banner
Thứ 5, ngày 19 tháng 9 năm 2024
Các giải pháp để giải ngân cao nhất vốn các chương trình mục tiêu quốc gia
15-3-2023

Trên địa bàn tỉnh hiện đang triển khai 3 chương trình MTQG: Chương trình MTQG xây dựng nông thôn mới; Chương trình MTQG phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số (ĐBDTTS) và miền núi; Chương trình MTQG giảm nghèo bền vững. 

Thực hiện các chương trình MTQG giai đoạn 2021-2025, tỉnh Kon Tum đã sớm hoàn thành công tác thành lập Ban Chỉ đạo các chương trình MTQG cấp tỉnh, cấp huyện, thành lập 03 Tổ công tác của các chương trình mục tiêu quốc gia; tiếp tục duy trì Văn phòng điều phối nông thôn mới các cấp. Ở cấp xã, các địa phương đã cơ bản hoàn thành công tác kiện toàn Ban quản lý xã, Ban giám sát của cộng đồng xã, Ban phát triển thôn. 

Công tác hoàn thiện cơ chế, chính sách quản lý, tổ chức thực hiện các chương trình được tỉnh chú trọng và chủ động triển khai; Tỉnh ủy, Ban Thường vụ Tỉnh ủy đã ban hành Nghị quyết “về lãnh đạo thực hiện các chương trình MTQG trên địa bàn tỉnh Kon Tum”, Chỉ thị “về tăng cường sự lãnh đạo của cấp ủy các cấp đối với việc xây dựng thôn (làng) nông thôn mới ở vùng ĐBDTTS”; HĐND tỉnh ban hành 19 Nghị quyết (trong đó có 13 Nghị quyết QPPL), UBND tỉnh ban hành trên 40 Quyết định, Chỉ thị, Kế hoạch,... cụ thể hóa, triển khai các cơ chế quản lý, tổ chức thực hiện các chương trình. Đến nay các cơ chế, chính sách về quản lý, tổ chức thực hiện các chương trình đã được tỉnh ban hành cơ bản đầy đủ, kịp thời. 

Đồng thời, phân bổ, giao kế hoạch đầu tư công trung hạn giai đoạn 2021-2025, giao dự toán ngân sách trung ương, vốn đối ứng ngân sách địa phương và mục tiêu, nhiệm vụ năm 2022, 2023 cho các sở, ngành và địa phương thực hiện 03 chương trình MTQG đảm bảo theo yêu cầu, tiến độ của trung ương.

 

Tổng vốn đầu tư phát triển từ nguồn ngân sách trung ương giai đoạn 2021-2025 phân bổ, giao cho các đơn vị, địa phương thực hiện 3 chương trình MTQG là trên 2.752 tỷ đồng; trong đó, Chương trình MTQG phát triển kinh tế - xã hội vùng ĐBDTTS và miền núi trên 1.728 tỷ đồng, Chương trình MTQG giảm nghèo bền vững gần 638 tỷ đồng, Chương trình MTQG xây dựng nông thôn mới gần 387 tỷ đồng. Ngân sách địa phương đối ứng trên 623 tỷ đồng, đảm bảo theo tỷ lệ đối ứng từng Chương trình theo quy định của Thủ tướng Chính phủ. 

Tính đến cuối tháng 2/2023, giải ngân kế hoạch năm 2022 đạt 456,127 tỷ đồng, đạt 50,77% dự toán Trung ương giao; giải ngân kế hoạch năm 2023 đạt 39,586 tỷ đồng, đạt 3,18% dự toán Trung ương giao. UBND tỉnh đã chỉ đạo các đơn vị, địa phương xây dựng lộ trình triển khai kế hoạch vốn ngân sách Trung ương, phấn đấu thực hiện giải ngân kế hoạch vốn với tỷ lệ cao nhất. 

Với sự nỗ lực, đồng lòng, quyết tâm của các cấp ủy, chính quyền và Nhân dân trong thực hiện xây dựng nông thôn mới và giảm nghèo bền vững; đến nay, toàn tỉnh đã có 42/85 xã đạt chuẩn 19/19 tiêu chí; trong đó có 36 xã được công nhận đạt chuẩn nông thôn mới, số tiêu chí đạt chuẩn bình quân trên xã đến nay là 15,82 tiêu chí; có 04 xã đạt chuẩn xã nông thôn mới nâng cao, 07 thôn đạt chuẩn khu dân cư nông thôn mới kiểu mẫu, 19 thôn thuộc xã đặc biệt khó khăn, xã biên giới đạt chuẩn thôn nông thôn mới. 

Thực hiện Chương trình MTQG phát triển kinh tế - xã hội vùng ĐBDTTS  và miền núi, giai đoạn 2021-2025, tỉnh Kon Tum phấn đấu giảm tỷ lệ hộ nghèo hàng năm vùng ĐBDTTS  và miền núi là 4%; trên 26 xã (trên 50%) ra khỏi địa bàn đặc biệt khó khăn; 21 thôn (tỷ lệ 50%) ra khỏi địa bàn đặc biệt khó khăn. 

Đối với Chương trình MTQG giảm nghèo bền vững, tính đến cuối năm 2022, theo chuẩn nghèo đa chiều giai đoạn 2022-2025, tỷ lệ hộ nghèo toàn tỉnh là 15.943 hộ, chiếm tỷ lệ 10,86% so với tổng số hộ dân toàn tỉnh; tổng số hộ thoát nghèo trong 6.781 hộ, tương ứng tỷ lệ giảm hộ nghèo là 4,46% đạt 111,5% so với kế hoạch. 

Phấn đấu, trong năm 2023, giảm 4% tỷ lệ hộ nghèo, trong đó giảm tỷ lệ hộ nghèo tại các huyện nghèo từ 6 đến 8%; Phấn đấu tỷ lệ xã đạt chuẩn nông thôn mới năm 2023 là 56,5% (trong đó, tỷ lệ xã nông thôn mới nâng cao 27,1% và tỷ lệ xã đạt nông thôn mới kiểu mẫu 8,3%), có 01 đơn vị cấp huyện được công nhận đạt chuẩn hoặc hoàn thành nhiệm vụ xây dựng nông thôn mới. 

Tổng nguồn lực thực hiện các chương trình MTQG năm 2023 dự kiến khoảng 2.285,109 tỷ đồng (NSTW 1.243,102 tỷ đồng và NSĐP bố trí đối ứng, lồng ghép khoảng 248,807 tỷ đồng) và vốn tín dụng, huy động, lồng ghép khác dự kiến khoảng 793,2 tỷ đồng. Để đạt mục tiêu đề ra, UBND tỉnh đã chỉ đạo các ngành, địa phương đồng loạt triển khai một số nhiệm vụ, giải pháp trọng tâm như: Đẩy mạnh công tác tuyên truyền nâng cao nhận thức, trách nhiệm của các cấp ủy, tổ chức đảng, các cơ quan, tổ chức và Nhân dân trong thực hiện chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước về công tác giảm nghèo bền vững, xây dựng nông thôn mới và phát triển kinh tế - xã hội vùng ĐBDTTS và miền núi; nâng cao chất lượng các phong trào thi đua, cuộc vận động về giảm nghèo bền vững, xây dựng nông thôn mới, phát triển kinh tế - xã hội vùng ĐBDTTS và miền núi. 

Tập trung đẩy nhanh tiến độ hoàn thành việc xây dựng, ban hành hoặc trình ban hành theo thẩm quyền các văn bản chỉ đạo, điều hành và hướng dẫn thực hiện các chương trình mục tiêu quốc gia. 

Triển khai hiệu quả các nội dung, nhiệm vụ của các chương trình MTQGgiai đoạn 2021-2025. Phấn đấu thực hiện đạt và vượt các mục tiêu, chỉ tiêu thực hiện các chương trình năm 2023; chỉ đạo các đơn vị, địa phương khẩn trương hoàn thành thủ tục đầu tư các dự án, phê duyệt dự toán chi tiết, đẩy mạnh giải ngân kế hoạch vốn năm 2022, 2023 đã được bố trí, sử dụng vốn hiệu quả, tập trung. 

Rà soát, cân đối bố trí đủ nguồn vốn đối ứng từ ngân sách địa phương theo quy định, huy động hiệu quả các nguồn lực hợp pháp khác ngoài ngân sách để thực hiện các chương trình mục tiêu quốc gia. Tổ chức thực hiện có hiệu quả các chính sách tín dụng phục vụ phát triển nông nghiệp, nông thôn, giảm nghèo bền vững, phát triển kinh tế - xã hội vùng ĐBDTTS  và miền núi. 

Tăng cường công tác kiểm tra, giám sát, đôn đốc thực hiện các chương trình thông qua hoạt động chỉ đạo điều hành của Ban Chỉ đạo các cấp để kịp thời nắm bắt những khó khăn, vướng mắc, đề xuất giải pháp xử lý. 

Phát huy vai trò của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, các tổ chức đoàn thể các cấp, vai trò chủ thể của người dân trong giám sát, phản biện, triển khai thực hiện các chương trình mục tiêu quốc gia.

 

Diễm Hằng - ipckontum
Số lượt xem:405

0 người đã bình chọn. Trung bình 0
line_weight BÀI VIẾT LIÊN QUAN:
TRUNG TÂM XÚC TIẾN ĐẦU TƯ VÀ HỖ TRỢ KHỞI NGHIỆP TỈNH KON TUM
Địa chỉ: 12 đường Nguyễn Viết Xuân, thành phố Kon Tum, tỉnh Kon Tum; Phone:02603910260 - Fax:02603913436 ; Email: ttxtdt.skhdt@kontum.gov.vn.
Chịu trách nhiệm nội dung: Ông Lê Công Dinh - Giám đốc Trung tâm xúc tiến đầu tư và hỗ trợ khởi nghiệp tỉnh.
 

Chung nhan Tin Nhiem Mang IPV6 Ready

4467715 Tổng số người truy cập: 86 Số người online:
TNC Phát triển: