banner
Thứ 4, ngày 13 tháng 11 năm 2024
Tình hình thực hiện các chương trình mục tiêu quốc gia 3 tháng đầu năm 2024
11-4-2024

Tình hình thực hiện các chương trình mục tiêu quốc gia 3 tháng đầu năm 2024

Đến ngày 01 tháng 4 năm 2024, có 47/48 địa phương được giao kế hoạch vốn ngân sách trung trong đã giao chi tiết 24.871,259 tỷ đồng kế hoạch vốn đầu tư phát triển năm 2024 của 03 chương trình mục tiêu quốc gia cho các cơ quan, đơn vị và cấp trực thuộc đạt tỷ lệ 91,3% kế hoạch

Công tác hoàn thiện thể chế quản lý: 

Tại trung ương, đến ngày 01 tháng 4 năm 2024, hệ thống văn bản quy định, hướng dẫn đã cơ bản được ban hành đầy đủ, đồng bộ, đảm bảo cơ sở pháp lý cho triển khai tổ chức thực hiện các chương trình mục tiêu quốc gia. 

Thực hiện chỉ đạo của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, các bộ, cơ quan trung ương đã chủ động khẩn trương sửa đổi, hoàn thiện và ban hành các văn bản hướng dẫn tạo điều kiện để các địa phương đẩy nhanh tiến độ triển khai thực hiện các chương trình mục tiêu quốc gia. Cụ thể: Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định số 21/QĐ-TTg ngày 01 tháng 3 năm 2024 sửa đổi một số tiêu chi, chi tiêu của Bộ tiêu chí quốc gia về nông thôn mới, Quyết định số 03/2024/QĐ-TTg ngày 07 tháng 3 năm 2024 sửa đổi, bổ sung một số điều của quy định ban hành kèm theo Quyết định số 18/2022/QĐ-TTg ngày 02 tháng 8 năm 2022 quy định điều kiện, trình tự, thủ tục, hồ sơ xét, công nhận, công bố và thu hồi quyết định công nhận địa phương đạt chuẩn nông thôn mới. 

Tại địa phương, đến thời điểm này cũng đã cơ bản ban hành đầy đủ văn bản quản lý, điều hành theo thẩm quyền phân cấp quy định tại Nghị định số 27/2022/NĐ-CP ngày 19 tháng 4 năm 2022 và Nghị định số 38/2023/NĐ-CP ngày 24 tháng 6 năm 2033 của Chính phủ. Nhiều địa phương đã chủ động, khẩn trương triển khai và có báo cáo tình hình thực hiện Nghị quyết số 111/2024/QH15, đồng thời, phê duyệt, ban hành kế hoạch thực hiện các chương trình mục tiêu quốc gia ngay từ đầu năm 2022. 

Qua ghi nhận, đã có 47 địa phương và 06 bộ, ngành gửi Bộ Kế hoạch và Đầu tư báo cáo về việc tổ chức triển khai thực hiện Nghị quyết số 111/2024/QH15 của Quốc hội khóa XV, trong đó, một số địa phương đã căn cứ các quy định tại Nghị quyết số 111/2024/QH15 thực hiện: (i) nghiên cứu trình hội đồng nhắn dẫn xem xét, lựa chọn địa phương đủ điều kiện để thực hiện thí điểm về cơ chế phân cấp trong thực hiện các chương trình mục tiêu quốc gia trong thời gian tới: (ii) Uỷ thức vốn ngân sách địa phương qua hệ thống Ngân hàng Chính sách xã hội hỗ trợ thực hiện một số hoạt động của các chương trình mục tiêu quốc gia đạt khoảng 1.026,850 tỷ đồng; (iii) tập trung chỉ đạo các đơn vị khẩn trương lập thủ tục chuyển nguồn kế hoạch vốn năm 2023 (bao gồm cả nguồn vốn năm 2022 kéo dài) chưa thực hiện giải ngân hết trong năm 2021 sang năm 2024, trình cấp có thẩm quyền quyết định điều chỉnh dự toán ngân sách nhà nước để tổ chức thực hiện và dây nhanh việc giải ngăn các chương trình mục tiêu quốc gia trên địa bản. 

Trong khi triển khai cơ chế này, một số địa phương khác đang trong quá trình bắt đầu triển khai thực hiện Nghị quyết số 111/2024/QH15 nên chưa phát sinh khó khăn, vướng mắc. 

Công tác chỉ đạo, điều hành và giám sát, đánh giá thực hiện các chương trình mục tiêu quốc gia: 

Ngày 06 tháng 3 năm 2014, Phó Thủ tưởng Chính phủ Trần Lưu Quang, Trưởng Ban Chỉ đạo Trung ương đã chủ trì phiên họp thứ 5 của Ban Chỉ đạo Trung ương các chương trình mục tiêu quốc gia giai đoạn 2001 - 2025 trực tuyến với các địa phương; chỉ đạo thực hiện, để ra các nhiệm vụ, giải pháp trọng tâm cho các bộ, cơ quan trung ương và địa phương về triển khai thực trong năm 2024. Tại Thông kho số 93/TB-VPCP ngày 13 tháng 3 năm 2024 kết luận cuộc họp nêu trên, Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Lưu Quang, Trưởng Ban Chỉ đạo Trung ương đã giao một số nhiệm vụ cụ thể cho từng bộ, ngành nhằm triển khai thực hiện các chương trình mục tiêu quốc gia đảm bảo hiệu quả hơn, chất lượng hơn. 

Các Bộ, ngành trung ương là quan chủ quản các chương trình mục tiêu quốc gia theo thẩm quyền, chức năng, nhiệm vụ được giao và rà soát nghiên cứu sửa đổi, bổ sung các văn bản hướng dẫn, quản lý, tổ chức thực hiện trong phạm vi, lĩnh vục quản lý cho phù hợp với quy định tại Nghị quyết số 111/2024/QH15 để các địa phương làm căn cứ triển khai thực hiện; tham mưu cấp có thẩm quyền văn bản gửi các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương về thông báo dự kiến mục tiêu, nhiệm vụ thực hiện chương trình mục tiêu quốc gia năm 2024 giao các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương; hoàn thiện các Báo cáo về kết quả thực hiện các chương trình mục tiêu quốc gia năm 2023 (cập nhật đến tháng 3 năm 2024) và dự kiến phương hướng, nhiệm vụ năm 2024, gửi Bộ Kế hoạch và Đầu tư tổng hợp. 

Ngày 20 tháng 3 năm 2024, Bộ Kế hoạch và Đầu tư đã có Tờ trình số 1990/TTr-BKHĐT báo cáo Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Lưu Quang, Trưởng Ban Chỉ đạo Trung uong các chương trình mục tiêu quốc gia về xây dựng Chương trình công tác năm 2024 của Ban Chỉ đạo Trung ương nhằm phân công rõ trách nhiệm của từng thành viên Ban Chỉ đạo Trung ương, đồng thời tăng cường công tác kiểm tra, giảm sát, theo dõi định kỳ, đột xuất tiến độ thực hiện các chương trình mục tiêu quốc gia giai đoạn 2021-2025. 

Ban Chỉ đạo cấp tỉnh tại các địa phương đã kịp thời chỉ đạo, đôn đốc, kiểm tra và đánh giá việc tổ chức thực hiện các chương trình mục tiêu quốc gia đối với các cấp, các ngành, các đơn vị trên địa bàn. Đồng thời, giao nhiệm vụ cho các sở, ngành, thành viên Ban chỉ đạo hàng tháng làm việc với các huyện, thị xã, thành phố, nắm bắt tình hình, tháo gỡ khó khăn, vướng mắc trong quá trình triển khai thực hiện chương trình mục tiêu quốc gia trên địa bản, đặc biệt là nguồn kinh phí sự nghiệp. 

Một số kết quả thực hiện mục tiêu, nhiệm vụ của các chương trình mục tiêu quốc gia 

Đến nay, cả nước có khoảng 78% số xã đạt chuẩn NTM, trong đó, có 1.826 xã đạt chuẩn NTM nâng cao (tăng 89 xã so với tháng 02/2024) và 575 xã đạt chuẩn NTM kiểu mẫu (tăng 34 xã so với tháng 02/2024), bình quân cả nước đạt 17,1 tiêu chí xã. 

Có 280 đơn vị cấp huyện thuộc 58 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương đã được Thủ tưởng Chính phủ công nhận hoàn thành nhiệm vụ đạt chuẩn NTM (chiếm 43,6% tổng số đơn vị cấp huyện của cả nước), trong đó, đã có 02 huyện được Thủ tướng Chính phủ công nhận đạt chuẩn NTM nâng cao. 

22 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung trong có 100% số xã đạt chuẩn NTM, có 05 tỉnh (Nam Định, Đồng Nai, Hà Nam, Hưng Yên và Hải Dương) đã được Thủ tướng Chính phủ công nhận hoàn thành nhiệm vụ xây dựng NTM.  

Cả nước đã có 63/63 tỉnh, thành phố đánh giá, phân hạng sản phẩm OCOP, đến nay, đã có 11.345 sản phẩm COOP đạt 3 sao trở lên, trong đó 69,4% sản phẩm 3 sao, 28,59% sản phẩn 4 sao, 42 sản phẩm 5 sao, còn lại là tiềm năng 5 sao. Đã có 5.832 chủ thể OCOP, trong đó có 37,7% là HTX, 24,8 % là doanh nghiệp, 25,0% là cơ sở sản xuất hộ kinh doanh, còn lại là tổ hợp tác.

Uớc tỷ lệ hộ nghèo theo chuẩn nghèo đa chiều năm 2004 còn dưới 1,9% (giảm trên 1%). 

Về tình hình phân bổ, giao kế hoạch vốn đầu tư phát triển, dự toán ngân sách nhà nước và giải ngân vốn ngân sách trung ương thực hiện các chương trình mục tiêu quốc gia năm 2024 

Thực hiện các Nghị quyết số 104/2023/QH15 ngày 10 tháng 11 năm 2023 của Quốc hội khóa XV về dự toán ngân sách nhà nước năm 2024, Nghị quyết số 105/2023/QH15 ngày 10 tháng 11 năm 2021 của Quốc hội khóa XV về phân bố ngân sách trung trong năm 2024, Nghị quyết số 108/2023/QH15 ngày 19 tháng 11 năm 2023 của Quốc hội khoá XV về giám sát chuyên đề “Việc triển khai thực hiện các Nghị quyết của Quốc hội về các Chương trình mục tiêu quốc gia về xây dụng nông thôn mới giai đoạn 2021–2025, giảm nghèo bền vững giai đoạn 2021- 2025, phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021-2030”, Thủ tướng Chính phủ đã giao 27.220 tỷ đồng vốn đầu tư phát triển năm 2024 (bao gồm: 26.400 tỷ vốn trong nước, 820 tỷ đồng vốn nước ngoài cho các bộ, cơ quan trung ương và địa phương thực hiện các chương trình mục tiêu quốc gia.

Tại các địa phương, đến ngày 01 tháng 4 năm 2024, có 47/48 địa phương được giao kế hoạch vốn ngân sách trung trong đã giao chi tiết 24.871,259 tỷ đồng kế hoạch vốn đầu tư phát triển năm 2024 của 03 chương trình mục tiêu quốc gia cho các cơ quan, đơn vị và cấp trực thuộc đạt tỷ lệ 91,3% kế hoạch; đã giao chi tiết vốn sự nghiệp khoảng 9.347,87 tỷ đồng, đạt tỷ lệ 47,48% dự toán. 

Trên cơ sở nguồn vốn đầu tư công được Trung ương giao, thực hiện chỉ đạo của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, các địa phương đã khẩn trương tổ chức thực hiện các chương trình mục tiêu quốc gia. So với tình hình giải ngân vốn đầu tư công chung của cả nước, kết quả giải ngân các chương trình mục tiêu quốc qua có sự chuyển biển tích cục ngay từ các tháng đầu năm 2024. Theo báo cáo của Bộ Tài chính, vốn đầu tư công giả ngân đến ngày 01 tháng 4 năm 2024 (bao gồm cả vốn đầu tư kéo dài các năm trước chuyển sang năm 2024) ước đạt được khoảng 5.408,937 tỷ đồng, đạt 21,7% kế hoạch cao hơn so với cùng kỳ năm 2023 là 8,4%. Kết quả giải ngân chi tiết theo từng chương trình: (i) Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi đạt được khoảng 2.627,930 tỷ đồng, đạt 19,7% kế hoạch; (ii) Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững ước đạt được khoảng 1.064,052 tỷ đồng, đạt 19,3% kế hoạch; (iii) Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới ước đạt được khoảng 1.716, 954 tỷ đồng, đạt 26% kế hoạch. Vốn sự nghiệp giải ngân ước đạt khoảng 72.204 tỷ đồng, đạt 7,2% dự toán. 

Khó khăn, vướng mắc, hạn chế ảnh hưởng tới tiến độ tổ chức thực hiện các chương trình mục tiêu quốc gia: 

Việc phân bố, giao dự toán chi tiết nguồn ngân sách trung ương năm 2014 tại địa phương còn gặp khó khăn do còn một số nội dung thuộc các chương trình mục tiêu quốc gia vướng mắc về quy định thực hiện, cụ thể như. (i)Hoạt động phát triển và nhân rộng mô hình tiết kiệm và tín dụng tự quản để tăng cường tiếp cận tín dụng thuốc Dự án 8 và hỗ trợ đầu tư có thu hồi vốn theo hộ hoặc cộng đồng thuộc Tiểu dự án 1 Dự án 9 thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi; (ii) Một số nội dung đầu tư tại Dự án 4, Dự án 5, Dự án 6 thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi có địa bàn triển khai ngoài địa bàn các xã, thôn vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi theo phân định tại Quyết định số 861/QĐ-TTg ngày ngày 04 tháng 6 năm 2021 của Thủ tướng Chính phủ; (iii) Thiếu hướng dẫn cụ thể về tiêu chí xác định “hộ nghèo có thu nhập thấp” trong Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững. 

Ngày 01 tháng 01 năm 2024, Luật Đấu thầu số 22/2023/QH15 đã chính thức có hiệu lực thi hành đồng thời Luật Đấu thầu số 43/2013/QH13 và các văn bản hướng dẫn chi tiết Luật số 43/2013/QH13 hết hiệu lực trừ quy định tại Điều 96 của Luật này. Tuy nhiên, ngày 27 tháng 02 năm 2024, Chính phủ ban hành Nghị định hướng dẫn thi hành Luật Đấu thầu; một số Thông tư hướng dẫn vừa mới được ban hành cũng làm ảnh hưởng đến việc triển khai thực hiện các gói thầu sau ngày 01 tháng 01 năm 2024, ảnh hưởng đến tiến độ thi công xây dựng công trình, tiến độ giải ngân vốn đối với các công trình/dự án khởi công mới năm 2024. 

Các xã vùng miền núi, dân tộc thiểu số khi đạt chuẩn nông thôn mới sẽ không tiếp tục được hưởng các chế độ an sinh xã hội cho người dân. Do vậy, một số địa phương rất khó khăn trong việc hỗ trợ các xã này sau các đợt thiên tai, mưa lũ. 

Tại văn bản số 1382/BTC-ĐT ngày 14 tháng 12 năm 2023 của Bộ Tài chính đề nghị địa phương, các bộ, cơ quan trung ương thực hiện “đối với kế hoạch vốn ngân sách trung ương các chương trình mục tiêu quốc gia năm 2022 thực hiện kéo dài thời gian thực hiện sang năm 2023, đề nghị chỉ thực hiện kéo dài thời gian thực hiện và giải ngân vốn đối với các dự án được phân bổ kế hoạch vốn theo đúng quy định của pháp luật về đầu tư công và ngân sách nhà nước; không được phép điều chỉnh kế hoạch vốn, dự toán kế từ ngày 15/11/2022 đối với kế hoạch vốn năm 2022. Do vậy, một số địa phương còn gặp lúng túng trong quá trình triển khai thực hiện cơ chế, chính sách đặc thù quy định tại Nghị quyết số 111/2024/QH15. 

Sự biến động về giá cả giá nguyên vật liệu xây dựng, đặc biệt là giá sắt, thép, cát xây dựng nên các dự án phải thực hiện điều chỉnh dự toán, làm ảnh hưởng đến tiến độ thi công xây dựng công trình, ảnh hưởng đến tiến độ giải ngân vốn./.

 

 

Diễm Hằng - ipckontum
Số lượt xem:138

0 người đã bình chọn. Trung bình 0
line_weight BÀI VIẾT LIÊN QUAN:
TRUNG TÂM XÚC TIẾN ĐẦU TƯ VÀ HỖ TRỢ KHỞI NGHIỆP TỈNH KON TUM
Địa chỉ: 12 đường Nguyễn Viết Xuân, thành phố Kon Tum, tỉnh Kon Tum; Phone:02603910260 - Fax:02603913436 ; Email: ttxtdt.skhdt@kontum.gov.vn.
Chịu trách nhiệm nội dung: Ông Lê Công Dinh - Giám đốc Trung tâm xúc tiến đầu tư và hỗ trợ khởi nghiệp tỉnh.
 

Chung nhan Tin Nhiem Mang IPV6 Ready

4467715 Tổng số người truy cập: 174 Số người online:
TNC Phát triển: