banner
Chủ nhật, ngày 19 tháng 5 năm 2024
Sơ kết Đề án"Hỗ trợ phụ nữ khởi nghiệp giai đoạn 2017 - 2025" trên địa bàn tỉnh (giai đoạn 2017-2020)
1-2-2021

Sơ kết Đề án"Hỗ trợ phụ nữ khởi nghiệp giai đoạn 2017 - 2025" trên địa bàn tỉnh (giai đoạn 2017-2020)

CT

     Ngày 01/02, Ủy ban nhân dân tỉnh đã có Báo cáo số 25/BC-UBND về việc Ban hành Sơ kết Đề án"Hỗ trợ phụ nữ khởi nghiệp giai đoạn 2017 - 2025" trên địa bàn tỉnh (giai đoạn 2017-2020).

     Theo đó, Ban hành Sơ kết Đề án"Hỗ trợ phụ nữ khởi nghiệp giai đoạn 2017 - 2025" trên địa bàn tỉnh (giai đoạn 2017-2020) như sau:

     Căn cứ kế hoạch, hướng dẫn triển khai Đề án 939 của Trung ương, Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam và Kế hoạch của Ủy ban nhân dân tỉnh, với trách nhiệm là cơ quan Thường trực triển khai thực hiện Đề án, Hội Liên hiệp Phụ nữ tỉnh đã ban hành kế hoạch hằng năm và các kế hoạch chuyên đề triển khai Đề án, đồng thời chỉ đạo, hướng dẫn Hội Liên hiệp phụ nữ các huyện, thành phố triển khai thực hiện Đề án 939 ở địa phương.   

  

Ảnh minh họa

       Hàng năm, Hội Liên hiệp Phụ nữ tỉnh giao chỉ tiêu cụ thể thực hiện các mục tiêu của Đề án trong nội dung giao ước thi đua cho Hội Liên hiệp Phụ nữ các huyện, thành phố; tổ chức kiểm tra, giám sát việc triển khai các hoạt động của Đề án 939 lồng ghép với kiểm tra công tác Hội theo định kỳ tại các địa phương, cơ sở.

     Cùng với nguồn kinh phí được Ủy ban nhân dân tỉnh cấp, Hội Liên hiệp phụ nữ tỉnh đã chủ động phối hợp với các cơ quan, doanh nghiệp trong và ngoài tỉnh, các chương trình, dự án tại địa phương để huy động nguồn lực hỗ trợ triển khai Đề án 939 trên địa bàn tỉnh. Kinh phí thực hiện Đề án: Các cấp Hội triển khai Đề án chủ yếu lồng ghép với các hoạt động, chương trình của Hội, nguồn xã hội hóa do các cấp Hội vận động từ các tổ chức, cá nhân trong và ngoài tỉnh; từ năm 2018 đến năm 2020, Ủy ban nhân dân tỉnh phân bổ kinh phí triển khai Đề án cho Hội Liên hiệp phụ nữ tỉnh 706,35 triệu đồng; một số địa phương đã phân bổ kinh phí cho Hội Liên hiệp Phụ nữ cùng cấp với tổng kinh phí là 108 triệu đồng.

     Đã có 64 dự án, ý tưởng của phụ nữ tham gia khởi sự kinh doanh và khởi nghiệp, trong đó có 30 ý tưởng được hỗ trợ hiện thực hóa; 56 tổ hợp tác/tổ liên kết, 02 hợp tác xã, 01 Câu lạc bộ nữ chủ Doanh nghiệp; 02 gian hàng tiêu thụ sản phẩm từ các mô hình khởi nghiệp do phụ nữ quản lý được thành lập; 06 mô hình điểm tuyên truyền về khởi nghiệp tại cộng đồng.

     Đã mở chuyên mục “Phụ nữ khởi nghiệp” trên Trang thông tin điện tử và Tờ thông tin Phụ nữ Kon Tum; tuyên truyền đậm nét trên các trang mạng xã hội như: Zalo, Facebook của Hội Liên hiệp Phụ nữ với hàng trăm lượt tin, bài, thu hút trên 10.000 lượt truy cập; thường xuyên đăng, phát tin, bài về các hoạt động hỗ trợ phụ nữ khởi nghiệp của các cấp Hội; tuyên truyền về Đề án và các hoạt động hỗ trợ phụ nữ khởi nghiệp của địa phương. Trong 3 năm triển khai Đề án, đã có 167 gương điển hình phụ nữ làm kinh kế giỏi, khởi nghiệp và khởi sự kinh doanh được biểu dương, tuyên truyền.

     Thông qua tổ chức các sự kiện cấp tỉnh như: Ngày Phụ nữ khởi nghiệp hàng năm, Cuộc thi viết ý tưởng khởi nghiệp, sự kiện đối thoại và truyền thông chính sách hỗ trợ phụ nữ dân tộc thiểu số khởi nghiệp, các hoạt động tập huấn cùng nhiều hoạt động của các cấp Hội: tổ chức tuyên truyền trực tiếp đến gần 1.000 lượt cán bộ Hội chuyên trách các cấp và cán bộ các Sở, ban, ngành tham gia triển khai Đề án hỗ trợ phụ nữ khởi nghiệp của tỉnh; hàng chục ngàn lượt hội viên, phụ nữ được truyền thông các thông tin, kiến thức về khởi nghiệp, khởi sự kinh doanh; các chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước, của địa phương hỗ trợ cho phụ nữ khởi nghiệp, khởi sự kinh doanh.

     Các cấp Hội đã kết nối với doanh nghiệp ngoài tỉnh ký kết hợp đồng sản xuất và tiêu thụ sản phẩm cho 05 tổ hợp tác/tổ liên kết do phụ nữ thành lập; tổ chức và tham gia nhiều sự kiện quảng bá, giới thiệu các sản phẩm khởi nghiệp của hội viên phụ nữ.

     Một số địa phương đã bố trí gian hàng giới thiệu, kết nối tiêu thụ sản phẩm của phụ nữ, người dân trên địa bàn huyện sản xuất; tổ chức phiên chợ nông sản để hỗ trợ kinh phí thuê gian hàng cho các người dân tham gia hội chợ, phiên chợ nông nghiệp với số tiền hỗ trợ 120 triệu đồng; tổ chức gặp mặt 4 Nhà (Nhà nước - Nhà nông - Nhà khoa học - Doanh nghiệp) và khuyến khích các doanh nghiệp, hợp tác xã tham gia phiên chợ do tỉnh tổ chức.

     Đã tổ chức nhiều lớp tập huấn cho cán bộ Hội Liên hiệp Phụ nữ các cấp và khoảng 1000 phụ nữ  có nhu cầu về khởi nghiệp, khởi sự kinh doanh; phối hợp với Ban Kinh tế Trung ương Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam tổ chức tập huấn về nâng cao năng lực cho 80 phụ nữ trong Ban quản lý các Tổ hợp tác/Hợp tác xã do phụ nữ làm chủ, nữ chủ doanh nghiệp nhỏ và vừa; giới thiệu 02 điển hình tham dự Diễn đàn - tập huấn về kỹ năng lãnh đạo và phát triển doanh nghiệp tại Đà Nẵng do Trung ương Hội Liên hiệp phụ nữ Việt Nam tổ chức.

       Các cấp Hội đã tư vấn, hỗ trợ các tập thể, cá nhân phụ nữ có ý tưởng khởi nghiệp, khởi sự kinh doanh được tiếp cận nguồn vốn tín dụng ưu đãi và từ các nguồn xã hội hóa với tổng kinh phí hơn 38 tỷ đồng để hiện thực hóa ý tưởng khởi nghiệp và phát triển, mở rộng quy mô sản xuất, kinh doanh. Ủy ban nhân dân huyện Đăk Hà đã hướng dẫn các cơ sở sản xuất, doanh nghiệp do phụ nữ làm chủ tiếp cận nguồn vốn khuyến công của tỉnh.

      Hướng dẫn, hỗ trợ xây dựng thương hiệu, mở rộng quy mô hoạt động của các Tổ hợp tác/Hợp tác xã của hội viên, phụ nữ như: thành lập Website, mẫu mã bao bì, truy xuất nguồn gốc, ký kết các hợp đồng tiêu thụ sản phẩm, bố trí các gian hàng trưng bày và bán các sản phẩm OCOP, các sản phẩm khởi nghiệp của phụ nữ.

     Hội Liên hiệp Phụ nữ tỉnh, các cơ quan ban ngành đã ký kết chương trình phối hợp thành lập các mô hình Tổ liên kết/Tổ hợp tác/Hợp tác xã; đến nay, các cấp Hội đã duy trì và thành lập mới 56 mô hình Tổ liên kết/Tổ hợp tác/Hợp tác xã về sản xuất, chăn nuôi tại các huyện, thành phố với hơn 1.000 hội viên, phụ nữ tham gia; thành lập mới và duy trì hoạt động của 02 Hợp tác xã.

     Trong 03 năm 2018-2020, các cấp Hội đã phối hợp với các cấp, các ngành, các tổ chức, dự án... kết nối, hiện thực hóa 30 ý tưởng khởi nghiệp của hội viên, phụ nữ với tổng số vốn hơn 3.600 triệu đồng.  

     Hội Liên hiệp Phụ nữ tỉnh - cơ quan Thường trực của Đề án tiếp tục phối hợp chặt chẽ với các ban, ngành liên quan của tỉnh thực hiện đạt các chỉ tiêu kế hoạch triển khai Đề án đã đề ra trong giai đoạn 2021-2025, tập trung tuyên truyền, gắn với Cuộc vận động "Làm thay đổi nếp nghĩ, cách làm của đồng bào dân tộc thiểu số, giúp cho đồng bào dân tộc thiểu số vươn lên tháo nghèo bền vững", vận động 100%  cán bộ, hội viên, phụ nữ nâng cao nhận thức về việc làm, khởi nghiệp; Hỗ trợ 200 dự án, ý tưởng trở lên của phụ nữ về khởi sự kinh doanh và khởi nghiệp; Hỗ trợ thành lập 10 tổ hợp tác và 05 hợp tác xã do phụ nữ quản lý; Tư vấn, hỗ trợ thành lập 05 doanh nghiệp do nữ làm chủ; nhân rộng mô hình tuyên truyền tại cộng đồng tại các huyện, thành phố.

     Các sở, ngành được giao nhiệm vụ triển khai Đề án cấp tỉnh, Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố tiếp tục rà soát các nhiệm vụ, mục tiêu triển khai Đề án được Ủy ban nhân dân tỉnh giao để kịp thời xây dựng kế hoạch hằng năm, bố trí ngân sách tổ chức thực hiện phù hợp với kế hoạch phát triển kinh tế, xã hội của địa phương.  Phối hợp với Hội Liên hiệp Phụ nữ các cấp, tăng cường kết nối, kêu gọi, vận động các tổ chức, doanh nghiệp, nhà đầu tư hỗ trợ nguồn lực để hỗ trợ phụ nữ khởi nghiệp thông qua các mô hình phát triển kinh tế; tạo điều kiện cho những ý tưởng khởi nghiệp/khởi sự kinh doanh của phụ nữ được tiếp cận với nguồn kinh phí từ Quỹ hỗ trợ khởi nghiệp của tỉnh và các nguồn vốn vay ưu đãi để hiện thực hóa; hỗ trợ quảng bá, xúc tiến thương mại và xây dựng thương hiệu, tìm kiếm thị trường ổn định và tổ chức hoạt động sản xuất theo chuỗi giá trị cho những mô hình có đủ điều kiện nhằm nâng cao giá trị gia tăng cho các sản phẩm khởi nghiệp của phụ nữ.

     Tăng cường công tác kiểm tra, giám sát, hướng dẫn, đánh giá kết quả hoạt động hỗ trợ phụ nữ khởi nghiệp. Chú trọng phát hiện, bồi dưỡng, xây dựng và biểu dương, tuyên truyền các mô hình, điển hình tập thể, cá nhân có cách làm hay, hiệu quả trong thực tế; đồng thời khuyến khích nhân rộng các mô hình kinh tế tập thể do phụ nữ thành lập hoạt động hiệu quả tại các địa bàn có điều kiện tương đồng.



 

 

 

 

Diễm Hằng - ipckontum
Số lượt xem:1435

0 người đã bình chọn. Trung bình 0
line_weight BÀI VIẾT LIÊN QUAN:
TRUNG TÂM XÚC TIẾN ĐẦU TƯ VÀ HỖ TRỢ KHỞI NGHIỆP TỈNH KON TUM
Địa chỉ: 12 đường Nguyễn Viết Xuân, thành phố Kon Tum, tỉnh Kon Tum; Phone:02603910260 - Fax:02603913436 ; Email: ttxtdt.skhdt@kontum.gov.vn.
Chịu trách nhiệm nội dung: Ông Lê Công Dinh - Giám đốc Trung tâm xúc tiến đầu tư và hỗ trợ khởi nghiệp tỉnh.
 

Chung nhan Tin Nhiem Mang IPV6 Ready

4467715 Tổng số người truy cập: 38 Số người online:
TNC Phát triển: