banner
Thứ 5, ngày 19 tháng 9 năm 2024
Kết quả sau 10 năm thực hiện Nghị quyết về xây dựng và phát triển văn hóa, con người Việt Nam đáp ứng yêu cầu phát triển bền vững đất nước
9-5-2024

Kết quả sau 10 năm thực hiện Nghị quyết về xây dựng và phát triển văn hóa, con người Việt Nam đáp ứng yêu cầu phát triển bền vững đất nước

Qua 10 năm thực hiện Nghị quyết số 33-NQ/TW ngày 09/6/2014 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XI “về xây dựng và phát triển văn hóa, con người Việt Nam đáp ứng yêu cầu phát triển bền vững đất nước” (Nghị quyết số 33-NQ/TW); đời sống văn hóa của các tầng lớp Nhân dân trên địa bàn tỉnh ngày càng được nâng cao; hoạt động văn hóa, nghệ thuật, thẩm mỹ, biểu diễn, triển lãm, văn nghệ của quần chúng ở cơ sở diễn ra sôi nổi, thiết thực; công tác bảo tồn và phát huy các di tích văn hóa, lịch sử được quan tâm; văn hóa đặc trưng của các dân tộc thiểu số từng bước được khôi phục, bảo tồn và phát triển… 

Triển khai Nghị quyết 33-NQ/TW, Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh đã kịp thời ban hành các Chương trình, Kế hoạch và chỉ đạo quán triệt, triển khai; các cấp, các ngành đã tập trung phổ biến, cụ thể hóa và triển khai thực hiện phù hợp với tình hình thực tế của địa phương. Đồng thời, Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh đã ban hành Nghị quyết về bảo tồn và phát huy giá trị nghề truyền thống của các dân tộc thiểu số tại chỗ đến năm 2025, định hướng đến năm 2030; Ban Thường vụ Tỉnh ủy ban hành Chỉ thị về tăng cường lãnh đạo tuyên truyền, vận động Nhân dân xóa bỏ các hủ tục, phong tục không còn phù hợp trên địa bàn tỉnh. 

Qua 10 năm triển khai thực hiện Nghị quyết 33-NQ/TW, Phong trào "Toàn dân xây dựng đời sống văn hóa" tiếp tục đạt được những kết quả quan trọng; Hoạt động văn hóa, nghệ thuật, thẩm mỹ, biểu diễn, triển lãm, văn nghệ của quần chúng ở cơ sở diễn ra sôi nổi, thiết thực, thu hút đông đảo cán bộ, đảng viên, công chức và Nhân dân tham gia; Hoạt động của hệ thống thư viện, phòng đọc  từ cơ sở đến tỉnh cơ bản đáp ứng nhu cầu đọc của Nhân dân. 

Công tác bảo tồn và phát huy các di tích văn hóa, lịch sử trên địa bàn đã đạt được những kết quả quan trọng; Văn hóa đặc trưng của các dân tộc thiểu số từng bước được khôi phục, bảo tồn và phát triển; Cơ sở vật chất, hạ tầng kỹ thuật phục vụ cho hoạt động văn hóa, nghệ thuật được quan tâm đầu tư; Các hoạt động giao lưu, đối ngoại, hợp tác trên lĩnh vực văn hóa, du lịch với một sốnước được tăng cường. 

Trong triển khai Cuộc vận động “Toàn dân đoàn kết xây dựng nông thôn mới đô thị văn minh”. Đến năm 2023, có 122.182 hộ gia đình văn hóa; có 723 khu dân cư văn hóa; toàn tỉnh có 957 cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp đăng ký xây dựng cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp đạt chuẩn văn hóa giai đoạn 2023-2027. Xây dựng được 1.276 mô hình hay, cách làm hiệu quả trong học tập và làm theo gương Bác, trong đó, có nhiều mô hình tiêu biểu như: “Mô hình tự quản an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội; công tác bảo đảm trật tự an toàn giao thông; “Tổ hoà giải” ở cơ sở, “Xây dựng gia đình 05 không, 03 sạch”, “mỗi tuần một việc tốt, mỗi tháng một điển hình”; “thôn kiểu mẫu nông thôn mới”... tiếp tục được nhân rộng... 

Để xây dựng con người Việt Nam phát triển toàn diện và đổi mới phương thức lãnh đạo của Đảng đối với lĩnh vực văn hóa, tỉnh đã chỉ đạo các cấp, các ngành tăng cường tuyên truyền, giáo dục tinh thần yêu nước, lòng tự hào dân tộc, đạo đức, lối sống và nhân cách, ý thức tôn trọng pháp luật. Nâng cao công tác đấu tranh chống âm mưu, hoạt động “Diễn biến hòa bình” của các thế lực thù địch trên lĩnh vực tư tưởng - văn hóa. Chú trọng nâng cao chất lượng giáo dục trong nhà trường, nhất là, xây dựng văn hóa học đường. Tăng cường giáo dục lòng yêu nước, tự hào, tôn vinh lịch sử, văn hóa dân tộc.

 

Công tác giáo dục đời sống gia đình và xây dựng gia đình văn hoá đạt được nhiều kết quả quan trọng. Đã thành lập và đưa vào hoạt động có hiệu quả các mô hình theo hình thức câu lạc bộ; lồng ghép nội dung giáo dục đời sống gia đình thông qua Cuộc vận động “Toàn dân đoàn kết xây dựng nông thôn mới, đô thị văn minh”, phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa”... Việc xây dựng và thực hiện hương ước, quy ước ở khu dân cư đạt được kết quả tích cực; việc thực hiện nếp sống văn minh được lồng ghép vào tiêu chí xây dựng gia đình văn hóa và được các địa phương đưa vào hương ước, quy ước. 

Các thiết chế văn hóa từ tỉnh đến cơ sở được quan tâm, đầu tư. Đến nay, toàn tỉnh có 56 đơn vị cấp xã có nhà văn hóa; trong đó có 67,8% số nhà văn hóa có quy mô xây dựng đạt chuẩn, đã được trang bị đầy đủ trang thiết bị cần thiết để tổ chức các hoạt. 636 các công trình nhà văn hóa cấp thôn được xây dựng đạt chuẩn về quy mô, có các công trình, vật chất phụ trội như sân khấu, nhà vệ sinh, nước sạch, điện. Diện tích quy hoạch từ 200m2/nhà văn hóa. 

Bên cạnh đó, công tác quản lý, giữ gìn và phát huy các giá trị văn hóa được chú trọng. Công tác bảo tồn, phát huy, phát triển bản sắc văn hóa dân gian của các dân tộc trong tỉnh được chú trọng, nhất là công tác bảo tồn và phát huy giá trị văn hóa của các dân tộc thiểu số tại chỗ. Đã tổ chức nhiều đợt khảo sát, thống kê số lượng cồng chiêng các loại. Công tác quản lý, khai thác, sử dụng Nhà rông trên địa bàn tỉnh được chỉ đạo triển khai thực hiện. Sưu tầm và khôi phục các lễ hội, văn hóa truyền thống của dân tộc thiểu số ở địa phương và một số loại hình trò chơi dân gian, văn học dân gian, âm nhạc (nhạc cụ gõ, nhạc cụ hơi, nghệ thuật cồng chiêng), nghề dệt truyền thống, thủ công đan lát, đẽo thuyền độc mộc... đã và đang được bảo tồn, phát huy giá trị. 

Để đạt được kết quả như trên, Ban Thường vụ Tỉnh ủy đã chỉ đạo xây dựng các chương trình, kế hoạch triển khai các kết luận của Đảng về xây dựng và phát triển văn hóa, con người Việt Nam đáp ứng yêu cầu phát triển bền vững đất nước. Tập trung thực hiện các nhiệm vụ, giải pháp nhằm bảo tồn và phát huy giá trị nghề truyền thống của các dân tộc thiểu số tại chỗ trên địa bàn tỉnh gắn với rà soát các hủ tục, phong tục không còn phù hợp để tập trung xóa bỏ, góp phần giữ gìn, xây dựng và phát huy các giá trị văn hóa truyền thống tốt đẹp của các dân tộc thiểu số tại chỗ trên địa bàn tỉnh. 

Thời gian tới, tỉnh tiếp tục lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện có hiệu quả Nghị quyết số 33-NQ/TW và các chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước về văn hóa. Đẩy mạnh tuyên truyền, nâng cao nhận thức của các cấp, các ngành, cán bộ, đảng viên và Nhân dân về vai trò của văn hóa, văn nghệ trong sự nghiệp xây dựng, phát triển địa phương, đất nước. Nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý Nhà nước về văn học, nghệ thuật. Quan tâm đầu tư cơ sở vật chất, trang thiết bị phục vụ sinh hoạt văn hoá cộng đồng; bảo tồn, phát huy giá trị văn hoá đặc trưng, truyền bá các loại hình văn học, nghệ thuật truyền thống của dân tộc thiểu số trên địa bàn tỉnh…

 

 

Diễm Hằng - ipckontum
Số lượt xem:78

0 người đã bình chọn. Trung bình 0
line_weight BÀI VIẾT LIÊN QUAN:
TRUNG TÂM XÚC TIẾN ĐẦU TƯ VÀ HỖ TRỢ KHỞI NGHIỆP TỈNH KON TUM
Địa chỉ: 12 đường Nguyễn Viết Xuân, thành phố Kon Tum, tỉnh Kon Tum; Phone:02603910260 - Fax:02603913436 ; Email: ttxtdt.skhdt@kontum.gov.vn.
Chịu trách nhiệm nội dung: Ông Lê Công Dinh - Giám đốc Trung tâm xúc tiến đầu tư và hỗ trợ khởi nghiệp tỉnh.
 

Chung nhan Tin Nhiem Mang IPV6 Ready

4467715 Tổng số người truy cập: 45 Số người online:
TNC Phát triển: