banner
Thứ 4, ngày 13 tháng 11 năm 2024
Kết quả thực hiện chủ trương, chính sách, pháp luật về phát triển năng lượng tái tạo trong những năm qua
28-3-2024

Kết quả thực hiện chủ trương, chính sách, pháp luật về phát triển năng lượng tái tạo trong những năm qua

Năng lượng tái tạo đóng vai trò quan trọng trong việc chống lại biến đổi khí hậu, thúc đẩy sự phát triển bền vững và tạo ra một tương lai năng lượng sạch hơn cho mọi quốc gia. Nguồn năng lượng này không bao giờ cạn kiệt và có thể được sản xuất một cách bền vững, giúp đảm bảo an ninh năng lượng lâu dài cho các quốc gia. 

Trong những năm qua, Đảng và Nhà nước rất quan tâm đến phát triển năng lượng tái tạo ở Việt Nam nhằm đáp ứng nhu cầu năng lượng và nhu cầu diện cho phát triển kinh tế - xã hội và phục vụ đời sống nhân dân, đảm bảo an ninh năng lượng và phát triển bền vững. Quan điểm này đã được thể hiện trong nhiều Nghị quyết của Bộ Chính trị, Ban Bí thư, cụ thể: 

Kết luận số 26-KL/TW ngày 24/10/2003 của Bộ Chính trị khoa LX về Chiến lược và quy hoạch phát triển ngành điện lực Việt Nam giai đoạn 2001 - 2010, định hướng đến năm 2020 đã nêu rõ quan diem “Sử dụng viết kiếm và c hiệu KINH NGHIỆP Năng lượng sử cấp của đất nước... Đây mạnh nghiên cứu phát miên các dạng năng lượng mới và tái tạo được để đáp ứng nhu cầu sử dụng điện đặc biệt đối với các hải đảo, vùng sâu, vùng xa. 

Nghị quyết số 18-NQ/TW ngày 25/10/2007 của Bộ Chính trị khoá X về Định hưởng chiến lược phát triển năng lượng quốc gia nêu rõ. "Phát triển đồng làn da là vào da dạng hoá các loại hình năng lượng; ưu tiên khai thác, ser aum NHIỆT để mà hiệu quả các nguồn năng lượng tái tạo, năng lượng môi. Nhưng trung sạch".  

Nghị quyết số 24-NQ TW ngày 03 tháng 6 năm 2013, Hội nghị lần thứ 7 Ban Chấp hành Trung ương Đảng (khóa XI) về chủ động ứng phó với biến đổi khí hậu, tăng cường quản lý ủi nguyên và bảo vệ môi trường định hướng giải pháp “thực hiện bù giả 10 năm đầu đối với các dự án phát triển năng lượng mới, năng lượng tái tạo, năng lượng sạch, tái chế chất thải, sản xuất điện tử chất thải”. 

Gần đây nhất, Nghị quyết số 55-NQ/TW ngày 11/02/2020 của Bộ Chính trị khoá XII cũng nhấn mạnh quan điểm chỉ đạo “Phát triển đồng bộ, hợp lý và đa dạng hoá các loại hình năng lượng ưu tiền khai thác, sử dụng triệt để và hiệu quả các nguồn năng lượng tái tạo, năng lượng mới, năng lượng sạch”, đồng thời đặt ra nhiệm vụ “Xây dựng các cơ chế, chính sách đột phá để khuyến khích và thúc đẩy phát triển mạnh mẽ các nguồn năng lượng tái tạo nhằm thay thế tối đa các nguồn năng lượng hóa thạch”. 

Quyết định số 2068/QĐ-TTg Thủ tướng Chính phủ ban hành ngày 25 tháng 11 năm 2015 phê duyệt Chiến lược phát triển năng lượng tái tạo của Việt Nam đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050 (Quyết định 2068) với các nội dung chính như: Khuyến khích huy động mọi nguồn lực để đẩy mạnh phát triển và sử dụng nguồn năng lượng tái tạo (NLTT), nhằm giảm sự phụ thuộc vào nguồn năng lượng hóa thạch, góp phần đảm bảo an ninh năng lượng, giảm nhẹ biến đổi khí hậu, bảo vệ môi trường và phát triển kinh tế - xã hội bền vững; phát triển và sử dụng nguồn năng lượng tái tạo góp phần thực hiện các mục tiêu môi trường bền vững và phát triển nền kinh tế xanh. Tại Quyết định số 2068/QĐ-TTg ngày 25/11/2015 của Thủ tưởng Chính phủ phê duyệt Chiến lược phát triển năng lượng tái tạo của Việt Nam đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050 (điểm 2 mục V Điều 1) giao Bộ Công Thương: "Xây dựng, trình Thủ tướng Chính phủ giá điện áp dụng cho các dự án sản xuất điện sử dụng năng lượng tái tạo nối lưới... Việc mua bán điện được thực hiện thông qua hợp đồng mua bán điện mẫu do Bộ Công Thương quy định". Đánh giá thực hiện các Chiến lược này cho thấy, đến nay ngành điện đã đạt được đa số các mục tiêu như: hầu hết các chi tiêu về sản lượng điện, tỷ lệ cấp điện nông thôn, khối lượng xây dựng nguồn điện và lưới điện đều đạt và vượt yêu cầu; về khoa học công nghệ đã đạt được một số thành tựu về áp dụng các công nghệ tiên tiến hiệu suất cao với nguồn điện; đội ngũ tư vấn, xây lắp điện đã đảm nhận được nhiều công trình quan trọng; các hoạt động giảm nhẹ tác động ô nhiễm môi trường ngày càng được chú trọng. Thực hiện chủ trương, chính sách của Trung ương và Bộ Chính trị, Chính phủ qua các thời kỳ đã ban hành và chỉ đạo ban hành nhiều chính sách cụ thể nhằm khuyến khích phát triển các loại hình NLTT. 

Chính sách giá FIT gồm các quy định về: giá điện ưu đãi với thời gian phù hợp đời sống dự án tạo tính minh bạch trong đánh giá tính khả thi; ưu tiên huy động điện phát từ nguồn năng lượng tái tạo; áp dụng hợp đồng mua bán điện mẫu có thời hạn phù hợp. 

Chính sách giá FIT được ban hành áp dụng trên cơ sở kinh nghiệm của thế giới đối với các nước có thị trường điện NLTT mới hình thành và phát triển, các điều kiện thị trường điện chưa sẵn sàng, các dịch vụ, sản xuất phụ trợ chưa sẵn sàng, chi phí phát triển nguồn điện NLTT cao hơn so với các nguồn điện truyền thống, là cơ chế khuyến khích của Nhà nước chỉ được áp dụng trong thời gian nhất định để khuyến khích thu hút đầu tư vào những lĩnh vực cần đầu tư. Kinh nghiệm phát triển tại các nước trên thế giới cũng như thực tế tại Việt Nam cho thấy chính sách, cơ chế giá FIT là công cụ tốt, minh bạch để thúc đẩy phát triển nguồn điện NLTT mới, sạch trong giai đoạn đầu phát triển.

 

Với tốc độ tăng trưởng kinh tế nhanh, kèm theo tốc độ đô thị hóa và công nghiệp hóa, hiện đại hóa tăng nhanh, trong giai đoạn vừa qua, nhu cầu phụ tải điện của cả nước tăng nhanh từ 9 - 10%/năm nhằm đáp ứng nhu cầu phát triển của nền kinh tế. Đứng trước yêu cầu về đảm bảo an ninh năng lượng song song với phát triển bền vững, ngành năng lượng phải đối mặt với nhiều thách thức nhằm đảm bảo cung ứng đủ điện, sạch, chất lượng và chi phí phù hợp. 

Nhờ các chính sách phát triển, biện pháp phù hợp trong đó có chính sách giá FIT nêu trên, thời gian qua, đã có sự phát triển nhanh của năng lượng tái tạo ở Việt Nam (đặc biệt là điện mặt trời, điện gió) bù đắp một phần công suất các nguồn nhiệt điện chậm tiến độ, góp phần đảm bảo an ninh cung cấp điện. Tính đến hết ngày 31 tháng 12 năm 2021, đã có 16.364 MW điện mặt trời, hơn 3.987 MW điện gió, 318 MW điện sinh khối và điện chất thải rắn. Điện năng lượng tái tạo (chưa tính thủy điện) của Việt Nam đã chiếm hơn 26% tổng công suất lắp đặt của cả hệ thống, đưa Việt Nam trở thành điểm sáng, một trong các nước đi đầu về phát triển NTLL trên thế giới và trong khu vực. 

Ước tính khoảng 20 tỷ USD chủ yếu từ nguồn vốn tư nhân và nước ngoài đã được huy động cho phát triển nguồn điện trong thời gian qua, giảm sức ép nguồn vốn nhà nước cho đầu tư nguồn điện trong bối cảnh ngân sách nhà nước đã chạm trần nợ công. Nhiều vùng đất hoang hóa, khô cằn tại các tỉnh như Ninh Thuận, Bình Thuận, Đắk Lắk, Đắk Nông... đã được khai thác sử dụng, nhiều cánh đồng lúa, cánh đồng tôm cá, cánh đồng muối xen kẽ với cánh đồng điện gió, điện mặt trời gia tăng giá trị sử dụng đất, đem lại công ăn việc làm cho người dân tại các địa phương, đem lại giá trị kinh tế, xã hội to lớn cho địa phương. Phương thức cấp điện đã có thay đổi lớn từ việc cấp điện tại các trung tâm điện lực quy mô lớn với các dường dây truyền tải điện 500 KV dần chuyển sang cấp điện phân tán, sử dụng tại chỗ theo khu vực góp phần giảm tổn thất truyền tải điện, tăng tính linh hoạt cho hệ thống điện. 

Kết quả thực tế từ năm 2017 đến hết năm 2021 sản lượng điện phát từ nguồn điện gió, mặt trời đạt tương ứng 5,242 tỷ kWh, 10,994 tỷ kWh và 29 tỷ kWh đã góp phần giảm đáng kể điện chạy dầu giá cao. Nếu so sánh số liệu nguồn điện dầu thực tế được huy động với dự báo của EVN thì điện chạy dầu đã giảm 2,17 tỷ kWh năm 2019 và giảm 4,2 tỷ kWh năm 2020 (tiết kiệm khoảng 10.850 tỷ đồng - 21.000 tỷ đồng). Các nguồn điện năng lượng tái tạo đã hỗ trợ tích cực cung cấp nguồn điện cho miền Bắc khi miền Bắc thiếu nguồn, phụ tải tăng cao (như thời gian tháng 5 - 6 năm 2021 và năm 2022), góp phần đảm bảo cung ứng điện cho cả giai đoạn 2021-2025, giảm phát thải khí nhà kính và các phát thải ô nhiễm khác như SOx, NOx, bụi, nhiệt. 

Phát triển thị trường đầu tư và công nghệ NLTT trong nước, thúc đẩy mạnh mẽ các doanh nghiệp trong nước đầu tư vào các dự án điện mặt trời, điện gió, điện sinh khối; huy động hiệu quả, kịp thời các tài chính thương mại trong nước tham gia đầu tư các dự án NLTT giảm gánh nặng đầu tư nguồn điện từ ngân sách nhà nước và vốn nhà nước ngoài đầu tư công. 

Tăng cường năng lực, kinh nghiệm về đầu tư, xây dựng, lắp đặt, dịch vụ của nhà đầu tư tư nhân, định chế tài chính, công ty tư vấn và dịch vụ, thi công, xây dựng trong lĩnh vực điện NLTT.

Thúc đẩy thị trường sản xuất thiết bị điện trong nước như tấm quang điện, các thiết bị điện, dây cáp điện, tủ bảng điện... 

Yêu cầu phát triển điện NLTT đã thúc đẩy ngành điện tăng cường nghiên cứu, đầu tư nâng cấp lưới điện nhằm gia tăng khả năng dự báo, điều độ, tích hợp nguồn điện NLTT một cách tối ưu, hiệu quả. 

Các nguồn điện NLTT phân tán cung cấp hiệu quả cho phụ tải điện tại chỗ, giảm tổn thất truyền tải. 

Phát triển điện NLTT đã giúp khai thác có hiệu quả các vùng đất khô cằn, hiệu quả sản xuất nông nghiệp thấp; nâng cao nhận thức của người dân đối với các nguồn điện năng lượng tái tạo, huy động nguồn vốn trực tiếp từ người dân tham gia đầu tư điện mặt trời mái nhà; bổ sung nguồn ngân sách đáng kể cho các địa phương có tiềm năng; huy động nguồn lao động sẵn có tại địa phương, góp phần thúc đẩy nền kinh tế địa phương./.

 

 

Thanh Thúy - ipckontum
Số lượt xem:120

0 người đã bình chọn. Trung bình 0
line_weight BÀI VIẾT LIÊN QUAN:
TRUNG TÂM XÚC TIẾN ĐẦU TƯ VÀ HỖ TRỢ KHỞI NGHIỆP TỈNH KON TUM
Địa chỉ: 12 đường Nguyễn Viết Xuân, thành phố Kon Tum, tỉnh Kon Tum; Phone:02603910260 - Fax:02603913436 ; Email: ttxtdt.skhdt@kontum.gov.vn.
Chịu trách nhiệm nội dung: Ông Lê Công Dinh - Giám đốc Trung tâm xúc tiến đầu tư và hỗ trợ khởi nghiệp tỉnh.
 

Chung nhan Tin Nhiem Mang IPV6 Ready

4467715 Tổng số người truy cập: 55 Số người online:
TNC Phát triển: