xếp lại nhiệm vụ chi cho phù hợp, ưu tiên những nhiệm vụ cấp thiết, mang tính đột phá; Điều hành chi ngân sách theo tiến độ thực hiện nguồn thu, chủ động cắt giảm, giãn tiến độ khi thu không đạt dự toán. Quản lý chi ngân sách theo đúng chế độ quy định, trong phạm vi dự toán được giao, đảm bảo chặt chẽ, tiết kiệm, hiệu quả. Triệt để tiết kiệm chi thường xuyên, cắt giảm các nhiệm vụ chi chưa thực sự cần thiết. 

Kịp thời xử lý khó khăn, vướng mắc để giải ngân nhanh, sử dụng hiệu quả hơn vốn hỗ trợ phát triển chính thức (ODA) và vốn vay ưu đãi nước ngoài; thu hút, sử dụng hiệu quả nguồn lực khu vực tư nhân, khu vực nước ngoài theo phương thức đối tác công tư. Triển khai kịp thời, các quy hoạch đã được phê duyệt với các nhiệm vụ, giải pháp, thời hạn hoàn thành cụ thể, tập trung hoàn thành phê duyệt các quy hoạch còn lại. 

Chỉ đạo phối hợp ngăn chặn hoạt động mua, bán tài khoản thanh toán của học sinh, sinh viên 

Triển khai ý kiến của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, tại Công văn số 2597/UBND-KTTH ngày 22/7, Chủ tịch UBND tỉnh giao các cơ quan liên quan tổ chức tuyên truyền, phổ biến đến cán bộ quản lý, giáo viên quán triệt, thông tin kịp thời đến học sinh, sinh viên trên địa bàn tỉnh nắm rõ phương thức, thủ đoạn của loại tội phạm công nghệ cao, tội phạm lừa đảo chiếm đoạt tài sản trên không gian mạng. 

Tăng cường giáo dục pháp luật, thông tin các hành vi bị cấm trong hoạt động mở, sử dụng tài khoản thanh toán và quy định xử phạt vi phạm hành chính nhằm nâng cao nhận thức về tuân thủ pháp luật cho học sinh, sinh viên về mối nguy hại và hậu quả của việc trao đổi, mua bán, công khai hóa thông tin về tài khoản ngân hàng. Tuyên truyền, vận động các em tích cực tham gia tố giác tội phạm khi bị các đối tượng xấu dụ dỗ, lôi kéo mua, bán thông tin cá nhân, tài khoản ngân hàng để cơ quan chức năng kịp thời xử lý. 

Cảnh báo người dân và các tổ chức, cá nhân về các phương thức, thủ đoạn của đối tượng tội phạm. Khuyến cáo người dân cần cảnh giác trong việc mở, sử dụng, quản lý tài khoản thanh toán, thẻ ngân hàng, giấy tờ tùy thân; không thực hiện các hành vi mua bán, trao đổi, cho tặng, cho mượn, cho thuê tài khoản thanh toán, thẻ ngân hàng, giấy tờ tùy thân... 

Triển khai quyết liệt các biện pháp nghiệp vụ tăng cường công tác nắm tình hình, chủ động phòng ngừa, đấu tranh, xử lý các hành vi liên quan đến tội phạm công nghệ cao, tội phạm lừa đảo chiếm đoạt tài sản trên không gian mạng; thực hiện tốt công tác tiếp nhận, giải quyết tố giác, tin báo tội phạm, kiến nghị khởi tố... 

Bãi bỏ và sửa đổi, bổ sung Quyết định thành lập Quỹ Bảo trợ nạn nhân chất độc da cam do chiến tranh ở Việt Nam của tỉnh 

Tại Quyết định số 39/2024/QĐ-UBND ngày 22/7, UBND tỉnh bãi bỏ Điều 2, Điều 3 và sửa đổi, bổ sung Điều 4 Quyết định số 03/2000/QĐ-UB ngày 03/3/2000 của UBND tỉnh về việc thành lập Quỹ Bảo trợ nạn nhân chất độc da cam do chiến tranh ở Việt Nam tỉnh Kon Tum. 

Quyết định có hiệu lực kể từ ngày 01/8/2024. 

Chỉ đạo chủ động ứng phó mưa lũ, sạt lở đất 

Tại Công điện số 02/CĐ-UBND ngày 22/7, Chủ tịch UBND tỉnh yêu cầu Chủ tịch UBND các huyện, thành phố theo dõi chặt chẽ bản tin dự báo, cảnh báo về mưa lớn, ngập lụt, lũ quét, sạt lở đất, thông tin kịp thời, đầy đủ đến các cấp chính quyền, tổ chức, cá nhân, người dân biết để chủ động phòng tránh, ứng phó, giảm thiểu thiệt hại. 

Kiểm tra, rà soát các khu dân cư, trường học, cơ sở y tế, trụ sở cơ quan ven sông, suối, khu vực thấp trũng, khu vực sườn dốc để kịp thời phát hiện khu vực có nguy cơ xảy ra sạt lở khi mưa lớn; kiên quyết tổ chức di dời hoặc có phương án chủ động chống sạt lở, sơ tán khi có tình huống xấu nhằm bảo đảm an toàn tính mạng, hạn chế thiệt hại về tài sản cho người dân và cơ sở hạ tầng. 

Tổ chức kiểm tra, rà soát, cắm biển cảnh báo khu vực nguy hiểm, khu ngập sâu, sạt lở đất, lũ quét, các khu vực có nguy cơ mất an toàn; tổ chức lực lượng canh gác, kiểm soát chặt chẽ người và phương tiện qua các ngầm, tràn, khu vực ngập sâu, nước chảy xiết, đã xảy ra sạt lở hoặc có nguy cơ xảy ra sạt lở, kiên quyết không cho người và phương tiện qua lại nếu không bảo đảm an toàn; chủ động chỉ đạo triển khai công tác đảm bảo an toàn cho giáo viên, học sinh, cơ sở giáo dục tại các khu vực xảy ra ngập lụt. 

Kiểm tra công tác bảo đảm an toàn tại các công trường đang xây dựng, nhất là các công trình xây dựng ở khu dân cư ven sông, suối, sườn dốc; đình chỉ việc xây dựng công trình nếu không bảo đảm an toàn hoặc có nguy cơ gây sạt lở, ảnh hưởng đến dòng chảy, thoát lũ. 

Thường xuyên kiểm tra, đôn đốc và đề nghị các đơn vị chủ đập, hồ chứa thủy điện, thủy lợi trên địa bàn thực hiện nghiêm các quy định về quản lý vận hành an toàn đập, hồ chứa và chủ động sẵn sàng ứng phó với các tình huống khẩn cấp do sự cố thiên tai gây ra, nhất là sự cố về động đất, sạt lở và bão lụt. 

Chuẩn bị đầy đủ các điều kiện về cơ sở vật chất, thiết bị, vật tư, nhân lực theo phương châm 4 tại chỗ để phục vụ cho công tác phòng, chống thiên tai và ứng cứu khi có sự cố thiên tai xảy ra; dự trữ lương thực, nhu yếu phẩm để chủ động đề phòng mưa lũ, sạt lở đất gây chia cắt; sẵn sàng triển khai các biện pháp tiêu úng, bảo vệ sản xuất; thu hoạch sớm sản phẩm đến kỳ thu hoạch; chủ động phòng chống ngập úng khu vực thành phố Kon Tum. 

Tăng cường công tác thông tin tuyên truyền, hướng dẫn người dân chủ động thực hiện các biện pháp tự bảo đảm an toàn khi xảy ra mưa lũ, ngập lụt; chỉ đạo quyết liệt việc nghiêm cấm người dân vớt củi, đánh bắt cá trên sông, suối, hồ đập khi có mưa lũ, vùng ngập sâu, nước chảy xiết... 

Tăng cường phòng ngừa, phát hiện, xử lý hoạt động “tín dụng đen” 

Ngày 25/7, UBND tỉnh ban hành Công văn số 2639/UBND-NC chỉ đạo các cơ quan, đơn vị, địa phương tăng cường phòng ngừa, phát hiện, xử lý hoạt động “tín dụng đen” trên địa bàn tỉnh. 

Theo đó, yêu cầu các cơ quan, đơn vị, địa phương tăng cường công tác phòng ngừa, phát hiện, xử lý hoạt động “tín dụng đen” theo chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ và UBND tỉnh. Tăng cường công tác tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật liên quan đến hoạt động “tín dụng đen” đến Nhân dân trên địa bàn tỉnh; cập nhật, thông báo trên các phương tiện thông tin đại chúng về phương thức, thủ đoạn hoạt động của các đối tượng tội phạm liên quan như lừa đảo, lạm dụng tín nhiệm, cho vay lãi nặng... nhằm nâng cao ý thức phòng ngừa và trách nhiệm trong việc phát hiện, tố giác, hỗ trợ lực lượng chức năng điều tra, xử lý các đối tượng phạm tội; tháo gỡ, xóa bỏ các quảng cáo, rao vặt liên quan đến kinh doanh tài chính, cho vay lãi nặng... 

Triển khai các giải pháp tín dụng để hỗ trợ người dân có nhu cầu vay vốn chính đáng; kịp thời phát hiện từ sớm các mâu thuẫn, vụ việc liên quan từ vay nợ, đòi nợ, “tín dụng đen” trên địa bàn cơ sở để kịp thời xử lý và phòng ngừa tội phạm; nắm, quản lý những người có biểu hiện quẫn bách tài chính, nợ nần, vay lãi nặng có nguy cơ cao phạm tội để thực hiện các biện pháp phòng ngừa. 

Tiếp tục tấn công, trấn áp tội phạm và vi phạm pháp luật liên quan đến “tín dụng đen”, đẩy mạnh đấu tranh, triệt phá các nhóm đối tượng, đối tượng nghi vấn hoạt động “tín dụng đen”. Thực hiện nghiêm công tác chấp hành pháp luật trong giải quyết các vụ án, vụ việc liên quan “tín dụng đen”, đẩy nhanh tiến độ điều tra, sớm kết luận đề nghị truy tố các đối tượng trong các vụ án liên quan đến hoạt động “tín dụng đen” để răn đe tội phạm... 

Ban hành định mức KTKT dịch vụ sự nghiệp công sử dụng NSNN về bồi dưỡng cán bộ, công chức 

Tại Quyết định số 40/2024/QĐ-UBND ngày 25/7, UBND tỉnh ban hành Quy định một số định mức KTKT dịch vụ sự nghiệp công sử dụng NSNN thuộc lĩnh vực Nội vụ về bồi dưỡng cán bộ, công chức trên địa bàn tỉnh Kon Tum, gồm: Định mức KTKT dịch vụ bồi dưỡng kiến thức, kỹ năng quản lý nhà nước theo tiêu chuẩn ngạch chuyên viên chính và tương đương; Định mức KTKT dịch vụ bồi dưỡng kiến thức, kỹ năng quản lý nhà nước theo tiêu chuẩn ngạch chuyên viên và tương đương; Định mức KTKT dịch vụ bồi dưỡng kiến thức, kỹ năng theo yêu cầu vị trí việc làm đối với lãnh đạo, quản lý cấp phòng và tương đương; Định mức KTKT dịch vụ bồi dưỡng kiến thức, kỹ năng theo yêu cầu vị trí việc làm tiêu chuẩn chức vụ, chức danh cán bộ, công chức cấp xã; Định mức KTKT dịch vụ bồi dưỡng kiến thức, kỹ năng theo yêu cầu vị trí việc làm chuyên môn, nghiệp vụ. 

Các định mức KTKT này là cơ sở để cơ quan có thẩm quyền xây dựng, phê duyệt đơn giá, giá dịch vụ sự nghiệp công sử dụng ngân sách nhà nước thuộc lĩnh vực Nội vụ về bồi dưỡng cán bộ, công chức trên địa bàn tỉnh theo quy định. 

Quy chế phối hợp quản lý nhà nước về an toàn thực phẩm trên địa bàn tỉnh 

Tại Quyết định số 41/2024/QĐ-UBND ngày 25/7, UBND tỉnh ban hành Quy chế phối hợp quản lý nhà nước về an toàn thực phẩm trên địa bàn tỉnh nhằm tăng cường trách nhiệm và sự phối hợp giữa các cơ quan liên quan; thống nhất sự chỉ đạo từ tuyến tỉnh đến tuyến huyện, tuyến xã để nâng cao chất lượng và hiệu quả của công tác quản lý nhà nước về an toàn thực phẩm. 

Theo đó, công tác phối hợp được thực hiện trên nguyên tắc: Bảo đảm phù hợp với các văn bản pháp luật có liên quan; Chấp hành sự chỉ đạo trực tiếp của UBND  tỉnh và các Bộ, ngành Trung ương; Thống nhất tham mưu, giúp UBND tỉnh quản lý nhà nước về an toàn thực phẩm trên địa bàn tỉnh, tránh hình thức, chồng chéo, bỏ trống nhiệm vụ làm ảnh hưởng đến hiệu quả công tác an toàn thực phẩm. 

Bảo đảm việc quản lý xuyên suốt toàn bộ quá trình sản xuất, kinh doanh thực phẩm; Phối hợp chặt chẽ giữa các cơ quan, đơn vị có chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn trong công tác tham mưu, giúp UBND tỉnh quản lý nhà nước về an toàn thực phẩm trên địa bàn tỉnh. 

Bảo đảm nguyên tắc một cửa, một sản phẩm, một cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm chỉ chịu sự quản lý của một cơ quan tham mưu, giúp UBND tỉnh quản lý nhà nước về an toàn thực phẩm; Bảo đảm tính khoa học, đầy đủ và khả thi. 

Theo Quy chế: Đối với cơ sở sản xuất nhiều loại sản phẩm thực phẩm thuộc thẩm quyền quản lý của từ 2 cơ quan quản lý chuyên ngành trở lên thì cơ quan quản lý sản phẩm có sản lượng lớn nhất trong các sản phẩm của cơ sở sản xuất là cơ quan quản lý; Đối với cơ sở không thực hiện công đoạn sản xuất nhưng kinh doanh nhiều loại sản phẩm thực phẩm thuộc thẩm quyền quản lý của từ 2 cơ quan quản lý chuyên ngành trở lên do ngành Công Thương quản lý (trừ trường hợp là chợ đầu mối, đấu giá nông sản); Đối với cơ sở vừa sản xuất vừa kinh doanh nhiều loại sản phẩm thuộc thẩm quyền quản lý của từ 2 cơ quan quản lý chuyên ngành trở lên thì tổ chức, cá nhân có quyền lựa chọn cơ quan quản lý chuyên ngành về an toàn thực phẩm để thực hiện các thủ tục hành chính. 

Tăng cường công tác phòng, chống dịch bệnh mùa hè 2024 

Để chủ động và tăng cường công tác phòng, chống dịch bệnh truyền nhiễm mùa hè năm 2024, tại Công văn số 2659/UBND-KGVX ngày 26/7, UBND tỉnh yêu cầu các cơ quan liên quan và UBND các huyện, thành phố tăng cường chỉ đạo, tổ chức các đoàn kiểm tra, giám sát, đôn đốc các địa phương, đơn vị trong việc thực hiện công tác phòng, chống dịch bệnh trên địa bàn. 

Tăng cường triển khai tiêm chủng thường xuyên cho các đối tượng thuộc Chương trình tiêm chủng mở rộng đảm bảo kịp thời, an toàn, hiệu quả; rà soát, tổ chức tiêm bù, tiêm vét cho những đối tượng chưa được tiêm vắc xin phòng bệnh, chưa tiêm đủ mũi; vận động các gia đình đưa trẻ em đi tiêm chủng vắc xin đầy đủ, đúng lịch và khuyến khích việc tiêm vắc xin phòng bệnh đối với phụ nữ mang thai. 

Đẩy mạnh truyền thông giáo dục sức khoẻ, tổ chức các chiến dịch tuyên truyền vệ sinh cá nhân và vệ sinh nơi sinh hoạt, tuyên truyền về các biện pháp phòng, chống dịch bệnh mùa hè; xây dựng các sản phẩm, thông điệp truyền thông về các biện pháp phòng bệnh phù hợp và tổ chức bằng nhiều hình thức theo hướng dẫn, chỉ đạo của Bộ Y tế. 

Công bố Tập hệ thống hóa văn bản quy phạm pháp luật do HĐND, UBND tỉnh ban hành còn hiệu lực trong kỳ hệ thống hóa 2019-2023 

Ngày 26/7, Chủ tịch UBND tỉnh ban hành Quyết định số 438/QĐ-UBND công bố Tập hệ thống hóa văn bản quy phạm pháp luật do HĐND, UBND tỉnh Kon Tum ban hành còn hiệu lực trong kỳ hệ thống hóa 2019-2023. 

Theo đó, trong kỳ hệ thống hóa 2019-2023, có 830 văn bản quy phạm pháp luật do HĐND, UBND tỉnh Kon Tum ban hành còn hiệu lực thi hành (gồm: 269 Nghị quyết của HĐND tỉnh; 503 Quyết định và 58 Chỉ thị của UBND tỉnh). 

Quyết định được công bố công khai trên Cổng thông tin điện tử tỉnh, trang thông tin điện tử Sở Tư pháp, trang thông tin điện tử UBND các huyện, thành phố và đăng trên Công báo tỉnh Kon Tum.

 

 

Thị Hạnh - Ipckontum  
Số lượt xem:111