banner
Thứ 3, ngày 23 tháng 4 năm 2024
Thông tin tổng quan về tỉnh Kon Tum
11-8-2020

Thông tin tổng quan về tỉnh Kon Tum

CT

I. Thông tin Tổng quan:

1. Địa lý

2. Hành chính

3. Dân số

(Năm 2021)

4. Kinh tế

(Năm 2021)

5. Lãnh đạo đương nhiệm

6. Thông tin khác

- Tọa độ địa lý từ 13055'10''B-15027'15''B vĩ độ Bắc, 107020'15''Đ-108032'30''Đ kinh độ Đông.

- Biểu trưng

 

- Dân số:

568.780 người.

- Quy mô kinh tế: 26.698,59 tỷ đồng.

-Họ và tên: Dương Văn Trang.

-Ngày sinh: 20/12/1961.

- Chức vụ Đảng: Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng; Bí thư Tỉnh ủy Kon Tum.

- Ảnh chân dung:

Description: Duong Van Trang

- Mã hành chính: 62.

- Diện tích tự nhiên: 9.677,3 km2.

- Lịch sử thành lập: Tháng 8 năm 1991, tỉnh Kon Tum được tái thành lập theo Nghị quyết của Quốc hội khoá VIII, kỳ họp thứ IX ngày 12 tháng 8 năm 1991.

- Mật độ dân số:

59 người/km2.

- Tốc độ tăng GRDP: 6,47%.

- Họ và tên: Lê Ngọc Tuấn

- Ngày sinh: 10/4/1965.

- Chức vụ: Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh Kon Tum.

- Ảnh chân dung:

 

- Mã bưu chính:

600000.

- Vị trí (bản đồ đính kèm)

có tọa độ địa lý từ 13055'10''B- 15027'15''B vĩ độ Bắc, 107020'15''Đ- 108032'30''Đ kinh độ Đông, phía Tây giáp Lào và Campuchia với 292,913 km đường biên giới (trong đó: giáp Lào 154,222 km, giáp Campuchia 138,691 km), phía Bắc giáp tỉnh Quảng Nam, phía Nam giáp tỉnh Gia Lai, phía Đông giáp tỉnh Quảng Ngãi.

- Phân chia đơn vị hành chính: Tỉnh Kon Tum có 10 đơn vị hành chính cấp huyện, bao gồm 01 thành phố và 09 huyện với 102 đơn vị hành chính cấp xã, bao gồm: 07 thị trấn, 10 phường và 85 xã.

- Thành phần dân tộc: Có 43 dân tộc sinh sống trên địa bàn tỉnh, trong đó: dân tộc kinh chiếm tỷ lệ 45,1%, các dân tộc thiểu số chiếm 54,9%.

- GRDP bình quân đầu người: 46,94 triệu đồng.

- Họ và tên: Dương Văn Trang.

- Ngày sinh: 20/12/1961.

- Chức vụ Nhà nước:  Chủ tịch Hội đồng nhân dân tỉnh Kon Tum

- Ảnh chân dung:

Description: Duong Van Trang

- Mã điện thoại: 260

- Thuộc vùng Tây Nguyên

- Tỉnh lỵ (nếu có)

- Thành phần tôn giáo:

Tín đồ tôn giáo, chiếm 38,9% tổng dân số toàn tỉnh. Trong đó, tín đồ Công giáo chiếm 31,9%; Phật giáo chiếm gần 3,6%; Tin lành chiếm 3,4%; không tôn giáo chiếm 61,0%, còn lại là các tôn giáo khác.

- Cơ cấu kinh tế: Nông, lâm nghiệp, thủy sản chiếm 20,19%; Công nghiệp, xây dựng chiếm 28,64%; Dịch vụ chiếm 42,62%; Thuế, trợ cấp sản phẩm chiếm 8,55%.

 

- Mã biển số xe

82.

 

 

 

 

 

-Website: https://www.kontum.gov.vn/

II. Giới thiệu

Kon Tum thuở xưa còn rất hoang vắng, người thưa, đất rộng. Các dân tộc bản địa gồm Xơ Đăng, Bana, Gia Rai, Jẻ – Triêng . . . mỗi dân tộc gắn với một vùng cư trú khác nhau. Nét đặc biệt trong thiết chế xã hội cổ truyền của các dân tộc ở tỉnh Kon Tum là tổ chức xã hội duy nhất chỉ có làng. Làng được xem như đơn vị hành chính mang tính bao quát và cụ thể, chi phối mọi hoạt động trong đời sống xã hội. Mỗi làng mang tính độc lập riêng biệt, do một chủ làng là người có uy tín nhất trong làng đứng đầu.

Ngày 09/02/1913, thực dân Pháp chính thức thành lập tỉnh Kon Tum, bao gồm đại lý hành chính Kon Tum tách ra từ Bình Định, đại lý hành chính Cheo Reo tách ra từ Phú Yên, đại lý hành chính Buôn Ma Thuột (Buôn Ma Thuột trước đó là một tỉnh riêng, nhưng đến năm 1913 giảm từ tỉnh xuống thành đại lý hành chính, sáp nhập vào tỉnh Kon Tum).

Ngày 02/7/1923, đại lý Buôn Ma Thuột được tách khỏi tỉnh Kon Tum để thành lập tỉnh Đắk Lắk.

Tháng 8/1945, cùng với cả nước, ngày 25/8/1945, nhân dân Kon Tum đã nổi dậy giành chính quyền. Chính quyền cách mạng tổ chức lại tỉnh Kon Tum thành 4 đơn vị hành chính gồm các huyện: Đăk Glei, Đăk Tô, Konplong và thành phố Kon Tum. Chính quyền cách mạng lâm thời tỉnh Kon Tum được thành lập đóng trụ sở tại thành phố Kon Tum để lãnh đạo nhân dân bắt tay vào xây dựng cuộc sống mới.

Năm 1974, quân ta tấn công tiêu diệt hoàn toàn các chi khu Đăk Pét, Măng Đen, Măng Buk. Tận dụng thời cơ thắng lớn ở Buôn Ma Thuột, ngày 16/3/1975, quân và dân trong tỉnh đã nổi dậy tấn công vào đầu não của địch ở nội thị, giải phóng hoàn toàn tỉnh Kon Tum.

Tháng 10/1975, tỉnh Kon Tum sáp nhập với tỉnh Gia Lai thành tỉnh Gia Lai - Kon Tum, trên địa bàn tỉnh có các huyện: huyện Konplong, huyện Đăk Glei, thị xã Kon Tum, huyện Đăk Tô. Năm 1979, thành lập huyện Sa Thầy.

Tháng 8/1991, tỉnh Kon Tum được tái thành lập theo Nghị quyết của Quốc hội khoá VIII, kỳ họp thứ IX ngày 12/8/1991, tách tỉnh Gia Lai - Kon Tum thành 2 tỉnh Gia Lai và Kon Tum.

Tỉnh Kon Tum chính thức đi vào hoạt động theo địa giới hành chính mới gồm có 5 đơn vị hành chính là: thị xã Kon Tum, huyện Đắk Glei, Đắk Tô, Kon Plong, Sa Thầy; Ngày 15/10/1991 Hội đồng Bộ trưởng nay là Chính phủ đã ban hành Quyết định 316/HĐBT về việc thành lập huyện Ngọc Hồi; Ngày 24/3/1994 Chính phủ ban hành Nghị định 26-CP về việc thành lập huyện Đắk Hà; Ngày 31/01/2002 Chính phủ ban hành Nghị định 14/2002/NĐ-CP về việc tách huyện Kon Plong thành 2 huyện: Kon Rẫy và Kon Plong; Ngày 09/6/2005 Chính phủ ban hành Nghị định 76/2005/NĐ-CP về việc tách huyện Đắk Tô thành 2 huyện: Đắk Tô và Tu Mơ Rông; Ngày 30/4/2009 thị xã Kon Tum được nâng lên thành phố trực thuộc tỉnh. Ngày 11/3/2015, Ủy ban Thường vụ Quốc hội ban hành Nghị quyết 890/NQ-UBTVQH13 về việc điều chỉnh địa giới hành chính huyện Sa Thầy để thành lập huyện Ia H'Drai.

Đến nay, tỉnh Kon Tum có 01 thành phố và 09 huyện. Trong đó, thành phố Kon Tum là trung tâm chính trị, kinh tế, văn hóa - xã hội của tỉnh.

III. Địa lý

1. Vị trí địa lý: Kon Tum là một tỉnh miền núi, vùng cao, biên giới của Tây Nguyên với diện tích tự nhiên 967.729,83 ha; có tọa độ địa lý từ 13055'10''B - 15027'15''B vĩ độ Bắc, 107020'15''Đ - 108032'30''Đ kinh độ Đông, phía Tây giáp Lào và Campuchia với 292,913 km đường biên giới (trong đó: giáp Lào 154,222 km, giáp Campuchia 138,691 km), phía Bắc giáp tỉnh Quảng Nam, phía Nam giáp tỉnh Gia Lai, phía Đông giáp tỉnh Quảng Ngãi.

2. Dân cư:

Năm 1991, dân số trung bình của tỉnh Kon Tum là 243.662 người, với mật độ dân số là 25,2 người/km, là một trong những địa phương có dân số và mật độ dân số thấp nhất trên toàn quốc. Tỷ lệ dân số sống ở khu vực thành thị là 17,75%.

Kết quả tổng điều tra dân số ngày 01 tháng 4 năm 1999, tỉnh Kon Tum có 314.216 người. Với mật độ dân số 32 người/km2. Tỷ lệ dân số sống ở khu vực thành thị là 31,8%. Toàn tỉnh có 35 dân tộc anh em sinh sống trên địa bàn, trong đó đông nhất là dân tộc Kinh.

Kết quả tổng điều tra  dân số ngày 01 tháng 4 năm 2009, tỉnh Kon Tum có 430.133 người, tăng 115.917 người so với năm 1999, bình quân mỗi năm tăng hơn 11,5 nghìn người. Với mật độ dân số 44 người/km2 năm 2009, Kon Tum là tỉnh có mật độ dân số thấp thứ hai cả nước. Tỷ lệ dân số sống ở khu vực thành thị là 33,5%. Toàn tỉnh có 42 dân tộc sinh sống trên địa bàn tỉnh, tăng thêm 7 dân tộc. Dân tộc Kinh có 201.153 người chiếm tỷ lệ 46,8%, các dân tộc thiểu số có 228.980 người chiếm tỷ lệ 53,2%.

Kết quả tổng điều tra dân số ngày 01 tháng 4 năm 2019, tỉnh Kon Tum có 540.438 người, tăng trên 11 vạn dân so với năm 2009, bình quân mỗi năm tăng trên 1,1 vạn dân. Với mật độ dân số là 56 người/km2, là tỉnh có mật độ dân số thấp thứ 2 cả nước, đứng thứ 62/63 tỉnh thành. Tỷ lệ dân cư sống ở thành thị chiếm 32%, giảm 1,5% so với năm 2009. Toàn tỉnh hiện có 43 dân tộc sinh sống trên địa bàn tỉnh, trong đó: dân tộc kinh chiếm tỷ lệ 45,1%, các dân tộc thiểu số chiếm 54,9%.

Tính đến năm 2021, dân số trung bình của tỉnh có 568.780 người, mật độ dân số là 59 người/km2. Tỷ lệ dân cư sống ở thành thị chiếm 32,57%.

3. Địa hình

Phần lớn lãnh thổ Kon Tum nằm ở phía Tây dãy Trường Sơn, một phần nhỏ diện tích (phía Đông huyện Kon Plông) nằm ở phía Đông Trường Sơn. Địa hình của tỉnh được phân thành bốn dạng chính: (1) Địa hình đồi núi trung bình và núi cao (chiếm khoảng 61,7% diện tích tự nhiên) với độ cao trung bình từ 1.200 - 1.600 m; (2) Kiểu địa hình đồi núi thấp (chiếm khoảng 21% diện tích tự nhiên) với độ cao tuyệt đối trung bình từ 400 - 500 m; (3) Địa hình thung lũng và máng trũng (chiếm khoảng 17% diện tích tự nhiên) với độ cao tuyệt đối trung bình từ 300 - 500 m; (4) Địa hình cao nguyên (cao nguyên Kon Plông nằm giữa dãy An Khê và dãy Ngọc Linh) với độ cao 1.100 - 1.300 m.

4. Khí hậu

Do vị trí địa lý trải dài và nằm trên nhiều đai độ cao, nhiều dạng địa hình, do đó khí hậu Kon Tum khá đa dạng. Trong giai đoạn 2016 - 2020, nhiệt độ trung bình các năm dao động từ 24,6 - 25,00C, tổng lượng mưa cả năm dao động từ 1.775,3 - 2.064,8 mm, độ ẩm không khí trung bình các năm dao động từ 74,2 - 76,4%. Khí hậu tỉnh Kon Tum được phân thành hai mùa rõ rệt là mùa khô và mùa mưa: Mùa khô kéo dài từ tháng 11 đến tháng 4 năm sau nên lượng mưa tập trung trong mùa khô chỉ chiếm 10,4 - 19,1% lượng mưa cả năm, độ ẩm giảm mạnh khoảng 67,7 - 70,7%, lượng bốc hơi lớn chiếm 62,8 - 66,4% cả năm gây khô hạn nghiêm trọng dễ xảy ra cháy rừng đây là yếu tố bất lợi cho việc bảo vệ môi trường; Mùa mưa bắt đầu từ tháng 5 đến tháng 10, lượng mưa tập trung trong mùa mưa chiếm 80,9 - 89,6% lượng mưa cả năm, độ ẩm không khí trung bình mùa mưa khoảng 80,7 - 82,8%. Như vậy khí hậu tỉnh Kon Tum có hai mùa rõ rệt, đây là yếu tố ảnh hưởng sâu sắc đến môi trường đặc biệt là về mùa khô thường xảy ra nạn hạn hán, cháy rừng và cây công nghiệp; mùa mưa thường xuất hiện các trận bão, lũ lụt gây sạt lở nghiêm trọng và thiệt hại lớn đến sự phát triển kinh tế - xã hội.

5. Tài nguyên, khoáng sản

5.1. Tài nguyên đất đai

Tài nguyên đất của tỉnh Kon Tum được chia thành 5 nhóm với 17 loại đất chính với tỷ lệ cụ thể như sau:

- Nhóm đất phù sa chiếm 1,72% tổng diện tích tự nhiên toàn tỉnh, phân bố ở các khu vực đồng bằng sông Đăk Bla và các sông Đăk Glei, sông Sa Thầy thuộc các huyện như Sa Thầy, Ia H’Drai, Kon Plông, Đăk Tô, Đăk Glei, thành phố Kon Tum. Hầu hết diện tích đất phù sa hiện đang sử dụng để trồng lúa, ngô, rau, đậu đỗ các loại, mía, ...

- Nhóm đất xám chiếm 0,52% diện tích tự nhiên của tỉnh; phân bố tập trung ở các huyện Kon Rẫy, Sa Thầy, Đăk Tô, trên các dạng địa hình đồi núi thoải và bậc thềm phù sa cổ. Trên vùng đất xám hiện nay được khai thác trồng cây công nghiệp lâu năm, cây ăn quả, bông, đậu đỗ, ...những vùng đất dốc, tầng đất mỏng thì trồng rừng.

- Nhóm đất đỏ vàng chiếm 59,84% tổng diện tích tự nhiên toàn tỉnh; phân bổ ở vùng đồi núi và các bậc thềm phù sa cổ phân bố ở hầu hết các huyện, thành phố. Nhóm đất này thích hợp trồng cây lâu năm như cà phê, cao su, tiêu, cây ăn quả, cây hàng năm khác (mía, ngô, sắn, ...). Những vùng đất có độ dốc dưới 15 độ, tầng đất dày trên 50 cm đã được khai thác khá triệt để vào sản xuất nông nghiệp (chủ yếu trồng cà phê, cao su, ...); còn lại một diện tích khá lớn là rừng tự nhiên trước đây đã được khai thác chuyển sang trồng cây cao su.

- Nhóm đất mùn vàng đỏ trên núi có diện tích khá lớn, chiếm 35,42% tổng diện tích tự nhiên; phân bố ở các vùng núi, thường trên các đới cao trên 900 m và chỉ thích hợp cho mục đích lâm nghiệp.

- Nhóm đất thung lũng do sản phẩm dốc tụ chiếm 0,17% tổng diện tích tự nhiên; phân bố rải rác trong các thung lũng vùng đồi núi ở hầu hết các huyện (ngoại trừ Đăk Glei); thích hợp trồng lúa, hoa màu và đã được khai thác gần hết vào sản xuất nông nghiệp.

5.2. Tài nguyên nước

- Hệ thống sông suối: Địa bàn tỉnh nằm trong hệ thống sông Sê San, ngoài ra còn là khu vực đầu nguồn của 3 con sông lớn: Trà Khúc, Thu Bồn và Vu Gia, trong đó sông Sê San là sông có diện tích lưu vực lớn nhất, chiếm 3/4 diện tích sông tự nhiên toàn tỉnh.

+ Sông Sê San: Hệ thống sông Sê San do 2 nhánh chính là Đăk Pô Kô và Đăk Bla hợp thành đổ về sông Mê Kông trên địa phận Cam Pu Chia, tổng lượng dòng chảy hằng năm lên tới 10 - 11 tỷ m3. Nhánh Pô Kô dài 121 km, bắt nguồn từ phía Bắc huyện Đăk Glei, Đăk Tô; có lưu vực khoảng 3.530 km2, nhánh này còn được cung cấp nước từ suối lớn Đăk Psy dài 73 km bắt nguồn từ các xã thuộc huyện Đăk Hà và nhánh Đăk Bla dài 157 km bắt nguồn từ phía Bắc huyện Kon Plông có lưu vực 3.436 km2.

+ Các sông suối khác: Phía Đông Bắc tỉnh là đầu nguồn của sông Trà Khúc đổ về Quảng Ngãi gồm có các sông Đăk Đrinh, suối Nước Long, sông La Ê, sông Đăk Lô,... bắt nguồn từ tỉnh Kon Tum và đổ vào sông Trà Khúc. Phía Bắc của tỉnh là đầu nguồn của 2 con sông: Thu Bồn và sông Vu Gia chảy về tỉnh Quảng Nam gồm các sông Nước Chè, sông Thanh bắt nguồn từ tỉnh Kon Tum chảy vào sông Vu Gia rồi đổ vào sông Thu Bồn. Diện tích lưu vực của 3 con sông này không lớn, chỉ chiếm 1/4 diện tích sông của tỉnh, ngoài ra còn có sông Sa Thầy nằm ở phía Tây Nam tỉnh chạy dọc biên giới Campuchia đổ vào dòng Sê San.

- Tài nguyên nước mặt: Nguồn nước mặt của tỉnh khá dồi dào nhờ vào lượng mưa trung bình hằng năm lớn, đã được tiếp nhận và dự trữ tại các sông lớn và nhiều hồ chứa thuận lợi cho sinh hoạt và sản xuất nông nghiệp. Theo đánh giá và nghiên cứu cân bằng nước có khoảng 12,5 - 18% lượng mưa hàng năm được thấm xuống đất, trong đó có khoảng 8,5% được bổ sung cho các tầng chứa nước ngầm của tỉnh Kon Tum. Với đặc điểm hệ thống sông của Kon Tum rất phong phú. Tổng lượng nước hàng năm các sông trên địa bàn tỉnh khoảng 8.649 triệu m3, trong đó lượng mưa trong tỉnh là chủ yếu. Tuy nhiên tới 90% lượng mưa tập trung vào các tháng mùa mưa, cộng với hệ thống sông suối nhỏ hẹp, độ dốc lớn nên khả năng giữ nước rất hạn chế. Vì vậy, ngoài hệ thống các sông suối, nguồn nước mặt còn được dự trữ ở hệ thống các hồ chứa thủy lợi, thủy điện, trong đó phải kể đến hồ thủy điện Ya Ly([1]), có diện tích bề mặt rất lớn với dung tích trên 1 tỷ m3; ngoài ra còn có hồ Sê San 3, hồ Sê San 3A, hồ Sê San 4, hồ Sê San 4A, hồ Plei Krông, hồ Đăk Uy, hồ Đăk Hơ Niêng, ...

- Tài nguyên nước ngầm: Tổng tiềm năng tài nguyên nước ngầm tỉnh Kon Tum khoảng 2,5 triệu m3/ngày với lượng nước dưới đất có thể khai thác ổn định trên địa bàn toàn tỉnh là 590.622 m3/ngày. Kết quả phân tích các loại mẫu nước dưới đất cho thấy chất lượng nước tốt, đáp ứng tiêu chuẩn dùng cho sinh hoạt và công nghiệp, có thể khai thác tập trung cung cấp cho ăn uống sinh hoạt từ các tầng chứa nước trầm tích Neogen, phun trào bazan, và khai thác đơn lẻ từ các tầng chứa nước trầm tích Pleistocen, Holocen.

5.3. Tài nguyên khoáng sản

Là tỉnh có nhiều mỏ và điểm quặng, theo số liệu đã điều tra sơ bộ trên địa bàn tỉnh có 214 mỏ và điểm quặng, khoáng hoá, nguồn khoáng sản đa dạng, phong phú, có tới 40 loại với các loại hình nguồn gốc khác nhau: vàng gốc, vàng sa khoáng, quặng nhôm, đá quý và bán quý.

Nguồn nguyên vật liệu xây dựng cũng rất phong phú, nhiều chủng loại: Sét, cát, đá xây dựng, đá ốp lát; nguyên liệu gốm sứ như cao lanh, fenspat, fenzit; nguyên liệu chịu lửa như đôlomit, silimamit.

- Bau xit: tập trung ở Măng Đen, Kon Hà Nừng (Kon Plông) với hàm lượng Al2O3 khá cao từ 48 - 51%.

- Vàng gốc: có khoảng 20 khu vực mỏ có triển vọng, tập trung ở Đăk Roong, Đăk Pét, Đăk Blô (huyện Đăk Glei); Đăk La, Đăk Uy (huyện Đăk Hà); Bờ Y (huyện Ngọc Hồi); Đăk Tờ Re (huyện Kon Rẫy); Tân Cảnh (huyện Đăk Tô).

- Vàng sa khoáng: tập trung ở thung lũng Đăk Pét (huyện Đăk Glei); Đăk Hniêng (huyện Ngọc Hồi); Đăk La (huyện Đăk Hà); Đăk Tơ Re (huyện Kon Plông).

- Các nguồn đá ốp lát có giá trị cao như gabôrpixen có màu đen ở Ngọc Hồi và xã Ya Chim (Tp. Kon Tum).

- Các khoáng sản: Đôlômit ở xã Đăk Pne, huyện Kon Rẫy; Wolfram ở xã Mô Rai, huyện Sa Thầy.

- Nguyên liệu gốm sứ: Cao lanh, fenspat (ở Kon Rẫy, thị trấn Đăk Rve), đất sét bentonit đã được thăm dò, đánh giá trữ lượng, chất lượng đảm bảo sản xuất gốm sứ cao cấp, sản xuất gạch ngói, phát triển ngành nghề công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp.

- Khoáng sản vật liệu xây dựng: Rất phong phú về số lượng và đa dạng về chủng loại, có khoảng 25 điểm mỏ sét gạch ngói, cát xây dựng, cuội sỏi, đá hoa, đá vôi ở Sa Thầy; gabro, đá sét, có thể đảm bảo cho hàng chục xí nghiệp sản xuất, khai thác chế biến trong vòng 30- 40 năm tới để đảm bảo sản phẩm cho nội và ngoại tỉnh.

- Các loại đá quý cũng rất phong phú, song chưa được đánh giá chi tiết mà đang dừng lại ở mức độ điểm quặng và khoáng hoá, hiện tại đã phát hiện 3 điểm quặng khoáng rubi, 13 điểm quặng và khoáng hoá saphia, 1 điểm caldeon.

- Nước khoáng: đã phát hiện khai thác 15 điểm nước khoáng nóng tập trung ở Kon Đào, Ngọc Tụ (Đăk Tô); Đăk Ring, Ngọc Tem xã Hiếu (Kon Plông). Để có thể khai thác và sử dụng tài nguyên khoáng sản có hiệu quả kinh tế cao, cần được đầu tư cho khâu điều tra, thăm dò, đánh giá chính xác chất lượng, trữ lượng trên diện rộng, đồng thời tập trung vào một số tài nguyên khoáng sản có nhu cầu trước mắt của tỉnh như đá ốp lát xuất khẩu, đá quí, vàng sa khoáng và vàng gốc, đất sét, đá xây dựng, nước khoáng.

5.4. Tài nguyên rừng

Trên địa bàn tỉnh Kon Tum, rừng và đất rừng chiếm trên 3/4 diện tích tự nhiên. Theo kết quả theo dõi diễn biến rừng trên địa bàn tỉnh Kon Tum năm 2021, tổng diện tích rừng và đất lâm nghiệp là 780.514,14 ha; tổng diện tích đất có rừng là 610.612,54 ha, trong đó: diện tích rừng tự nhiên 547.580,86 ha, diện tích rừng trồng 63.031,68 ha; diện tích chưa thành rừng 169.901,6 ha. Độ che phủ rừng đạt 63,12%. Tuy nhiên, xu thế phát triển rừng của Kon Tum là giảm rừng giàu, rừng trung bình; tăng diện tích rừng nghèo, rừng non. Ba khu rừng đặc dụng rất phong phú, đa dạng về số lượng, chủng loại, là nơi chứa nhiều nguồn gen động, thực vật quý hiếm, mang tính đa dạng sinh học, có giá trị và ý nghĩa rất lớn cho công tác nghiên cứu khoa học, điển hình là cây sâm khu 5, đặc sản quý của núi rừng Ngọc Linh phía Bắc tỉnh.

Rừng trên địa bàn tỉnh Kon Tum có tính đa dạng sinh học cao, phần lớn là rừng nguyên sinh có nhiều gỗ quý như Cẩm lai, Giáng hương, Pơmu, … một số lâm sản có giá trị kinh tế và dược liệu cao như Sâm Ngọc Linh, Sa nhân, Mã tiền, Hoàng đằng, Ngũ gia bì, Hà thủ ô, … Bên dưới tán rừng có nhiều loài động vật sinh sống, trong đó có nhiều loài quý, hiếm cần nằm trong Sách Đỏ Việt Nam và trong Danh lục Đỏ quốc tế (IUCN).

Hiện nay, hệ sinh thái rừng có sự biến động nhẹ về chất lượng và độ che phủ; rừng trồng có mức đa dạng sinh học thấp trong khi rừng tự nhiên có mức đa dạng sinh học cao (rừng có nhiều tầng, trữ lượng cacbon cao, nơi sinh sống lâu đời của các loài động thực vật hoang dã quý hiếm và có giá trị hấp thụ CO2 gấp nhiều lần rừng trồng, rừng cây công nghiệp) nhưng tỷ lệ bảo tồn thấp.

IV. Lịch sử phát triển

Khi mới thành lập lại, tình hình kinh tế xã hội của tỉnh còn rất nhiều khó khăn, cơ sở vật chất lạc hậu, tỷ lệ nghèo đói luôn ở mức cao: Bình quân lương thực đầu người chỉ đạt 295 kg, thu nhập bình quân đầu người 88,6 USD; công nghiệp và tiểu thủ công nghiệp có quy mô nhỏ bé, sản phẩm chưa nhiều, chất lượng thấp; thương mại - dịch vụ yếu kém; giao thông trong thế ngõ cụt, nhiều xã không có đường giao thông đến trung tâm; thu ngân sách tỉnh chỉ có 7,8 tỷ đồng, đáp ứng một phần rất nhỏ so với nhu cầu chi lúc bấy giờ; đời sống Nhân dân còn khó khăn về nhiều mặt, tỷ lệ hộ nghèo trên 60%. Hệ thống giáo dục còn sơ khai, thiếu thốn, với 110 trường các cấp, 108 làng trắng về giáo dục, tỷ lệ người mù chữ lên tới 17,7%; hệ thống y tế vừa thiếu, vừa yếu, chỉ có 855 giường bệnh với 49 bác sỹ; cơ sở vật chất văn hóa, thông tin lạc hậu, nhiều xã vùng sâu, vùng xa còn trắng về thông tin; hoạt động của hệ thống chính trị còn nhiều hạn chế, đội ngũ cán bộ cơ sở thiếu và yếu, trên 50% thôn, làng trắng tổ chức đảng... Đến nay, tỉnh Kon Tum đã từng bước vươn lên, đạt nhiều thành tựu quan trọng trên tất cả các lĩnh vực.

Tăng trưởng kinh tế duy trì được tốc độ tăng trưởng khá cao và liên tục qua các năm. Quy mô nền kinh tế của tỉnh năm 2020 tăng gấp 132 lần so với năm 1992. Tổng sản phẩm trên địa bàn bình quân đầu người được cải thiện rõ rệt, từ 88,6 USD năm 1992 lên 2.040,6 USD năm 2020, tăng 23 lần. Cơ cấu kinh tế chuyển dịch theo hướng tăng dần tỷ trọng công nghiệp - xây dựng, dịch vụ và giảm dần tỷ trọng nông lâm nghiệp. Từ chỗ cơ cấu kinh tế kinh tế mà tỷ trọng nông- lâm nghiệp trong GDP chiếm 67,3%, công nghiệp-xây dựng chiếm 7,4%, thương mại-dịch vụ chiếm 25,3% vào năm 1991; đến cuối năm 2021, tỷ trọng ngành công nghiệp-xây dựng chiếm khoảng 28,64%, thương mại-dịch vụ chiếm khoảng 42,62%.

Khi mới tái lập tỉnh, ngành nông nghiệp của tỉnh chủ yếu là sản xuất theo hướng tự cung, tự cấp, tình trạng thiếu đói giáp hạt xảy ra thường xuyên và ở diện rộng. Tỉnh đã tăng cường khai hoang, cải tạo đồng ruộng, chuyển đổi cơ cấu cây trồng và áp dụng khoa học - kỹ thuật tiên tiến vào sản xuất để tăng năng suất, sản lượng cây trồng, vật nuôi. Diện tích lúa đông xuân tăng từ 2.685 ha năm 1991 lên 7.123,7 ha năm 2021. Các loại cây hàng hóa gắn với công nghiệp chế biến và thị trường tiêu thụ như: sắn, mía, cao su và cà phê được tiếp tục được mở rộng. Đến năm 2021, so với năm 1991: diện tích cao su của tỉnh đạt 76.233 ha, gấp 84 lần; diện tích cà phê của tỉnh đạt 29.176 ha, gấp 9,26 lần. Cây mía, cây sắn liên tục tăng cả về diện tích, năng suất và sản lượng. Nhiều loại cây trồng có lợi thế so sánh của tỉnh được quan tâm đầu tư. Một số loại cây công nghiệp chủ lực của tỉnh phát triển ổn định, trở thành mặt hàng nông sản quan trọng xuất khẩu ra thị trường nước ngoài. Sâm Ngọc Linh và các loại dược liệu khác tiếp tục được mở rộng, tạo ra được các vùng chuyên canh nguyên liệu tập trung cho công nghiệp chế biến. Ngành thủy sản bước đầu phát triển, thông qua thực hiện một số chương trình, dự án nhằm khai thác tiềm năng lợi thế của các lòng hồ thủy điện, thủy lợi; Nghề nuôi cá lồng bè được mở rộng về quy mô; nuôi cá nước lạnh được quan tâm đầu tư phát triển, một số mô hình nuôi thủy sản có giá trị kinh tế, mang tính hàng hóa như: cá Tầm, cá Hồi ở Kon Plông; cá Bống tượng ở Đăk Tô, Ba Ba ở Sa Thầy, cá Lăng ở Đăk Hà, ...

Khi mới tái lập, cơ sở vật chất kỹ thuật ngành công nghiệp của tỉnh hết sức nghèo nàn, lạc hậu. Trải qua 30 năm, hoạt động sản xuất công nghiệp của tỉnh đã có những thay đổi vượt bậc và góp phần không nhỏ vào sự phát triển chung của tỉnh. Giá trị sản xuất công nghiệp tăng từ 46,46 tỷ đồng năm 1991 lên 7.647 tỷ đồng năm 2021. Các ngành công nghiệp có lợi thế được quan tâm đầu tư (thủy điện, chế biến nông lâm sản, sản xuất vật liệu xây dựng…). Việc khôi phục, phát triển các làng nghề thủ công, mỹ nghệ truyền thống đã được chú trọng thực hiện.

Lĩnh vực thương mại - dịch vụ có sự phát triển tương đối khá. Thị trường nội địa liên tục phát triển với tốc độ cao, chủng loại và cơ cấu hàng hóa ngày càng phong phú, đa dạng, đáp ứng tốt nhu cầu sản xuất và đời sống của nhân dân trong tỉnh. Dịch vụ bưu chính, viễn thông, bảo hiểm, nhà hàng, khách sạn...có bước phát triển mạnh mẽ. Kim ngạch xuất khẩu của tỉnh năm 2021 đạt 290,5 triệu USD, tăng gấp 264 lần so với năm 1991. Ngành du lịch phát triển nhanh và bền vững, từng bước trở thành ngành kinh tế mũi nhọn.

Là một tỉnh có điều kiện kinh tế - xã hội rất khó khăn, nhưng lĩnh vực giáo dục và đào tạo của tỉnh đã được chú trọng, ưu tiên và được coi là nhiệm vụ trọng tâm trong quá trình phát triển. Đến nay, chất lượng giáo dục nói chung, giáo dục học sinh dân tộc thiểu số nói riêng có sự chuyển biến tích cực. Công tác xã hội hóa giáo dục đã thu hút sự quan tâm, tham gia của toàn xã hội. Từ chỗ tỷ lệ mù chữ trong độ tuổi 15-25 là trên 46% vào năm 1991; đến năm 2000, tỉnh Kon Tum được công nhận phổ cập giáo dục tiểu học và xoá mù chữ và là tỉnh đầu tiên ở khu vực Tây Nguyên được công nhận đạt chuẩn phổ cập giáo dục trung học cơ sở.

Khi mới tái lập tỉnh, dân cư còn khá thưa thớt, đến năm 2021 dân số trung bình trên địa bàn tỉnh là 567.780 người, tăng gấp 2,33 lần so với năm 1991. Công tác y tế và chăm sóc sức khoẻ nhân dân có nhiều tiến bộ. Khi mới tái lập tỉnh, cơ sở vật chất của ngành y tế thiếu thốn nghiêm trọng; đội ngũ cán bộ y tế vừa thiếu, vừa yếu… Đến nay, mạng lưới y tế được xây dựng, củng cố và kiện toàn từ tỉnh đến cơ sở; toàn tỉnh 100% trạm y tế xã có bác sỹ; 100% thôn, làng có nhân viên y tế hoạt động. Đội ngũ cán bộ có trình độ chuyên sâu và trang thiết bị hiện đại cùng với việc nâng cao hiệu lực và hiệu quả quản lý điều hành giúp ngành y tế tỉnh nâng cao năng lực và chất lượng khám, chữa bệnh; đáp ứng ngày càng tốt hơn công tác chăm sóc và bảo vệ sức khoẻ của nhân dân.

Đời sống văn hóa của nhân dân ngày càng phong phú, công tác bảo tồn, khôi phục, tôn tạo và phát huy các giá trị di sản văn hóa truyền thống được tăng cường. Thiết chế văn hóa từ tỉnh đến cơ sở từng bước được đầu tư xây dựng; một số phong tục, tập quán của đồng bào dân tộc thiểu số tại chỗ được nghiên cứu, sưu tầm và phục dựng; công tác quản lý nhà nước về văn hóa, giao lưu và hợp tác quốc tế về văn hóa có nhiều khởi sắc. Cơ sở hạ tầng lĩnh vực thể dục, thể thao từng bước được hoàn thiện; công các xã hội hóa thể dục, thể thao được nhiều tổ chức và cá nhân hưởng ứng. Phong trào tập luyện thể dục thể thao trong quần chúng được duy trì, nhiều môn thể thao dân tộc được bảo tồn và phát triển...

Công tác xoá đói giảm nghèo được triển khai một cách đồng bộ và đạt được kết quả quan trọng. Từ một tỉnh với tỷ lệ hộ đói, nghèo trên 65%, đến năm 2005 toàn tỉnh không còn hộ đói và đến năm 2021 tỷ lệ hộ nghèo giảm xuống còn 6,32%. Các chính sách giải quyết đất ở, đất sản xuất cho hộ đồng bào dân tộc thiểu số; chính sách hỗ trợ nhà ở đối với gia đình chính sách, hộ đồng bào dân tộc thiểu số nghèo, hộ nghèo được triển khai tích cực, có hiệu quả. Chính sách khám chữa bệnh miễn phí cho người nghèo được tỉnh quan tâm chỉ đạo và đạt kết quả đáng khích lệ. Những kết quả này đã góp phần tăng cường và củng cố niềm tin của nhân dân đối với Đảng và Nhà nước.

Hạ tầng kinh tế - xã hội, nhất là hạ tầng giao thông được đầu tư đồng bộ, diện mạo đô thị từng bước đổi mới. Đến nay, 100% số xã có đường ô tô vào đến trung tâm xã; 99,85% số hộ được sử dụng điện; tỷ lệ hộ gia đình ở đô thị sử dụng nước sạch đạt 90%; tỷ lệ dân số nông thôn được cung cấp nước hợp vệ sinh đạt 91%; tỷ lệ rác thải sinh hoạt (thành thị và nông thôn) được thu gom và xử lý đạt 85%... Toàn tỉnh hiện có 08 đô thị đã được công nhận và phân loại, bao gồm: 01 Đô thị loại III (Thành phố Kon Tum); 01 Đô thị loại IV (thị trấn Plei Kần, huyện Ngọc Hồi) và 06 Đô thị loại V (thị trấn Đăk Glei, huyện Đăk Glei; thị trấn Đăk Tô, huyện Đăk Tô; thị trấn Đăk Hà, huyện Đăk Hà; thị trấn Sa Thầy, huyện Sa Thầy; thị trấn Đăk Rve, huyện Kon Rẫy; thị trấn Măng Đen, huyện Kon Plông)….

V. Kinh tế

1. Công nghiệp

Công nghiệp là ngành kinh tế quan trọng của tỉnh, những năm gần đây có chuyển biến cả về quy mô và chất lượng. Giai đoạn 2016-2020, giá trị sản xuất công nghiệp tăng đều qua các năm, bình quân 11,5%/năm; ước thực hiện năm 2021 theo giá so sánh năm 2010 đạt 4.265,6 tỷ đồng và theo giá hiện hành đạt 7.647,78 tỷ đồng. Tỷ trọng các ngành Công nghiệp - xây dựng tăng từ 22,84% năm 2015 lên 28,64% năm 2021. Các ngành công nghiệp có lợi thế của tỉnh được chú trọng phát triển, một số sản phẩm chủ yếu như chế biến cao su, cà phê, sắn, sản xuất vật liệu xây dựng, phát triển thủy điện, điện gió và điện mặt trời… có những bước phát triển đáng kể.

1.1. Sản phẩm công nghiệp

- Ngành công nghiệp năng lượng: Đến hết năm 2021, toàn tỉnh có 30 công trình thủy điện đưa vào khai thác vận hành với sản lượng điện ước đạt 2,4 tỷ KWh/năm. Nhiều công trình điện năng lượng tái tạo (điện gió, điện mặt trời) quy mô lớn đã được bổ sung quy hoạch và đang được triển khai các thủ tục đầu tư như: Dự án Nhà máy điện gió Tân Tấn Nhật - Đăk Glei (50MW), dự án Nhà máy điện gió Kon Plông (103,5 MW), dự án nhà máy điện mặt trời Sê San 4 (49MW),… góp phần đảm bảo năng lượng điện phục vụ sản xuất và đời sống của nhân dân. 

- Chế biến cà phê: Tổng công suất thiết kế của ngành chế biến cà phê của tỉnh khoảng trên 150 tấn bột/năm. Sản phẩm chủ yếu là cà phê bột, cà phê hòa tan và đánh bóng cà phê với công nghệ tiên tiến, hiện đại; đã xuất khẩu sang một số nước như Singapore, Bỉ, Thụy sĩ, Tây Ban Nha, Mê Hy Cô...

- Chế biến cao su: Tổng công suất thiết kế các nhà máy chế biến cao su trên địa bàn đạt trên 60.000 tấn/năm; chủ yếu là sơ chế mủ cao su khô SVR10, SVR3L và RSS, chế biến sản phẩm dây thun khoanh; sản phẩm được xuất khẩu qua các nước Canada, Thổ Nhĩ Kỳ, Hàn Quốc. Trong tương lai, sẽ kêu gọi đầu tư và khuyến khích các doanh nghiệp chuyển đổi dây chuyền và công nghệ thiết bị tiên tiến, tập trung vào chế biến sâu để tạo ra sản phẩm có lợi thế cạnh tranh trong nước và khu vực. Dự báo mặt hàng cao su sẽ đóng góp lớn cho giá trị công nghiệp cũng như giá trị xuất khẩu của tỉnh trong thời gian tới.

- Công nghiệp chế biến gỗ, lâm sản và giấy: Đã đầu tư chiều sâu và mở rộng các cơ sở mộc và ván ép hiện có nhằm mở rộng khả năng sử dụng nguyên liệu từ gỗ rừng trồng, gỗ ván công nghiệp, đa dạng hoá mặt hàng và nâng cao chất lượng sản phẩm. Trên địa bàn tỉnh hiện có 05 công ty TNHH có quy mô lớn chuyên sản xuất hàng đồ gỗ xuất khẩu.

1.2. Khu kinh tế, khu công nghiệp, cụm công nghiệp

Theo quy hoạch, toàn tỉnh có 01 Khu kinh tế cửa khẩu quốc tế Bờ Y, 03 khu công nghiệp và 18 cụm công nghiệp đang từng bước hoạn thiện kết cấu hạ tầng để thu hút nhà đầu tư.

- Khu kinh tế cửa khẩu quốc tế Bờ Y: Có Quy hoạch chung xây dựng được phê duyệt với quy mô 70.438 ha, dự kiến điều chỉnh còn 16.000 ha để thuận lợi trong công tác quản lý đất đai, quy hoạch xây dựng... tránh chồng chéo giữa các quy hoạch của địa phương và quy hoạch Khu kinh tế. Cơ bản hệ thống hạ tầng bước đầu đáp ứng được nhu cầu giao thông đi lại và các hoạt động đầu tư, kinh doanh, thương mại, dịch vụ, du lịch qua Cửa khẩu quốc tế Bờ Y. Hiện có 69 dự án được chấp thuận chủ trương đầu tư với tổng vốn đầu tư đăng ký 1.454,5 tỷ đồng. Tổng số lao động sử dụng của các dự án đang hoạt động 1.255 người; doanh thu hoạt động năm 2020 đạt khoảng 1.224 tỷ đồng; nộp ngân sách nhà nước khoảng 44,8 tỷ đồng; thu nhập bình quân của người lao động đạt 6,18 triệu đồng/người/tháng.

- Khu công nghiệp: Hiện có 01 khu công nghiệp (Khu công nghiệp Hòa Bình, thành phố Kon Tum - diện tích 60ha) đi vào hoạt động với tỷ lệ lấp đầy 100%, cung cấp việc làm cho 1.196 lao động với thu nhập bình quân 5,5 triệu đồng/người/tháng; các khu công nghiệp còn lại (Khu công nghiệp Sao Mai, thành phố Kon Tum – diện tích 79,41 ha; Khu công nghiệp Đăk Tô, huyện Đăk Tô - diện tích 146,76 ha) đang được đẩy mạnh công tác bồi thường, giải phóng mặt bằng để kêu gọi nhà đầu tư đầu tư kinh doanh kết cấu hạ tầng. Ngoài ra, tỉnh cũng đang thực hiện các thủ tục cần thiết để bổ sung quy hoạch Khu công nghiệp sản xuất, chế biến dược liệu tập trung tại xã Tân Cảnh và thị trấn Đăk Tô, huyện Đăk Tô với diện tích 200 ha để đẩy mạnh hoạt động sản xuất, chế biến dược liệu - một trong những sản phẩm nông nghiệp thế mạnh của tỉnh.

- Cụm công nghiệp: Đã có 13/18 cụm công nghiệp đã được thành lập và quy hoạch chi tiết với tổng diện tích 438 ha, trong đó có 08 cụm công nghiệp đã đi vào hoạt động với tỷ lệ lấp đầy bình quân là 72%, có 38 doanh nghiệp và 509 cơ sở sản xuất, kinh doanh đăng ký đầu tư vào cụm công nghiệp. Tuy nhiên, thực tế tại một số cụm công nghiệp, nhiều doanh nghiệp và cơ sở sản xuất, kinh doanh không hoạt động; hiệu quả sử dụng đất và tỷ lệ lấp đầy đất công nghiệp đạt thấp. Doanh nghiệp, cơ sở sản xuất đầu tư vào cụm công nghiệp đều là doanh nghiệp nhỏ và vừa, năng suất, chất lượng và cạnh tranh sản phẩm trên thị trường hạn chế.

2. Nông nghiệp

Sản xuất nông nghiệp phát triển theo chiều sâu. Một số loại cây công nghiệp chủ lực của tỉnh phát triển ổn định, trở thành mặt hàng nông sản quan trọng xuất khẩu ra thị trường nước ngoài. Sâm Ngọc Linh và các loại dược liệu khác tiếp tục được mở rộng, tạo ra được các vùng chuyên canh nguyên liệu tập trung cho công nghiệp chế biến. Giá trị tổng sản phẩm toàn ngành nông, lâm nghiệp và thủy sản năm 2021 (theo giá so sánh 2010) đạt 3.426 tỷ đồng, tốc độ tăng trưởng 5,75%, tỷ trọng ngành nông, lâm nghiệp và thủy sản chiếm 20,19% giá trị tổng sản phẩm cả tỉnh.

2.1. Tình hình sản xuất nông lâm nghiệp

Tổng diện tích đất tự nhiên của tỉnh là 967.729 ha, trong đó: Diện tích đất nông nghiệp 902.180 ha, chiếm 93,23% tổng diện tích đất tự nhiên (đất sản xuất nông nghiệp 297.959 ha; đất lâm nghiệp có rừng 602.487,5 ha; đất nuôi trồng thuỷ sản: 1.240,8 ha; đất nông nghiệp khác 492,8 ha); diện tích đất phi nông nghiệp 56.362,6 ha chiếm 5,82% tổng diện tích tự nhiên; đất chưa sử dụng 9.186,9 ha chiếm 0,95% tổng diện tích tự nhiên.

- Về trồng trọt: Tổng diện tích gieo trồng một số cây trồng chính đạt: 189.013,2 ha, trong đó: cây lúa: 23.341 ha, năng suất: 41,49 tạ/ha; sản lượng: 96.839 tấn; cây ngô: 5.531 ha, năng suất 41,88 tạ/ha; sản lượng: 23.169 tấn; cây sắn: 38.768 ha, năng suất: 150,87 tạ/ha; sản lượng: 584.896 tấn; cây mía: 945 ha, năng suất: 554 tạ/ha; sản lượng: 52.355 tấn; cây cà phê: 28.986 ha, diện tích cho thu hoạch: 24.001 ha; năng suất: 25,74 tạ/ha; sản lượng: 61.789 tấn; cây cao su: 76.841 ha, diện tích cho thu hoạch: 56.038 ha; năng suất: 14,45 tạ/ha; sản lượng: 80.982 tấn; Cây ăn quả: 6.288 ha.

- Về chăn nuôi: Tình hình phát triển chăn nuôi gia súc, gia cầm trên địa bàn toàn tỉnh tương đối ổn định và có sự tăng nhẹ tại các cơ sở chăn nuôi đảm bảo an toàn sinh học, cụ thể: tổng đàn gia súc: 259.937 con, trong đó: Đàn trâu là 24.993 con, sản lượng 745 tấn; Đàn bò là 80.742 con, sản lượng 5.054 tấn; Đàn lợn là 149.638 con, sản lượng 20.796 tấn.

- Về thủy sản: Diện tích nuôi trồng thủy sản trên địa bàn toàn tỉnh 1.341,8 ha, trong đó: Nuôi ao hồ nhỏ 775,8 ha; nuôi mặt nước lớn trên các lòng hồ thủy điện, thủy lợi 566 ha; ngoài ra, nuôi trong lồng 297 lồng. Đối tượng nuôi chủ yếu là cá diêu hồng, trắm cỏ và một ít thủy đặc sản phục vụ du lịch như: cá lăng, chình trên lòng hồ Sê San ... và nuôi cá nước lạnh 0,7 ha. Tổng sản lượng thủy sản đạt 6.608 tấn.

- Về lâm nghiệp: Diện tích đất lâm nghiệp 610.612,54 ha (có rừng), có độ che phủ chiếm 63,12%, tổng trữ lượng gỗ 83,316 triệu m3 và 1,15 tỷ cây tre nứa đây được xem là tiềm năng và thế mạnh số một của ngành lâm nghiệp tỉnh Kon Tum. Trữ lượng các loại lâm sản ngoài gỗ dưới tán rừng cao, có giá trị kinh tế như: Sâm Ngọc Linh, Hồng đảng sâm, Sa nhân, Song mây, Mã tiền, Vàng đắng… trong đó đặc biệt là sâm Ngọc Linh, một loại dược liệu đặc hữu với giá trị dược học, kinh tế cao. Đầu tư phát triển và sử dụng bền vững lâm sản ngoài gỗ là hướng đi của ngành phù hợp với tình hình hiện nay.

2.2. Các sản phẩm đặc sản của tỉnh

Kon Tum có nhiều loại sản phẩm đặc sản nông nghiệp như như: Cà phê 61.789 tấn; sắn 584.896 tấn; Sâm Ngọc Linh trồng dưới tán rừng được khoảng 1.240,7 ha; cây dược liệu khác khoảng 2.664 ha,...

Hiện tại có 11 loại dược liệu được chú trọng đầu tư, phát triển đã có sản phẩm thu hoạch dưới dạng dược liệu thô (Sâm Ngọc Linh, Đảng sâm, Đương quy, Nghệ vàng, Sa nhân tím, Lan kim tuyến, Ngũ vị tử), trong đó Sâm Ngọc linh và Đảng sâm là cây chủ lực phát triển với diện tích lớn. Đã hình thành được chuỗi liên kết từ trồng, thu hoạch, chế biến và phân phối dược liệu đối với Sâm Ngọc linh, Đảng sâm, Đương qui, Ngũ vị tử bước đầu các sản phẩm đã có thương hiệu trên thị trường trong nước. Các doanh nghiệp ngoài Quốc doanh đã đầu tư dây chuyền chế biến dược liệu như: (1) Công ty Cổ phần Sâm Ngọc Linh Kon Tum trồng, khai thác và chế biến và phân phối các sản phẩm từ củ, lá Sâm Ngọc Linh cho ra các sản phẩm rượu sâm SK5, dịch chiết Sâm Ngọc linh SK5, trà túi lọc sâm SK5; Mật ong sâm SK4; thực phẩm bổ sung nước tăng lực SK5 Sói đêm; Nước giải khác dưỡng da NoLiKo.... (2) Công ty Sâm Ngọc Linh Tu Mơ Rông - Kon Tum khai thác, chế biến  Sâm Ngọc Linh, Đảng sâm ra các sản phẩm Trà Sâm ngọc linh hòa tan, Collagen sâm ngọc linh, Viên nang mềm sinh lý Sâm ngọc linh, Rượu sâm ngọc linh, Cà phê sâm ngọc linh, Mật ong sâm ngọc linh,  Dầu gió Tinh nhân sâm; (3) Công ty Thái Hòa liên kết, thu mua các sản phẩm cây Đảng sâm, Đương quy, Ngũ vị tử chế biến các loại sản phẩm rượu sâm, trà hòa tan và một số thuốc đông y phục vụ khám chữa bệnh; (4) Công ty CP nước giải khát sâm dây Ngọc linh xây dựng nhà máy nước giải khát, Trà túi lọc sâm dây Ngọc linh tại thôn Đăk Nớ xã Đăk Pék.

2.3. Khu bảo tồn thiên nhiên, vườn Quốc gia

Theo Quy hoạch hệ thống rừng đặc dụng cả nước đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030 đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tại Quyết định 1976/QĐ-TTg ngày 30/10/2014, tỉnh Kon Tum có 03 khu rừng đặc dụng được quy hoạch chuyển tiếp, cụ thể: (1) Vườn quốc gia Chư Mom Ray với diện tích 56.003 ha; mục đích thành lập: Bảo tồn đa dạng sinh học, hệ sinh thái rừng và các loài động vật, thực vật quý hiếm. (2) Khu bảo tồn thiên nhiên Ngọc Linh với diện tích 38.008,66 ha; mục đích thành lập: Bảo vệ rừng, các loài quý, hiếm, đặc hữu và loài Sâm Ngọc Linh. (3) Khu bảo tồn loại/sinh cảnh rừng đặc dụng Đăk Uy với diện tích 659,5 ha; mục đích thành lập: Bảo tồn sinh cảnh các nguồn gen quý hiếm các loài Trắc, Giáng hương, Cẩm lai.

2.4. Chương trình MTQG xây dựng nông thôn mới

Triển khai xây dựng nông thôn mới, tỉnh Kon Tum có 85 xã, trong đó có 54 xã đặc biệt khó khăn, biên giới, xã an toàn khu (trong đó có 49 xã thuộc diện xã ĐBKK). Số tiêu chí đạt chuẩn bình quân/xã đến cuối năm 2021 là 15,4 tiêu chí, với 36 xã cơ bản đạt chuẩn 19/19 tiêu chí (trong đó 35 xã đã được công nhận xã đạt chuẩn NTM), số xã đạt chuẩn từ 15 đến 18 tiêu chí là 05 xã, số xã đạt chuẩn từ 10 - 14 tiêu chí là 42 xã và 01 xã đạt 8 tiêu chí (không có xã đạt chuẩn dưới 8 tiêu chí).

Chương trình mỗi xã một sản phẩm (Chương trình OCOP): Hiện nay, tỉnh Kon Tum đã có 148 sản phẩm OCOP đạt chuẩn từ 3 sao trở lên (trong đó có 01 sản phẩm 5 sao, 06 sản phẩm tiềm năng 5 sao, 14 sản phẩm 4 sao và 127 sản phẩm 3 sao). Các sản phẩm OCOP chủ yếu thuộc nhóm thực phẩm, đồ uống giải khát, thực phẩm chức năng...được chế biến từ các loài thảo dược, dược liệu như Sâm Ngọc Linh và Đảng Sâm, Cà phê....

2.5. Nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao

Thành lập 01 Khu NN UDCNC Măng Đen được quy hoạch và đưa vào hoạt động với tổng diện tích 170 ha để thu hút các dự án đầu tư sản xuất nông nghiệp ứng dụng công nghệ. công nhận được 02 Vùng Nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao tại huyện Kon Plông và huyện Đăk Hà và hỗ trợ 02 doanh nghiệp đạt các tiêu chí để công nhận doanh nghiệp NNUDCNC.

- Lĩnh vực trồng trọt: Diện tích các loại cây trồng sản xuất theo hướng ứng dụng công nghệ cao ngày càng tăng. Hiện tại, tổng diện tích sản xuất nông nghiệp có ứng dụng công nghệ cao đạt 8.000 ha([2]).

Các công nghệ cao trong nông nghiệp được triển khai thực hiện và duy trì áp dụng trong sản xuất trồng trọt trên địa bàn tỉnh, như: Biện pháp thâm canh tổng hợp, bán tự động hóa, cơ giới hóa các khâu sản xuất; công nghệ nhà kính, nhà lưới, nhà màng thông minh; công nghệ tưới tiết kiệm nước, tự động hóa trong bón phân, dùng kỹ thuật GPS trong kiểm soát sâu bệnh; hệ thống thủy canh; công nghệ giá thể (ứng dụng trong các loại rau, hoa và cây công nghiệp dài ngày, cây ăn quả); ứng dụng công nghệ mô hom để nhân giống quy mô công nghiệp (cây lan kim tuyến, lan Giả hạc, lan Hồ điệp, địa lan, sâm dây, đương quy, chuối,...); Vật liệu mới như ứng dụng nano, bạt phủ giữ ẩm đất... được quan tâm sử dụng trong trồng trọt;....

- Lĩnh vực chăn nuôi: Sản xuất chăn nuôi ứng dụng công nghệ cao trên địa bàn tỉnh có xu hướng tăng về số lượng và quy mô. Việc ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất được chú trọng, góp phần kiểm soát tốt dịch bệnh, nâng cao năng suất, hiệu quả trong chăn nuôi. Chuyển dịch lớn từ chăn nuôi nông hộ sang chăn nuôi công nghiệp và bán công nghiệp theo hình thức trang trại: Hiện tại trên địa bàn tỉnh có 139 cơ sở, hộ chăn nuôi theo quy mô trang trại, trong đó có 36 cơ sở chăn nuôi gia cầm([3]); 101 cơ sở, trang trại chăn nuôi lợn([4]); 01 trang trại chăn nuôi dê quy mô lớn; 01 trang trại chăn nuôi bò quy mô vừa; có 34 liên kết trong hoạt động chăn nuôi([5]).

- Chăn nuôi đại gia súc hiện tại Công ty TH đang triển khai xây dựng trang trại chăn nuôi  bò sữa tập trung ứng dụng công nghệ cao tại xã Mô Rai: với quy mô 500 ha và triển khai nuôi khoảng 10.000 con bò sữa; Công ty trách nhiệm hữu hạn Đại Thiên Phú xây dựng trang trại lợn quy mô 12.000 con tại xã Rờ Kơi, và công tác chăn nuôi bò vỗ béo tại huyện Sa Thầy; Công ty Duyên Thịnh Phát xây dựng trang trại chăn nuôi heo quy mô 25.000 con tại xã Ia Dom, huyện Ia H’Drai; đang triển khai xây dựng đề án phát triển trang trại chăn nuôi bò tại xã Đắk Rơ Wa, thành phố Kon Tum.

- Lĩnh vực thủy sản: Trên địa bàn tỉnh, nuôi trồng thủy sản ứng dụng công nghệ cao chủ yếu tại vùng nuôi trồng thủy sản tập trung tại huyện Đăk Hà. Trong đó chủ yếu sử dụng công nghệ giống mới, chế phẩm sinh học, máy quạt nước... tạo năng suất cao, giảm thiểu ô nhiễm môi trường. Bên cạnh đó, một số hộ dân tại xã Đăk Mar, huyện Đăk Hà đang triển khai mô hình nuôi thủy sản công nghệ cao CPF. Tổng diện tích nuôi trồng thủy sản theo hướng công nghệ cao đạt khoảng 40 ha, năng suất đạt bình quân khoảng 08 tấn cá/ha/vụ, sản lượng thủy sản ứng dụng công nghệ cao đạt khoảng 640 tấn/năm. Chủ yếu là nuôi cá rô phi đơn tính Progift.

- Lĩnh vực lâm nghiệp: Hệ thống bản đồ quản lý rừng trên địa bàn tỉnh đã được chuyển đổi thành bản đồ số và được đăng tải trên trang thông tin của Bộ nông nghiệp và phát triển nông thôn để các tổ chức, cá nhân có liên quan truy cập và truy xuất dữ liệu khi cần thiết. Sử dụng camera để quản lý rừng, quản lý lâm sản và Sâm Ngọc linh. Ứng dụng các phần mềm chuyên dụng về bản đồ chạy trên hệ điều hành Android, IOS cài đặt trên điện thoại di động thông minh để tuần tra, kiểm tra rừng, theo dõi diễn biến tài nguyên rừng. Ứng dụng GIS và viễn thám (ảnh vệ tinh) trong công tác quản lý bảo vệ rừng, theo dõi diễn biến tài nguyên rừng; sử dụng Flycam phục vụ trong công tác kiểm tra rừng, chụp ảnh phát hiện và ngăn chặn kịp thời các hành vi vi phạm Luật Lâm nghiệp tại các khu vực đồi núi dốc khó tiếp cận; ứng dụng máy đục khắc gỗ 3D trong sản xuất đồ gỗ mỹ nghệ.

- Chế biến và tiêu thụ sản phẩm nông lâm thủy sản: Hiện nay trên địa bàn tỉnh đã có 139 cơ sở chế biến nông thủy sản, các cơ sở đã dần dần thay thế máy móc, công nghệ lạc hậu, đầu tư nhà xưởng, máy móc, dây chuyền và áp dụng công nghệ như: sử dụng máy bắn màu để loại quả cà phê quả  xanh, nhân đen; công nghệ Enzym tách nhớt trong chế biến cà phê nhân; máy sấy lạnh để sấy bột gừng, nghệ, sả, ớt, chùm ngây...; máy sấy thăng hoa sấy các loại dược liệu (Đông trùng hạ thảo, tinh dầu, tinh Hồng đẳng sâm...) để tạo sản phẩm mẫu mã phù hợp thị hiếu thị trường hiện nay, có chất lượng, đảm bảo an toàn thực phẩm, gía trị gia tăng, có khả năng cạnh tranh thị trường trong và ngoài nước.

3. Dịch vụ

3.1. Thương mại, dịch vụ:

Thương mại, dịch vụ phát triển mạnh, ngày càng mở rộng về các vùng nông thôn; việc đầu tư hạ tầng thương mại, hệ thống siêu thị, cửa hàng tổng hợp, cửa hàng tiện ích có sự phát triển nhanh chóng. Đến nay hầu hết các huyện, thành phố đều có hệ thống phân phối bán buôn, bán lẻ; từng bước phát triển thương mại điện tử; chủ động tìm kiếm mở rộng thị trường tiêu thụ sản phẩm ra nước ngoài; ký kết giao thương với các tỉnh, thành phố lớn … Tổng mức bán lẻ hàng hóa, doanh thu dịch vụ duy trì mức tăng trưởng khá cao, bình quân giai đoạn 2016-2020 đạt 11,9%/năm. Năm 2021, tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ đạt 25.065 tỷ đồng, tăng 12,6% so với cùng kỳ. Hệ thống siêu thị, chợ, trung tâm thương mại phát triển mạnh (Trung tâm thương mại Vincom Plaza, Siêu thị Co.opmart, Vinmart,…) góp phần tham gia bình ổn giá cả hàng hoá thiết yếu.

Kim ngạch xuất khẩu giai đoạn 2016-2020 đạt 951 triệu USD, tăng 2,48 lần so với kim ngạch xuất khẩu của cả giai đoạn 2011-2015 (383,4 triệu USD). Tốc độ tăng trưởng xuất khẩu bình quân giai đoạn 2016-2020 đạt 37%/năm, tăng 8,8 lần so với tốc độ tăng trưởng bình quân giai đoạn 2011-2015 (4,2%/năm). Mức tăng trưởng xuất khẩu bình quân giai đoạn 2016-2020 cao và tăng so với giai đoạn trước. Năm 2021, tổng giá trị xuất khẩu đạt 290,5 triệu USD, tăng 1,9% so với cùng kỳ; kim ngạch nhập khẩu đạt 6,3 triệu USD, tăng nhẹ so với cùng kỳ. Nhóm hàng nông sản (cao su, cà phê, sắn) chiếm tỷ trọng rất cao, sản lượng mặt hàng xuất khẩu chủ lực là cao su tăng đều qua các năm, thị trường xuất khẩu trong những năm gần đây ngày càng ít phụ thuộc vào thị trường truyền thống Trung Quốc mà mở rộng sang các thị trường mới như thị trường EU, Hoa Kỳ, Asean, Nhật Bản, ... (Tinh bột sắn); Ấn Độ, Malaysia, các nước khu vực Châu Âu và châu Mỹ (cao su thô, cao su tổng hợp); các nước EU như Anh, Pháp, Đức, Italia, … (Cà phê nhân, cà phê bột).

3.2. Hệ thống tài chính - ngân hàng

Giai đoạn 2016-2020, hệ thống mạng lưới chi nhánh, phòng giao dịch của các tổ chức tín dụng tiếp tục mở rộng theo năng lực về vốn và chất lượng quản trị hoạt động kinh doanh nhằm phát triển hoạt động dịch vụ ngân hàng. Trên địa bàn tỉnh có 16 chi nhánh tổ chức tín dụng, trong đó có 10 chi nhánh ngân hàng thương mại (với mạng lưới 18 chi nhánh, 28 phòng giao dịch), 01 chi nhánh Ngân hành chính sách xã hội (gồm 09 phòng giao dịch và 102 điểm giao dịch tại 102/102 xã) và 05 quỹ tín dụng nhân dân. So với năm 2016 tăng thêm 01 chi nhánh tổ chức tín dụng và 12 phòng giao dịch.

Đến nay, các ngân hàng thương mại trên địa bàn tỉnh đã trang bị, lắp đặt và vận hành 241 máy POS và 80 máy ATM. Hoạt động luôn đảm bảo an toàn, hiệu quả và xuyên suốt, đáp ứng nhu cầu giao dịch của khách hàng. Tuy nhiên, hiện nay, mạng lưới các tổ chức tín dụng, mạng lưới máy ATM, máy POS chủ yếu tập trung theo các địa bàn có điều kiện phát triển về KTXH như thành phố Kon Tum, các huyện Đăk Hà, Ngọc Hồi, Đăk Tô; còn lại một số địa phương khác có số lượng chi nhánh/phòng giao dịch khá ít như các huyện Kon Plông, Đăk Glei, Kon Rẫy,…; thậm chí có địa phương chưa có mặt ngân hàng thương mại và/hoặc máy ATM như huyện Tu Mơ Rông, huyện Ia H’Drai.

Tốc độ tăng trưởng vốn huy động bình quân trong giai đoạn 2016-2020 là 15,5%/năm. Tính đến cuối năm 2021, tổng nguồn vốn huy động toàn địa bàn đạt 18.703 tỷ đồng, tăng 13% so với cùng kỳ; tổng dư nợ cho vay đạt 38.423 tỷ đồng, tăng 11,7% so với cùng kỳ; tổng nợ xấu 415 tỷ đồng, chiếm tỷ lệ 1,08% trên tổng dư nợ. Các tổ chức tín dụng đã thực hiện giảm lãi suất cho vay với mức giảm bình quân từ 0,5-2,5%/năm để hỗ trợ khách hàng phục hồi, duy trì, phát triển sản xuất kinh doanh trong tình hình dịch bệnh COVID-19.

3.3. Vận tải

Kon Tum hiện chưa có hoạt động kinh doanh vận tải hàng không và đường thủy; chỉ có hoạt động vận tải bằng đường bộ. Toàn tỉnh có 06/09 huyện, thành phố đã có bến xe khách tại trung tâm huyện cơ bản phục vụ nhu cầu đi lại của nhân dân. Ngoài ra còn có 05 đơn vị kinh doanh vận tải hành khách bằng xe taxi với tổng số 233 phương tiện. Các đơn vị đã bố trí phương tiện kinh doanh vận tải hầu hết tại trung tâm các huyện, thành phố trên địa bàn tỉnh và có phương án kinh doanh 24/24h. Hoạt động vận tải hành khách công cộng bằng xe buýt: Hiện có 03 đơn vị khai thác trên các tuyến Kon Tum đi Sa Thầy, Kon Tum đi Kon Plông, Kon Tum đi Ngọc Hồi, Kon Tum đi Gia Lai, Ia H’Drai đi PleiKu (Gia Lai) với tổng số 32 phương tiện.

3.4. Bưu chính, viễn thông

Đến năm 2021, toàn tỉnh có 11 doanh nghiệp đang hoạt động. Mạng lưới bưu chính công cộng hiện nay gồm tổng số điểm phục vụ là 141 điểm, được bố trí trải khắp các xã từ khu đông dân cư cho đến khu vực dân cư thưa thớt, với bán kính phục vụ 4,7km/điểm phục vụ, số dân phục vụ bình quân 3.854 người/điểm. Ngoài ra có 06 doanh nghiệp viễn thông đang hoạt động với tổng số trạm phủ sóng thông tin di động mặt đất (BTS) là 936 trạm, đạt 100% tổng số xã, phường, thị trấn trên toàn tỉnh được phủ sóng đáp ứng nhu cầu thông tin liên lạc và truy cập Internet cho người dân và chính quyền các cấp, phục vụ cho khoảng 389.883 thuê bao điện thoại di động. Hạ tầng mạng cáp quang đã được quang hóa đến 100% các xã trên địa bàn tỉnh, với tổng số thuê bao Internet băng rộng cố định hiện tại là 70.817 thuê bao. Nhìn chung, các doanh nghiệp đang tiếp tục đầu tư nâng cấp hệ thống mạng lưới và hạ tầng nhằm đảm bảo về dung lượng, chất lượng phục vụ và nhu cầu sử dụng của các tổ chức, cá nhân trên địa bàn tỉnh, đáp ứng nhu cầu trao đổi, tra cứu thông tin, góp phần thúc đẩy phát triển KTXH, đảm bảo an ninh - quốc phòng.

4. Du lịch

Với lịch sử hơn 100 năm hình thành và phát triển, cùng với các yếu tố đặc thù về địa hình, thổ nhưỡng, khí hậu, hệ thảm thực vật rừng đã tạo cho Kon Tum có nguồn tài nguyên du lịch phong phú, độc đáo:

4.1. Tài nguyên du lịch sinh thái

- Vùng du lịch sinh thái Măng Đen đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tại Quyết định số 298/QĐ-TTg ngày 05/02/2013 về việc phê duyệt Quy hoạch xây dựng vùng du lịch sinh thái Măng Đen và Quy hoạch chung, đô thị Kon Plông, huyện Kon Plông, tỉnh Kon Tum đến năm 2030. Với tính chất là vùng bảo tồn sinh thái, rừng quốc gia; là vùng du lịch nằm trong Quy hoạch tổng thể phát triển du lịch Việt Nam đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030. Đây cũng là vùng sản xuất nông nghiệp, lâm nghiệp, tiểu thủ công nghiệp phục vụ phát triển sinh thái và là vùng trọng điểm phát triển kinh tế phía Đông của tỉnh Kon Tum.

- Vườn quốc gia Chư Mom Ray với hệ sinh thái đa dạng và độc đáo, Khu bảo tồn thiên nhiên Ngọc Linh với loại sâm quý được ghi vào sách đỏ, Khu du lịch sinh thái Rừng đặc dụng Đăk Uy.... Các điểm suối nước nóng Đăk Tô - Thác Đăk Lung, lòng hồ Yaly, Khu du lịch Đăk Bla.

- Địa hình của Kon Tum chủ yếu là đồi núi ngắn, dốc, phong cảnh tự nhiên còn hoang sơ rất thuận lợi cho việc phát triển du lịch sinh thái, du lịch leo núi, du lịch mạo hiểm, du lịch nghỉ dưỡng, phát triển rau hoa xứ lạnh, trồng sâm Ngọc Linh...

4.2. Các di tích lịch sử, công trình tôn giáo

Các di tích lịch sử, cách mạng đã được xếp hạng cấp quốc gia như: Di tích lịch sử Ngục Kon Tum (thành phố Kon Tum), di tích lịch sử ngục Đăk Glei (huyện Đăk Glei); di tích lịch sử, danh thắng Măng Đen (huyện Kon Plông), di tích lịch sử chiến thắng Đăk Tô - Tân Cảnh (huyện Đăk Tô), di tích Chiến thắng Plei Kần (huyện Ngọc Hồi) với các dữ liệu lịch sử sinh động, hấp dẫn, hiện đang được tôn tạo, bảo quản giúp nhiều cho du khách muốn tìm hiểu về chiến trường Tây Nguyên, về truyền thống đấu tranh, truyền thống văn hóa của nhân dân các dân tộc tỉnh Kon Tum.

Các công trình tôn giáo có kiến trúc, nghệ thuật độc đáo như: Nhà Thờ Gỗ, Tòa Giám Mục, Chùa Bác Ái... là điểm đến hấp dẫn của du khách tham quan.

4.3. Tiềm năng phát triển du lịch cộng đồng

Tỉnh Kon Tum có hệ thống di sản văn hóa vật thể và phi vật thể rất phong phú, độc đáo, thể hiện bản sắc văn hóa dân gian truyền thống của đồng bào các dân tộc thiểu số, như: văn hóa luật tục, văn hóa cư trú, văn hóa lễ hội, văn hóa cồng chiêng và nhạc cụ dân tộc, các loại hình nghệ thuật dân gian truyền thống, văn hóa ẩm thực, văn hóa trang phục, dệt thổ cẩm, đan lát... là điều kiện thuận lợi để phát triển du lịch cộng đồng, nhằm mang lại lợi ích thiết thực về vật chất và tinh thần cho người dân và cộng đồng xã hội góp phần bảo tồn và phát huy giá trị văn hóa truyền thống.

Hiện công tác phát triển du lịch cộng đồng đang được chính quyền địa phương quan tâm chỉ đạo thực hiện, bước đầu đã nhận được sự hỗ trợ của một số tổ chức trong nước và quốc tế, sự phối hợp năng động của các doanh nghiệp và sự tham gia nhiệt tình của cộng đồng dân cư.

4.4. Lợi thế từ Khu kinh tế cửa khẩu quốc tế Bờ Y

Nổi bật trong tiềm năng và thế mạnh của tỉnh Kon Tum là lợi thế từ Khu kinh tế cửa khẩu quốc tế Bờ Y- một địa điểm trung chuyển quan trọng trên trục hành lang kinh tế Đông Tây, có vị trí rất thuận lợi đối với sự giao lưu phát triển với các vùng kinh tế trọng điểm của cả nước và giao lưu quốc tế. Đây là con đường ngắn nhất, thuận lợi nhất nối các tỉnh Tây Nguyên, Duyên Hải miền Trung, Đông Nam Bộ với các tỉnh Đông Bắc Thái Lan, Nam Lào qua cửa khẩu Quốc tế Bờ Y. Lộ trình từ các tỉnh Tây Nguyên, Đông Nam Bộ và thành phố Hồ Chí Minh với các tỉnh Đông Bắc Thái Lan, Đông Bắc Campuchia, các tỉnh Nam Lào qua cửa khẩu quốc tế Bờ Y ngắn hơn lộ trình khác khoảng gần 1.000 km. Từ Khu kinh tế cửa khẩu quốc tế Bờ Y đến biên giới phía Bắc Thái Lan là 340 km, đến thành phố Hồ Chí Minh 650 km (tuyến quốc lộ 14). Đây là điều kiện hết sức thuận lợi để ngành du lịch Kon Tum phát huy tối đa tiềm lực phát triển du lịch, đặc biệt là loại hình du lịch Caravan đang trở nên phổ biến như hiện nay, mở rộng hành trình du lịch giữa các tỉnh Tây Nguyên sang các tỉnh Nam Lào; Đông Bắc Thái Lan và Campuchia.

Ngã ba Đông Dương và đường mòn Hồ Chí Minh đã đi vào huyền thoại lịch sử Cách mạng Việt Nam, đang có sức hút rất lớn đối với loại hình du lịch tưởng niệm, thăm chiến trường xưa. Đặc biệt là “Cột mốc biên giới Việt Nam - Lào - Campuchia” thu hút đông đảo du khách đến tham quan.

4.5. Loại hình du lịch đặc trưng của tỉnh

Trong những năm gần đây, tỉnh Kon Tum đã xác định các sản phẩm và loại hình du lịch đặc trưng của tỉnh là không gian văn hóa của lễ hội với “Không gian Văn hóa Cồng chiêng Tây Nguyên” là “Di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại”; ngoài ra còn có du lịch sinh thái như tham quan, nghiên cứu các hệ sinh thái điển hình, đa dạng sinh học (Vườn quốc gia Chư Mom Ray, Khu bảo tồn thiên nhiên Ngọc Linh, Khu du lịch sinh thái rừng đặc dụng Đăk Uy); tham quan, nghỉ dưỡng, vui chơi giải trí ở các vùng cảnh quan (Suối nước nóng Đăk Tô, Vùng lòng hồ thủy điện Ya Ly, Khu du lịch sinh thái quốc gia Măng Đen). Ngoài ra, du lịch văn hóa và du lịch cộng đồng cũng là một trong những loại hình riêng của tỉnh nhà như tham quan nghiên cứu các giá trị văn hóa hướng về cội nguồn; du lịch kết hợp với hoạt động công vụ; du lịch thể thao mạo hiểm và du lịch Caravan qua cửa khẩu quốc tế Bờ Y - Ngọc Hồi.

- Doanh thu du lịch, lượt khách quốc tế, nội địa: Hoạt động kinh doanh du lịch có sự phát triển, số lượng du khách và thu nhập xã hội từ du lịch ngày càng tăng. Trong đó tổng lượt khách giai đoạn 2016-2020 đạt 1.808.353 lượt người (trong đó khách quốc tế đạt 645,130 lượt người, khách nội địa đạt 1,163,223 lượt người); bình quân doanh thu hàng năm đạt trên 200 tỷ đồng, riêng năm 2020 chỉ đạt khoảng 120 tỷ đồng. Năm 2021, vì chịu tác động bởi dịch COVID-19 nên toàn tỉnh chỉ thu hút khoảng 311.000 lượt khách, tổng doanh thu dịch vụ du lịch 85 tỷ đồng, giảm 29,2% so với cùng kỳ.

4.6. Các địa điểm du lịch nổi tiếng trên địa bàn tỉnh

- Tuyến tham quan du lịch, danh lam thắng cảnh

+ Tour du lịch tham quan thành phố Kon Tum (Bảo tàng Kon Tum; Khu di tích lịch sử Ngục Kon Tum, Nhà thờ Gỗ, Tòa Giám mục và làng văn hóa du lịch cộng đồng Kon Kơ Tu, xã Đăk Rơ Wa).

+ Chương trình Tour Kon Tum - Măng Đen bao gồm các điểm tham quan: Hồ Đăk Ke, HTX Rau, hoa Thanh Niên, chùa Khánh Lâm; Khu Vườn tượng gỗ thác Pa Sỹ, Khu sản xuất của Công ty TNHH Thiện Mỹ, Khu đồi Đức mẹ Măng Đen.

+ Tuyến du lịch Kon Tum - Ngọc Hồi tham quan các điểm: Điểm cao 601 (huyện Đăk Hà); Tượng đài Chiến thắng Đăk Tô - Tân Cảnh (huyện Đăk Tô); Cột mốc quốc giới ba biên Việt Nam - Lào-Campuchia; Cửa khẩu Quốc tế Bờ Y; làng Đăk Mế (dân tộc B’râu) và làng Văn hóa Đăk Răng xã Đăk Dục (huyện Ngọc Hồi).

- Địa điểm vui chơi, giải trí

+ Thành phố Kon Tum: Tòa Giám mục; Nhà thờ gỗ; Cầu treo Kon Kơ Lor; Làng du lịch cộng đồng Kon Kơ Tu, xã Đăk Rơ Wa; Làng du lịch cộng đồng Kon Kơ Lor, phường Thắng Lợi; Điểm du lịch A Biu, xã Ngọc Bay.

+ Huyện Kon Plông: Điểm du lịch Làng Văn hóa - Du lịch Kon Pring; Điểm du lịch Hồ Đam Bri; Điểm du lịch Thác Pa Sỹ; Điểm du lịch Hồ Đăk Ke; Điểm du lịch sinh thái Êban Farm; Điểm du lịch sinh thái Thiện Mỹ Farm; Điểm du lịch Nhà máy Rượu Vang Sim.

+ Huyện Ngọc Hồi: Cửa khẩu quốc tế Bờ Y, Cột mốc quốc giới ba biên Việt Nam - Lào - Campuchia; Quốc môn Cửa khẩu quốc tế Bờ Y; Làng Đăk Mế (dân tộc B’râu) và làng Văn hóa Đăk Răng xã Đăk Dục.

+ Huyện Ia H’Drai: Điểm du lịch sinh thái Làng chài.

5. Kết cấu hạ tầng

Hạ tầng kinh tế - xã hội, nhất là hạ tầng giao thông được đầu tư đồng bộ, diện mạo đô thị từng bước đổi mới; tỷ lệ hộ dân sử dụng điện, nước sạch và các hạ tầng xã hội khác ngày một tăng.

5.1. Hạ tầng giao thông

Hệ thống giao thông tỉnh Kon Tum đến nay đạt được kết quả tích cực cả về chất và lượng. Mạng lưới giao thông đã nối liền tỉnh Kon Tum với các tỉnh Tây Nguyên và Duyên hải Miền Trung, thông thương với các nước bạn Lào, Campuchia và các tỉnh Đông Bắc Thái Lan. Mạng lưới giao thông đường bộ trên địa bàn tỉnh được phân bổ tương đối hợp lý. Tính đến năm 2021, tổng chiều dài đường bộ trên địa bàn tỉnh Kon Tum có khoảng 6.138 km đường giao thông, trong đó:

- 06 Quốc lộ dài 522,59Km, chiếm 8,54%; trong đó: Đường Hồ Chí Minh (Quốc lộ 14) dài 181Km; Quốc lộ 14C dài 106,8Km; Quốc lộ 24 dài 99,2Km; Quốc lộ 40 dài 21,5Km; Quốc lộ 40B dài 61,94Km; Đường Trường Sơn Đông dài 52,12Km.

- Đường tỉnh (22 tuyến) dài 525,97Km, chiếm 8,57%.

- Đường huyện dài 731Km, chiếm 11,91%.

- Đường xã, đường giao thông nông thôn khác dài 3.452Km, chiếm 52,24%. Đường đô thị dài 443,12 Km, chiếm 7,22%.

- Đường chuyên dùng dài 28,29 Km, chiếm 0,46 %.

- Đường Tuần tra biên giới dài 435Km, chiếm 7,09%.

- Về kết cấu mặt đường: Kết cấu mặt đường bê tông nhựa chiếm 23,22%; mặt đường bê tông xi măng chiếm 31,43%; mặt đường nhựa chiếm 20,32%; còn lại là đường cấp phối và đường đất chiếm tỷ lệ lớn với 25,03%.

- Về chất lượng mặt đường: Tình trạng khai thác đường còn nhiều hạn chế, tỷ lệ đường tốt chiếm 33,45%; tình trạng đường trung bình chiếm 34,46%; tình trạng đường xấu chiếm khá lớn 32,09%.

Hiện tỉnh Kon Tum chưa có hệ thống giao thông đường hàng không và đường thủy.

5.2. Hạ tầng thủy lợi; cấp, thoát nước; thu gom xử lý chất thải rắn

- Thủy lợi: Toàn tỉnh có 20 đập, hồ chứa lớn; 29 đập, hồ chứa vừa; 539 đập, hồ chứa nhỏ và 07 trạm bơm loại nhỏ nằm trên địa bàn thành phố Kon Tum. Công tác nạo vét kênh mương, tu sửa công trình, phòng chống lụt bão, hạn hán luôn được triển khai kịp thời, đồng bộ, góp phần đảm bảo công trình hoạt động an toàn, cung cấp đủ nước tưới phục vụ sản xuất kể cả trong điều kiện thời tiết khắc nghiệt, hạn hán xảy ra, từ đó diện tích đất sản xuất nông nghiệp ngày càng tăng cao. Tổng điện tích đất nông nghiệp hỗ trợ tiền sử dụng sản phẩm dịch vụ công ích thủy lợi tăng từ 18.233,18 ha năm 2016 lên 20.683,81 ha vào năm 2020.

- Cấp, thoát nước:

Hệ thống cấp nước tại thành phố Kon Tum đã được đầu tư nâng cấp mở rộng hệ thống cấp nước hiện có từ công suất 12.000m3/ngày đêm lên 17.000m3/ngày đêm. Hệ thống cấp nước ở các thị trấn huyện lỵ như tại thị trấn Đăk Hà, đô thị Măng Đen, thị trấn Sa Thầy, thành phố Kon Tum, trung tâm huyện Ia H'Drai... đang được triển khai xây dựng, nâng cấp, mở rộng.

Tỷ lệ sử dụng nước sạch của dân cư thành thị đạt 90%; tỷ lệ sử dụng nước hợp vệ sinh của dân cư nông thôn đạt 91%. Tỷ lệ khu công nghiệp, cụm công nghiệp, khu chế xuất đang hoạt động có hệ thống xử lý nước thải tập trung đạt tiêu chuẩn đạt 100%. Toàn tỉnh có 02 doanh nghiệp cung cấp nước sạch và 09 đơn vị sự nghiệp cung cấp nước sạch. Hệ thống thoát nước dọc theo các tuyến đường trong đô thị được cải tạo, xây dựng đồng thời với xây dựng nền, mặt đường theo quy hoạch; đã tập trung giải quyết tình trạng ngập úng cục bộ trên địa bàn thành phố Kon Tum.

- Thu gom xử lý chất thải rắn:

Hệ thống thu gom và xử lý chất thải rắn cũng được quan tầm đầu tư, một số nhà máy xử lý rác đã đi vào hoạt động, góp phần nâng tỷ lệ thu gom và xử lý chất thải rắn sinh hoạt tăng từ 66,29% năm 2016 lên 85% năm 2021. Nhìn chung, tỷ lệ thu gom rác thải tại khu vực đô thị khoảng 90% và khu vực nông thôn 80% đáp ứng nhu cầu về bảo vệ môi trường. Tỷ lệ cơ sở gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng được xử lý đạt 64,28%; Tỷ lệ số cơ sở sản xuất, kinh doanh áp dụng công nghệ sạch hoặc trang bị các thiết bị giảm ô nhiễm, xử lý chất thải đạt 100%; Tỷ lệ các cơ sở sản xuất, kinh doanh đạt tiêu chuẩn về môi trường đạt 83,33%; Có 04 khu xử lý chất thải rắn đạt tiêu chuẩn, tuy nhiên toàn tỉnh chưa có nhà máy xử lý nước thải đạt tiêu chuẩn; Tỷ lệ lượng chất thải y tế nguy hại được thu gom xử lý đạt 100%.

5.3. Hạ tầng cung cấp điện

Nhiều công trình, dự án điện trên địa bàn tỉnh Kon Tum đã hoàn thành, đang vận hành là các dự án thuỷ điện vừa và nhỏ góp phần đáng kể trong việc huy động công suất, điện lượng cho hệ thống điện, góp phần đảm bảo an ninh năng lượng quốc gia, giải quyết trình trạng thiếu hụt điện trong mùa khô hàng năm. Điện lượng sản xuất điện trung bình của 27 công trình đã hoàn thành có tổng công suất 378,4 MW là khoảng 1,08 tỷ KWh/năm. Góp phần tăng thu ngân sách cho địa phương thông qua việc trích lại từ nguồn thu của thuế tài nguyên nước, phí dịch vụ môi trường rừng, thuế VAT, thuế thu nhập doanh nghiệp và thu từ các hoạt động liên quan khác của nhà máy thủy điện khoảng 700-800 triệu đồng/1MW/năm đối với 27 công trình đang vận hành.

Tính đến nay quy mô lưới điện phân phối trên toàn tỉnh Kon Tum gồm 246,372 km đường dây 500KV; 90,224 km đường dây 220KV với 01 trạm biến áp; 300,6 km đường dây 110KV với 06 trạm biến áp; 2.223 km đường dây trung thế với 2.114 trạm biến áp phụ tải với tổng dung lượng 436.526 MVA, 1.654,38 km đường dây hạ thế. Do đặc thù địa bàn tỉnh Kon Tum rộng lớn nên đa số các lộ đường dây trung áp có bán kính cấp điện lớn như lộ xuất tuyến 473 - Kon Tum (cấp điện huyện Sa Thầy); 473 - Đăk Tô (cấp điện cho huyện Đăk Tô và huyện Tu Mơ Rông) và 477 - Kon Plông (cấp điện cho huyện Kon Plông) có chiều dài đường trục lên tới trên 45km nên độ tin cậy cung cấp điện chưa cao, khi mùa mưa bão đến thường xảy ra sự cố mất điện.

Nhìn chung việc cung cấp điện cơ bản đáp ứng nhu cầu sử dụng cho các hộ dân khu vực nông thôn. Tỷ lệ hộ nông thôn được sử dụng điện trên địa bàn tỉnh đạt 99,85%; tỷ lệ xã có điện lưới quốc gia đạt 100%.

5.4. Hạ tầng thông tin và truyền thông

- Về viễn thông và internet: Đến nay, trên địa bàn tỉnh có 6 doanh nghiệp cung cấp dịch vụ viễn thông gồm VNPT, Vinaphone, Viettel, Mobifone, Vietnamobile và FPT. Trong thời gian qua các doanh nghiệp đang tiếp tục đầu tư, nâng cấp hệ thống mạng lưới hạ tầng nhằm đảm bảo đủ dung lượng, chất lượng phục vụ, đáp ứng nhu cầu sử dụng của các tổ chức, cá nhân trên địa bàn tỉnh, cũng như đáp ứng nhu cầu thông tin liên lạc trong công tác chỉ đạo điều hành các cấp, trong công tác phòng chống thiên tai. Với tổng số trạm phủ sóng thông tin di động mặt đất (BTS) là 935 trạm, đạt 100 % tổng số xã, phường, thị trấn trên toàn tỉnh được phủ sóng, phục vụ cho khoảng 391.967 thuê bao di động, đáp ứng nhu cầu thông tin liên lạc và truy cập internet không dây cho người dân và chính quyền các cấp. Hệ thống cáp quang đã được phát triển đến 100% tổng số xã, phường, thị trấn trên toàn tỉnh, với tổng số 6262 km cáp, đáp ứng nhu cầu truy cập Internet cố định của người dân, tổ chức.

- Công nghệ thông tin (CNTT)

Hạ tầng CNTT dùng chung của tỉnh đã được nâng cấp đáp ứng nhu cầu phục vụ lãnh đạo, chỉ đạo điều hành được an toàn, thông suốt. 100% cơ quan, địa phương được đầu tư trang thiết bị CNTT, lắp đặt hệ thống mạng LAN, kết nối Internet tốc độ cao; 195 điểm kết nối Mạng truyền số liệu chuyên dùng từ cấp tỉnh đến cấp xã; 100% cán bộ, công chức có máy tính kết nối Internet phục vụ công tác chuyên môn.

Triển khai hiệu quả các hệ thống thông tin (HTTT) nền tảng, dùng chung của Quốc gia: Hệ thống CSDL quốc gia về thủ tục hành chính (TTHC), HTTT về văn bản quy phạm pháp luật, HTTT lý lịch tư pháp, HTTT quốc gia về đăng ký doanh nghiệp, hệ thống CSDL quốc gia về khiếu nại tố cáo, giúp xây dựng môi trường nhập dữ liệu và khai thác dữ liệu thống nhất từ Trung ương tới địa phương trên môi trường mạng; cung cấp kịp thời, chính xác các thông tin quản lý.

Trung tâm điều hành thông minh tỉnh Kon Tum (IOC) được khai trương vào ngày 19/9/2020 và chính thức đi vào hoạt động. Xây dựng trục kết nối, chia sẻ dữ liệu (LGSP) của tỉnh theo hình thức thuê dịch vụ công nghệ thông tin và đã kết nối thành công với Trục kết nối, chia sẻ dữ liệu quốc gia (NGSP). Triển khai Trung tâm giám sát an toàn thông tin mạng (SOC) tỉnh Kon Tum kết nối với Trung tâm giám sát không gian mạng quốc gia (NCSC) theo đó giám sát an toàn thông tin các hệ thống thông tin trên địa bàn tỉnh Kon Tum, kịp thời đưa ra các cảnh báo, biện pháp khắc phục các lỗ hổng mất an toàn thông tin.

Xây dựng và triển khai có hiệu quả các HTTT nền tảng, dùng chung của tỉnh: Trục chia sẻ, kết nối dữ liệu của tỉnh (LGSP); Phần mềm Quản lý văn bản và điều hành (VNPT ioffice), Phần mềm Một cửa điện tử tích hợp dịch vụ công trực tuyến (VNPT Egate); Chứng thư số chuyên dùng của Chính phủ, Cổng Thông tin điện tử của tỉnh; Hệ thống thư điện tử công vụ của tỉnh; Hệ thống giao ban trực tuyến đa phương tiện...

5.5. Hạ tầng y tế

Tính đến năm 2021, toàn tỉnh có 309 cơ sở y tế, bao gồm: 09 cơ sở y tế tuyến tỉnh (03 bệnh viện) trực thuộc Sở Y tế; 10 trung tâm y tế huyện, thành phố (08 đơn vị có giường bệnh) trực thuộc Sở Y tế; 03 phòng khám đa khoa khu vực trực thuộc trung tâm y tế các huyện: Tư Mơ Rông, Đăk Glei và Kon Rẫy; 99 trạm y tế xã, phường, thị trấn trực thuộc trung tâm y tế các huyện, thành phố; 188 cơ sở khám bệnh, chữa bệnh ngoài công lập. Tổng số giường bệnh trên địa bàn tỉnh đạt 2.630 giường bệnh (2.135 giường điều trị nội trú và 495 giường lưu tại trạm y tế xã); riêng các bệnh viện tuyến tỉnh và huyện có 2.105 giường (chiếm 80%); số giường bệnh bình trên 10.000 dân (không tính giường của trạm y tế xã) đạt 38,5 giường, tăng 10 giường so với năm 2016.

Cơ sở vật chất và hạ tầng y tế từ tỉnh đến huyện, xã từng bước được đầu tư ngày càng hiện đại, các nguồn lực được bổ sung đáng kể so với 5 năm trước; cơ sở vật chất và hạ tầng y tế được các cơ sở y tế quản lý, khai thác và sử dụng đụng đúng mục đích, có hiệu quả đã góp phần đáng kể vào việc nâng cao chất lượng công tác chăm sóc sức khỏe nhân dân trên địa bàn tỉnh. Từ năm 2018 đến nay ngành Y tế đã hoàn thành đầu tư các công trình: Nâng cấp Bệnh viện Đa khoa tỉnh lên 750 giường bệnh (giai đoạn I); Khu điều trị nội trú và kỹ thuật nghiệp vụ thuộc Bệnh viện đa khoa khu vực Ngọc Hồi; Khu điều trị nội trú thuộc Trung tâm Y tế huyện Đăk Hà; trên 40 công trình trạm y tế. Ngoài ra, tỉnh đã thu hút đầu tư được một bệnh viện đa khoa tư nhân với quy mô 180 giường bệnh (Bệnh viện Đa khoa Vạn Gia An) đi vào hoạt động từ tháng 01/2021.

6. Đầu tư trực tiếp nước ngoài, doanh nghiệp và môi trường kinh doanh

Môi trường đầu tư, kinh doanh tiếp tục được cải thiện, điểm sáng nổi bật là một số nhà đầu tư, tập đoàn kinh tế lớn đã lựa chọn Kon Tum là địa điểm đầu tư lý tưởng và triển khai nhiều dự án tổ hợp trung tâm thương mại, du lịch, nghỉ dưỡng, vui chơi giải trí, nông nghiệp công nghệ cao...

Tổng vốn đầu tư toàn xã hội trên địa bàn tỉnh trong giai đoạn 2016-2020 là 62.329 tỷ đồng, trong đó, khu vực nhà nước chiếm khoảng 37,55%, khu vực ngoài nhà nước chiếm khoảng 62,26%, khu vực có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài chiếm khoảng 0,18%. Năm 2021, tổng vốn đầu tư toàn xã hội trên địa bàn tỉnh đạt khoảng 20.008 tỷ đồng, tăng 21,7% so với cùng kỳ; trong đó, vốn đầu tư từ khu vực tư nhân là 14.850 tỷ đồng, nguồn vốn đầu tư từ ngân sách nhà nước là 4.319,8 tỷ đồng, vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài và vốn huy động khác là 838,1 tỷ đồng.

Hiện tại, trên địa bàn tỉnh hiện triển khai 06 dự án đầu tư sử dụng vốn ODA với tổng vốn ODA ký kết là 1.366.492 triệu đồng. Trên địa bàn tỉnh hiện có 09 tổ chức phi chính phủ nước ngoài cam kết tài trợ 1.308.766 USD tương đương 30.277 triệu đồng để triển khai 11 dự án viện trợ. Đã thu hút được 12 dự án có vốn đầu tư nước ngoài. Trong đó, có 09 dự án FDI còn hiệu lực với tổng mức vốn đăng ký 1.667.554 triệu đồng.

Tổng số doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh tính đến cuối năm 2021 có 3.685 doanh nghiệp, với tổng vốn đăng ký là 71.042 tỷ đồng; trong đó, thành lập mới trong năm 2021 là 302 doanh nghiệp, với tổng vốn điều lệ đăng ký là 7.300 tỷ đồng. Hầu hết các doanh nghiệp của tỉnh đều là doanh nghiệp nhỏ và vừa với đặc điểm vốn thấp và sử dụng dưới 10 lao động; thống kê số liệu từ cơ sở dữ liệu quốc gia về đăng ký doanh nghiệp phân theo quy mô vốn đăng ký; có 69,7% doanh nghiệp có mức vốn điều lệ từ 5 tỷ trở xuống; 19,1% doanh nghiệp với mức vốn điều lệ từ 5 đến dưới 20 tỷ đồng; 8,3% doanh nghiệp vừa, có số vốn điều lệ từ 20 đến dưới 100 tỷ đồng; 2,9% còn lại là doanh nghiệp lớn với số vốn điều lệ từ 100 tỷ đồng trở lên. Lĩnh vực hoạt động chủ yếu của các doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh tập trung vào lĩnh vực Bán buôn; bán lẻ (27%); Công nghiệp chế biến, chế tạo (12%); Xây dựng (19%); Khoa học, công nghệ; dịch vụ tư vấn, thiết kế; quảng cáo và chuyên môn khác (10%)...

Hoạt động thu hút đầu tư của tỉnh thời gian qua đạt nhiều thành quả rất nổi bật. Giai đoạn 2016 - 2020, đã có 237 dự án (ngoài khu kinh tế, khu công nghiệp) được cấp phép đầu tư trên địa bàn tỉnh, năm 2020 có số dự án được cấp phép tăng 6,4 lần và tổng vốn đăng ký tăng tới 12 lần so với năm 2016. Có 226/237 dự án còn hiệu lực với tổng vốn đăng ký đầu tư 23.200 tỷ đồng và 11/237 dự án đã chấm dứt hoạt động. Trong 226 dự án được cấp phép đầu tư trên địa bàn tỉnh, đã có 70 dự án đã đầu tư hoàn thành và đưa vào kinh doanh với tổng vốn đầu tư 2.053 tỷ đồng, 37 dự án đầu tư đang triển khai xây dựng với tổng vốn 6.472 tỷ đồng, 119 dự án chưa triển khai thi công với tổng vốn 14.675 tỷ đồng. Trong năm 2021, đã chấp thuận chủ trương đầu tư 48 dự án với tổng vốn đăng ký gần 15.573 tỷ đồng; trong đó, 07 dự án tại khu công nghiệp, khu kinh tế với tổng vốn đăng ký gần 703 tỷ đồng, 41 dự án ngoài khu công nghiệp, khu kinh tế với tổng vốn đăng ký 14.870 tỷ đồng. Ngoài ra, thông qua nỗ lực thu hút đầu tư của tỉnh, một số nhà đầu tư lớn, có tiềm lực về tài chính, công nghệ, kinh nghiệm đã đến đầu tư tại tỉnh, điển hình như Công ty cổ phần Tập đoàn FLC; Tập đoàn Vingroup; Tập đoàn TH, … sẽ là các “đầu tàu” thúc đẩy phát triển kinh tế-xã hội của tỉnh trong thời gian tới.

VI. Văn hóa, nghệ thuật

1. Văn học

Hồi ký Làng Hồ (Les Sauvages Bahnars) của linh mục Dourisbour([6]) cho biết đến giữa thế kỷ XIX, khi đoàn Thừa sai đã chọn “đồng bằng sông Đăk Bla ” (khu vực thành phố Kon Tum ngày nay - theo cách nói của Giám mục Kuénot) để dừng chân trên đường truyền giáo lên miền “cao nguyên xứ Thượng” thì những lớp cư dân miền xuôi cũng lần lượt đến Kon Tum ngày mỗi nhiều hơn. Từ đấy ở Kon Tum, bên cạnh dòng văn học dân gian của đồng bào các dân tộc thiểu số tại chỗ còn có dòng văn học dân gian của người miền xuôi, qua các câu ca truyền miệng.

Đến năm 1930, trước cao trào cách mạng trong cả nước, thực dân Pháp cho củng cố Nhà đày Kon Tum làm nơi giam cầm các chiến sĩ cách mạng kiên trung có tầm ảnh hưởng lớn ở miền Trung. Khi những người tù có trình độ học vấn nhất định, có ý thức chính trị vững vàng bị lưu đày đến đây thì Kon Tum bắt đầu có những sáng tác thơ văn yêu nước và tiến bộ được viết ra ngay trong lòng tù ngục, đến nay còn lưu truyền một số. Đây chính là những sáng tác quan trọng tạo tiền đề cho sự xuất hiện dòng văn học viết ở Kon Tum (theo nhà thơ Tạ Văn Sỹ, tác phẩm Kon Tum - Thơ, Nxb Văn học, HN 2012, tr10). Những sách báo sớm nhất có viết về Kon Tum như “Làng Hồ”, “Kon Tum tỉnh chí” của quan Quản đạo Võ Chuẩn([7]), “Người Bahnar ở Kon Tum” của Nguyễn Kinh Chi và Nguyễn Đổng Chi([8])... đa phần là những tạp ghi, hồi ký, ký sự của các nhà truyền giáo, quan lại, học giả, chuyên nghiên cứu dân tộc học, xã hội học, hầu như không nói đến văn học.

 Đến ký sự “Ngục Kon Tum” của Lê Văn Hiến([9]) ra đời mới thấy có đề cập ít nhiều vấn đề tổ chức “Tao Đàn Ngục Thất” của các tù chính trị phạm tại ngục Kon Tum và chép lại mấy bài thơ được sáng tác vào đầu những năm 30 (thế kỷ XX). Sau đó, trong hồi ký “Từ Hà Tĩnh đến nhà đày Kon Tum” của Ngô Đức Đệ cũng có nhắc lại sự kiện này.

Cùng giai đoạn những năm 30 (thế kỷ XX) ấy, trong các ấn phẩm nội bộ giáo hội Thiên Chúa giáo([10]) cũng có ít bài viết dạng sáng tác, là những ngâm vịnh cảnh vật, răn dạy đạo đức làm người, tụng ca công cuộc truyền giáo lý.

Sau khi bãi bỏ ngục Kon Tum (năm 1933), thực dân Pháp vẫn tiếp tục đưa tù chính trị phạm lên các nhà giam Đăk Tô, Đăk Xút, Đăk Glei nên các chính trị phạm xây dựng được diễn đàn văn thơ từ trong nhà lao. Tiêu biểu như: “Tiến hát đi đày”, “Thác lụa”, “Dưới dòng thác đổ” của Tố Hữu viết ở Đăk Glei, khoản đầu năm 1942. Và, có tờ báo: Chàng Làng và Lazaret: Tiếng Pháp là Phòng dưỡng bệnh.

Ngoài những sáng tác chính của tù chính trị phạm thuộc thời kỳ này thì bài “Văn tế vong linh” ở Linh Sơn tự (tức chùa Bác Ái ngày nay) của quan Quản đạo Võ Chuẩn công bố tháng 10-1933 (in trong “Kon Tum tỉnh chí”) cũng là một tác phẩm quý giá, có giá trị.

Sau năm 1975, hết chiến tranh, nước nhà thống nhất, người các nơi tụ về Kon Tum ngày một đông đảo, trong đó có số người đam mê văn học và có khả năng sáng tác. Nhưng suốt thời gian dài cho đến năm 1995 cũng chỉ là một vài cây bút “cựu trào” thi thoảng xuất hiện đó đây. Chỉ đến khi tái lập Tỉnh (1991), mà cụ thể là sau khi thành lập Hội Văn học - Nghệ thuật (1995), thì sự quy tụ các cây bút mới trở thành phong trào và có tổ chức. Dần dà bộ dạng văn học - nghệ thuật nói chung, thơ ca nói riêng, của Kon Tum ngày càng thêm rõ nét.

2. Nghệ thuật: Trong lĩnh vực nghệ thuật của đồng bào các dân tộc trong tỉnh Kon Tum rất phong phú và đa dạng. Từ những kết quả bảo tồn và phát huy không gian văn hóa cồng chiêng các loại hình nghệ thuật biểu diễn mang nét đặc trưng văn hóa của đồng bào các dân tộc thiểu số được duy trì và phát huy:

2.1. Nghệ thuật tạc tượng gỗ dân gian

Thông qua các cuộc thi, liên hoan văn hóa nghệ thuật các nghệ nhân dân gian tỉnh Kon Tum đã sáng tác và tạc các loại tượng mang mootip hiện thực của đời sống, ước tính toàn tỉnh có trên 1.000 tượng gỗ dân gian.

Tạc tượng gỗ, vốn có từ ngàn đời trong văn hóa của các cư dân thiểu số ở vùng Tây Nguyên, mỗi bức tượng là một hình thái, một linh hồn được mô phỏng từ cuộc sống sinh động của con người Tây Nguyên, là quan niệm về vòng đời, sinh tồn của vạn vật, phản ánh chân thực thế giới quan, ý niệm về sự sống. Không cầu kỳ, chi tiết, tính toán tỷ lệ, nhưng nhìn vào mỗi tượng gỗ là có thể cảm nhận được nét thần thái, thể hiện phong cách tự do, phóng khoáng rất đặc trưng của từng dân tộc.

2.2. Nghệ thuật đan lát

Nghệ thuật đan lát của riêng người đan ông các dân tộc thiểu số ở Tây Nguyên nói chung và Kon Tum nói riêng đã phát triển đến độ hoàn mỹ và có rất nhiều sản phẩm phục vụ cho cuộc sống, độc đáo nhất chính là gùi. Gùi dùng để vận chuyển lúa, ngô, mì, bầu, bí; đựng đồ dùng sinh hoạt hàng ngày trong gia đình.

Để tạo ra một sản phẩm đan lát hội tụ đầy đủ yếu tố bền và đẹp thì kinh nghiệm chọn nguyên liệu là một trong những khâu quan trọng. Thông thường một chiếc gùi có 4 phần: Miệng, thân, đế và nắp gùi. Tùy vào từng nhóm mà có hay không có trang trí các họa tiết hoa văn, kỹ thuật đan cầu kỳ, tỉ mỉ.

Bằng sự tinh tế và sáng tạo, kết hợp với các nguyên liệu sẵn có trong tự nhiên, người người đàn ông các dân tộc thiểu số ở Kon Tum đã tạo ra các loại màu sắc, hoa văn khác nhau để điểm tô cho sản phẩm nghệ thuật của mình. Ngoài chiếc gùi gắn bó mật thiết trong cuộc sống sinh hoạt hàng ngày, thì những cái nia, rổ rá cũng hiện diện trong mỗi góc bếp của họ. Nia ngoài việc dùng để phơi hoặc đựng nông sản, còn được dùng để sàng lúa, gạo hay làm mâm cơm trong bữa ăn gia đình.

2.3. Nghệ thuật trong dệt thổ cẩm

Nếu như người đàn ông thể hiện sự tinh tế của mình qua nghệ thuật đan lát thì đối với người phụ nữ họ thể trên sản phẩm thổ cẩm, nghệ thuật dệt đã đạt đến trình độ nghệ thuật, tinh xảo qua bàn tay khéo léo trên bộ dụng cụ thô sơ.

Từ xưa đến nay đối với các chị em người đồng bào DTTS sinh sống trên địa bàn tỉnh Kon Tum đều cho rằng nghề dệt truyền thống thể hiện nét độc đáo riêng biệt của từng dân tộc qua từng đường nét, hoa văn sản phẩm mà họ tạo ra. Sản phẩm nghề dệt rất phong phú gồm những bộ váy, khố, tấm đắp, áo choàng, địu…Những đường nét, hoa văn trên trang phục truyền thống phản ánh sâu sắc nhân sinh quan, thế giới quan về vũ trụ, vạn vật cũng như phong tục, tập quán, sinh hoạt của cộng đồng.

  Để có được một sản phẩm đẹp họ đã biết khai thác các vật liệu có sẵn trong tự nhiên như khai thác cây, cạo lớp vỏ ngoài, phơi cho cây khô, tước lấy sợi, tách sợi… hay những nguyên vật liệu do chính bàn tay con người trồng và chăm sóc như cây bông để lấy sợi dệt.

Trong các sản phẩm dệt, ngoài vải mặc, đáng chú ý là các loại thổ cẩm như khăn, cạp váy, khố, tấm đắp... đạt tới trình độ kỹ thuật và nghệ thuật khá cao, nhất là trong bố cục và tạo dáng hoa văn. Có thể thấy các sản phẩm dệt của các dân tộc rất phong phú về kiểu loại, đa dạng về màu sắc, vừa sinh động, vừa mang bản sắc tộc người rõ nét, lại vừa thể hiện sự giao lưu văn hóa mạnh mẽ trong đời sống và làm nên bản sắc riêng của từng dân tộc.

2.4. Nghệ thuật múa xoang

Các dân tộc thiểu số Tây Nguyên nói chung, tỉnh Kon Tum nói riêng đều có múa Xoang trong các dịp lễ hội của cộng đồng như các lễ hội: mừng nhà Rông, bắt máng nước, mừng lúa mới, cầu an, bỏ mả... gắn với diễn tấu cồng chiêng và đã trở thành chất văn hóa của đại ngàn.

Ý nghĩa nguyên thủy của các điệu múa xoang là tạ ơn thần linh (Yang) đã cho dân làng sức khỏe, được mùa săn bắt, lúa về đầy kho..., đồng thời xua đuổi xui xẻo và cầu nguyện thần linh cho mọi người sức khỏe, làm ra được nhiều lúa, săn được nhiều thú rừng. Mỗi dân tộc đều có những điệu múa Xoang bài bản, đặc trưng riêng của dân tộc mình, tùy theo ý nghĩa của lễ hội mà có những điệu xoang khác nhau.

3. Lĩnh vực khảo cổ 

Cũng như Nhân dân các nơi khác, đồng bào các dân tộc Kon Tum khát khao hiểu biết về quá khứ xa xưa vùng đất mà mình đang sống. Điều đó chỉ có thể nhờ vào các công trình nghiên cứu của các nhà sử học và khảo cổ học.

Trước năm 1975, những phát hiện khảo cổ ở Kon Tum chỉ là những sưu tầm đơn lẻ, thiếu hệ thống do một số giáo sĩ người Pháp thực hiện. Từ sau năm 1975, đặc biệt là từ ngày thành lập lại tỉnh Kon Tum (12/8/1991) đến nay, các nhà khảo cổ đã phát hiện, xác minh gần 60 địa điểm thời tiền sử ở hầu khắp các huyện, thành phố Kon Tum, trong đó đáng chú ý là các cuộc khai quật di chỉ Lung Leng (xã Sa Bình, huyện Sa Thầy) vào các năm 1999, 2001 và địa điểm khảo cổ trong lòng hồ thuỷ điện Plei Krông. Từ những địa điểm này, các nhà khảo cổ đã thu thập hàng nghìn công cụ lao động, hàng triệu mảnh gốm, hàng chục đồ đồng và là nguồn sử liệu chính cho việc phục dựng bức tranh văn hóa lịch sử thời quá khứ xa xưa của mảnh đất này.

Cho đến nay, ở Kon Tum đã phát hiện 56 địa điểm khảo cổ thời tiền sử; một số di chỉ quan trọng đã được khai quật hoặc đào thám sát; nhiều di vật quý đã được sưu tầm, lưu giữ và trưng bày tại Bảo tàng tỉnh. Trong đó, đáng chú ý nhất là kết quả khai quật di chỉ Lung Leng. Đây là nguồn sử liệu chân xác khẳng định Kon Tum là một vùng đất có lịch sử văn hoá lâu đời, có những đặc thù riêng, có mối giao lưu rộng mở với các nhóm cư dân cổ khác và có những đóng góp to lớn cho sự hình thành và phát triển văn hoá của các cộng đồng cư dân trên đất Tây Nguyên.

Trong thời gian truyền đạo ở Kon Tum, linh mục R.P. Guerlach đã sưu tập được một số rìu đá, bôn đá và gọi chung là búa trời hay vật thiêng. Ông có nhắc tới chúng trong cuốn Les Sauvages Ba nas (Những người Mọi Ba na); trong cuốn Mission Pavie in năm 1894 (tr.7), M. Massie có nhắc tới một số rìu đá, bôn đá tiền sử thu thập ở Tây Nguyên. Trên Tập san của trường Viễn đông Bác cổ Pháp, tập II, xuất bản năm 1902 ở Hà Nội, linh mục L. Cadière có nhắc tới một số rìu đá tiền sử phát hiện ở Tây Nguyên “Les Pierres de foudre” (Những viên đá sét đánh), trang 284.

Một số rìu đá do các cha cố thu thập lẻ tẻ ở Kon Turn lúc đó cũng được chuyển về Bảo tàng Louis Finot ở Hà Nội (nay là Bảo tàng Lịch sử Việt Nam). Hiện nay, ở kho Bảo tàng Lịch sử Việt Nam còn sưu tập 20 hiện vật đá từ Kon Tum chuyển về vào thời kỳ này. Trong đó, có 16 rìu bôn có vai, 1 rìu tứ giác, 2 mảnh vỡ và một di vật hình lưỡi (Vũ Văn Bát 1988, tr.33-38). Bổ sung vào những hiện vật do các linh mục thu thập được thời đó, sau này các linh mục còn thu thập thêm, số di vật hiện đang được lưu giữ ở Toà Giám mục Thừa sai Kon Tum gồm 3 cuốc đá, 16 bôn đá, 13 rìu đá, 2 rìu đồng, 1 giáo đồng.

Từ khi thành lập lại tỉnh Kon Tum, Viện Khảo cổ học và Sở Văn hóa - Thông tin (nay, là Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Kon Tum) đã tổ chức điền dã (1991 - 1992) trong khuôn khổ dự án khảo sát lòng hồ thuỷ điện IA LY. Trong đợt này, đoàn đã sưu tầm được một số công cụ đá và đồng. Từ năm 1993 - 1998, cán bộ Bảo tàng tỉnh Kon Tum đã sưu tầm trong Nhân dân được một số công cụ lao động bằng đá và lưu tại kho Bảo tàng tỉnh. 

Tháng 8 - 1999, sau khi thu gom được hơn 300 hiện vật đá ở bãi đào vàng Lung Leng, ông Nguyễn Ngọc Kim đã đem đến Bảo tàng Kom Tum nhờ xác minh và xác định được đây là những công cụ lao động của người nguyên thuỷ và tháng 9-1999, Bộ Văn hoá - Thông tin đã cho phép Viện Khảo cổ học và Sở Văn hóa - Thông tin tỉnh Kon Tum khai quật di chỉ Lung Leng với diện tích 200m2, Sở Văn hoá thông tin Kon Tum khai quật di chỉ Lung Leng với diện tích 200m2, do PGS, TS Nguyễn Khắc Sử phụ trách (Quyết định số 1894/QĐ-VHTT, ngày 9/9/1999). Ngày 21/9/1999, di chỉ Lung Leng chính thức được khởi công khai quật, đến ngày 21/10/1999, công trường khai quật hoàn thành và tổ chức phiên họp thông báo sơ bộ kết quả khai quật di chỉ Lung Leng.

Do tính chất đặc biệt quan trọng của di tích Lung Leng, Thủ tướng Chính phủ đã có Công văn số 4823/VPCP-VX, ngày 21/10/1999, Chỉ thị cho Bộ Văn hoá - Thông tin và Trung tâm Khoa học Xã hội và Nhân văn quốc gia (nay là Viện KHXH Việt Nam), Tổng Công ty điện lực Việt Nam (thuộc Bộ Công nghiệp) trao đổi thảo luận về việc bảo vệ di chỉ Lung Leng, kể cả kinh phí khai quật. Cuộc khai quật lần thứ hai diễn ra từ ngày 01/6/2001 và kết thúc vào ngày 20/8/2001. Hiện nay, toàn tỉnh Kon Tum có 56 địa điểm khảo cổ học tiền sử([11]).

4. Lễ hội

Mỗi dân tộc thiểu số tại chỗ đều có những nhóm tộc người khác nhau, như: dân tộc Xơ Đăng (bao gồm các nhóm: Xơ Teng, Ka Dong, Ha Lăng, Mơ Nâm, Tơ Dră), dân tộc Ba Na (bao gồm các nhóm: Bahnar, Rơ Ngao, Giơ Lơng), dân tộc Giẻ - Triêng (gồm 02 nhóm: Giẻ và Triêng) ... được phân bố ở những khu vực khác nhau trên địa bàn tỉnh. Điểm chung nhất của đồng bào các dân tộc thiểu số là từ thời xa xưa đời sống kinh tế gắn với núi rừng, nương rẫy, hoạt động sản xuất chủ yếu phụ thuộc vào tự nhiên.... đã hình thành nên bản sắc văn hóa truyền thống phong phú, đa dạng, đặc sắc và đạm bản sắc của từng tộc người, với đầy đủ các loại hình như: tiếng nói, chữ viết; ngữ văn dân gian; tập quán xã hội; nghề thủ công truyền thống và tri thức dân gian, nghệ thuật trình diễn dân gian, lễ hội truyền thông…… trong đó, nghi lễ, lễ hội truyền thống là một trong những di sản văn hóa truyền thống mang đậm bản sắc văn hóa và đặc trưng của các dân tộc thiểu số.

Nghi lễ, lễ hội truyền thống của các dân tộc thiểu số là một trong những loại hình di sản văn hóa phi vật thể thể hiện hoạt động sinh hoạt tín ngưỡng dân gian truyền thống của đồng bào với quan niệm “vạn vật hữu linh”, ... Vì vậy, trong hoạt động sinh hoạt, lao động sản xuất họ đều tổ chức các nghi lễ, lễ hội để cầu mong thần linh phù hộ với mong ước được mùa màng bội thu, dân làng khỏe mạnh.

Nghi lễ, lễ hội truyền thống các dân tộc thiểu số bao gồm 03 hệ thống: Hệ thống lễ hội liên quan vòng đời người (lễ trưởng thành, hôn nhân, lễ cúng ốm đau, tang ma, lễ bỏ mả…), hệ thống lễ hội liên quan đến cộng đồng (lễ mừng nhà rông mới, lễ cầu mưa, lễ cầu an…) và hệ thống lễ hội liên quan đến sản xuất nông nghiệp (Lễ trỉa lúa, lễ hội mừng lúa mới, lễ mở cửa kho lúa….). Mỗi lễ hội đều có nét độc đáo riêng, là không gian bảo tồn các loại hình văn hóa truyền thống khác (hội họa, đan lát, nghệ thuật trình diễn, ngữ văn dân gian, tiếng nói chữ viết…) và tạo nên bản sắc riêng vốn có của các dân tộc thiểu số.

5. Âm nhạc

Trong hệ thống âm nhạc dân gian các dân tộc đều có các làn điệu dân ca đặc trưng riêng, được xem là tài sản quý giá của dân tộc, những khúc hát ru là một phần của “tâm hồn người Việt”, những giai điệu dân ca mộc mạc, chân thực nhưng đong đầy tình cảm yêu thương, đầm ấm của quê hường, đất nước. Bên cạnh sự đa dạng của các loại nhạc cụ (bộ gõ, bộ hơi và bộ kích) đều có các làn điệu dân ca và dân nhạc đi kèm trong trình diễn như: Hát K’đò, Đọ Ka Panh, Cha Pơ Le của dân tộc Giẻ - Triêng; điệu ting ting, hát A Cheo (Hát giao duyên) của dân tộc Xơ Đăng; Gia Rai, Ba Na có điệu H’rí, H’Vơng… tất cả các làn điệu các các dân tộc thiểu số Kon Tum dù hát tập thể, đối đáp, hay đơn lẻ thì lời hát đều thổ lộ tâm tư, tâm tình, có khi là sự vui tươi, có lúc là nỗi khắc khoải, dỗi hờn, tất cả các làn điệu đều có lề lối khuôn mẫu chung là có thể ứng tác một cách linh hoạt, các bài bài hát thường theo lối ngợi ca tình yêu quê hương, làng, tình yêu đôi lứa, sự thủy chung, khác vọng hạnh phúc. Sự phong phú, đa dạng, sự hấp dẫn ở cả nội dung lẫn hình thức nghệ thuật dân ca, dân vũ, dân nhạc của các dân tộc thiểu số ở Kon Tum và Tây Nguyên nói chung đã góp phần tạo nên vườn hoa muôn màu, muôn sắc trong cái nôi văn hóa rất Tây Nguyên. Và tỉnh Kon Tum luôn quan tâm, bảo tồn, phát huy và làm phong phú hơn nền văn hóa đa dân tộc, góp phần đưa văn hóa trở thành động lực phát triển kinh tế - xã hội của địa phương.

Song song với việc bảo tồn và phát huy hệ thống âm nhạc dân gian các dân tộc, thời gian gần đây, Kon Tum cũng thu hút sự quan tâm của nhiều tác giả trong và ngoài tỉnh viết về quê hương Kon Tum, một số tác phẩm âm nhạc đương đại nổi tiếng như: Đăk Bla mùa xuân của tác giả Phan Văn Minh; Kon Tum mùa xuân về của Nhạc sỹ A Đũh; Đêm trăng Tây Nguyên của Cố nhạc sỹ Phạm Cao Đạt; Một chút Kon Tum do nhà thơ Tạ Văn Sỹ sang tác và nhạc sỹ Võ Ngọc Minh phổ nhạc…

6. Ẩm thực: Kon Tum không chỉ là vùng đất có nhiều cảnh quan thiên nhiên đẹp, văn hóa các dân tộc thiểu số đặc sắc mà còn là nơi có những món ăn vô cùng hấp dẫn, độc đáo. Đến với Kon Tum, du khách không thể bỏ qua một số món ăn hấp dẫn, độc đáo mang đậm bản sắc núi rừng như: gỏi lá, xôi măng, gà nướng cơm lam, cá tầm Măng Đen, gỏi kiến chua, cá niên;… Bên cạnh đó, Kon Tum cũng là địa danh của những món quà đặc sản nổi tiếng như: Sâm Ngọc Linh và các sản phẩm chiết xuất từ Sâm Ngọc Linh, rượu sim Măng Đen, rượu ghè, cà phê, tiêu,… Thời gian gần đây, chính quyền, hợp tác xã và các doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh đã chú trọng hơn đến việc xây dựng thương hiệu sản phẩm, qua đó nhiều đặc sản truyền thống địa phương đã được sản xuất theo dây chuyền công nghiệp hóa ứng dụng công nghệ cao, cho ra thị trường các sản phẩm với mẫu mã, bao bì đẹp mắt, chất lượng ổn định và có nguồn gốc xuất xứ rõ ràng, điển hình như các sản phẩm từ Sâm Ngọc Linh của Công ty Cổ phần Sâm Ngọc Linh Kon Tum, DakMark Coffee của Công ty TNHH MTV Cà phê Nguyên Huy Hùng, Sữa 3 con dê của Công ty Cổ phần VINGIN,…

7. Di tích, di sản, danh thắng

Nằm ở độ cao trung bình 500 - 700 m, Kon Tum được coi là Đà Lạt thứ hai với khí hậu trong lành mát mẻ, hệ sinh thái độc đáo, đa dạng như rừng, núi, sông, suối, thác và hệ thảm thực vật phong phú. Kon Tum còn được thiên nhiên ưu đãi với nhiều thắng cảnh đẹp như khu du lịch sinh thái nghỉ dưỡng Măng Đen, vườn quốc gia Chư Mom Ray hay khu bảo tồn thiên nhiên Ngọc Linh… Hơn nữa, địa hình của Kon Tum chủ yếu là đồi núi ngắn, dốc, hoang sơ tự nhiên, thuận lợi cho việc phát triển du lịch sinh thái, leo núi, du lịch mạo hiểm, trải nghiệm và du lịch nghỉ dưỡng. Một trong những điểm hấp dẫn của Kon Tum là nếp nhà sàn truyền thống mang đậm bản sắc văn hóa dân tộc được các thế hệ gìn giữ nhằm bảo tồn những giá trị cội nguồn mà cha ông để lại.

Kon Tum còn là vùng đất có bề dày lịch sử văn hóa, hiện nay trên địa bàn tỉnh Kon Tum có 26 di tích lịch sử cách mạng, văn hóa, danh lam - thắng cảnh đã được các cấp xếp hạng là di tích cấp tỉnh, cấp quốc gia và cấp quốc gia đặc biệt, trong đó: có 02 di tích cấp quốc gia đặc biệt (gồm: Di tích lịch sử Địa điểm Chiến thắng Đăk Tô – Tân Cảnh nằm trên địa bàn thị trấn Đăk Tô và xã Tân Cảnh, huyện Đăk Tô và Di tích lịch sử Đường mòn Hồ Chí Minh (Điểm Bộ tư lệnh tiền phương Sư 470) nằm trên địa bàn xã Mo Rai, huyện Sa Thầy), 04 di tích xếp hạng cấp quốc gia (gồm: Di tích lịch sử Ngục Kon Tum (thành phố Kon Tum), di tích lịch sử ngục Đăk Glei (huyện Đăk Glei); di tích lịch sử, danh thắng Măng Đen (huyện Kon Plông), di tích lịch sử chiến thắng Đăk Tô - Tân Cảnh (huyện Đăk Tô), di tích Chiến thắng Plei Kần (huyện Ngọc Hồi) và 20 di tích được xếp hạng cấp tỉnh. Trong những năm qua, Ủy ban nhân dân tỉnh Kon Tum và chính quyền địa phương các cấp đã quan tâm đầu tư nhiều kinh phí để tu bổ, tôn tạo các di tích lịch sử văn hóa, danh lam thắng cảnh, bước đầu phục vụ tốt nhu cầu tham quan của du khách và nhu cầu sinh hoạt tín ngưỡng, tôn giáo của mọi tầng lớp nhân dân. Ngoài ra, Kon Tum là nơi có nhiều công trình tôn giáo có kiến trúc, nghệ thuật độc đáo như: Nhà Thờ Gỗ, Tòa Giám Mục, Chùa Bác Ái là điểm đến hấp dẫn của du khách tham quan.

VII. Xã hội, Lao động

1. Về Giáo dục và Đào tạo

Quy mô trường lớp được đầu tư, nâng cấp ngày càng khang trang, cơ bản đáp ứng nhu cầu học tập của người dân, toàn tỉnh hiện có 397 cơ sở giáo dục nghề nghiệp, giáo dục mầm non và giáo dục phổ thông công lập, gồm: Phân hiệu Đại học Đà Nẵng tại Kon Tum, Trường Cao đẳng Cộng đồng Kon Tum, 01 Trung tâm  GDTX  cấp  tỉnh,  08  trung  tâm  GDNN-GDTX  cấp  huyện, 14 trung tâm ngoại ngữ tư thục, 01 trung tâm tư vấn tuyển sinh và 369 cơ sở giáo dục mầm non, giáo dục phổ thông; ngoài ra có 102 trung tâm học tập cộng đồng. Toàn tỉnh có 178 trường đạt chuẩn quốc gia. Tỷ lệ học sinh ra lớp năm sau cao hơn năm trước, chất lượng giáo dục có sự chuyển biến tích cực, đặc biệt là học sinh vùng đồng bào DTTS. Công tác phổ cập giáo dục tiểu học và trung học cơ sở được duy trì và nâng cao, đến nay, toàn tỉnh có 102/102 xã, phường, thị trấn và 10/10 huyện thành phố đạt chuẩn phổ cập giáo dục mầm non trẻ 5 tuổi; toàn tỉnh đạt chuẩn phổ cập giáo dục tiểu học mức độ 2, trong đó, có 01/10 huyện đạt chuẩn phổ cập giáo dục tiểu học mức độ 2 và 09/10 huyện, thành phố đạt chuẩn phổ cập giáo dục tiểu học mức độ 3; toàn tỉnh đạt chuẩn phổ cập giáo dục trung học cơ sở mức độ 1, trong đó, có 04/10 huyện, thành phố đạt chuẩn phổ cập giáo dục trung học cơ sở mức độ 1 và 06/10 huyện đạt chuẩn phổ cập giáo dục trung học cơ sở mức độ 2.

2. Về Y tế.

Hạ tầng cơ sở và trang thiết bị khám, chữa bệnh được đầu tư, nâng cấp, cơ bản đáp ứng được nhu cầu khám chữa bệnh của người dân. Tính đến cuối năm 2021, toàn tỉnh có 309 cơ sở y tế, bao gồm: 09 cơ sở y tế tuyến tỉnh (03 bệnh viện) trực thuộc Sở Y tế; 10 trung tâm y tế huyện, thành phố (08 đơn vị có giường bệnh) trực thuộc Sở Y tế; 03 phòng khám đa khoa khu vực trực thuộc trung tâm y tế các huyện: Tư Mơ Rông, Đăk Glei và Kon Rẫy; 99 trạm y tế xã, phường, thị trấn trực thuộc trung tâm y tế các huyện, thành phố; 188 cơ sở khám bệnh, chữa bệnh ngoài công lập. Tổng số giường bệnh trên địa bàn tỉnh đạt 2.650 giường bệnh; riêng các bệnh viện tuyến tỉnh và huyện có 2.155 giường (chiếm 81,3%); số giường bệnh bình trên 10.000 dân (không tính giường của trạm y tế xã) đạt 41,1 giường, tăng 12,6 giường so với năm 2016. Ngoài ra, còn có 306 cơ sở kinh doanh thuốc, nhà thuốc và quầy thuốc. Tỷ lệ xã/phường/thị trấn đạt Bộ tiêu chí quốc gia về y tế xã đạt 100%, tăng 33,3% so với năm 2016.

Chất lượng khám, chữa bệnh, chăm sóc, bảo vệ sức khỏe Nhân dân từng bước được cải thiện. Điển hình tiêu biểu trong công tác khám chữa bệnh trên địa bàn tỉnh trong thời gian qua là Bệnh viện Đa khoa tỉnh Kon Tum (địa chỉ: 224 Bà Triệu, phường Quang Trung, thành phố Kon Tum, tỉnh Kon Tum). Là Bệnh viện hạng II với quy mô 750 giường bệnh, tổng số viên chức và người lao động đến 31/12/2020: 597 người. Trong đó: Bác sỹ 133, dược sỹ: 27, điều dưỡng và hộ sinh 309, kỹ thuật viên y 56, cao đẳng y và y sỹ 07, chuyên ngành khác 65.

3. Thể dục, thể thao

Trong thời gian qua, thể dục, thể thao trên địa bàn tỉnh có sự phát triển đáng kể, hiện trên địa bàn tỉnh có trên 200 cơ sở tư nhân kinh doanh dịch vụ thể dục thể thao gồm: Bida, Thể dục thể hình, Patin, Khiêu vũ thể thao, Erobic, Yoga, Bơi lặn, Karatedo, Taekwondo, Bóng đá, Cầu lông. Các hộ gia đình, doanh nghiệp đầu tư xây dựng xây dựng 30 sân bóng đá cỏ nhân tạo, trị giá từ 300 - 500 triệu đồng/sân; 11 bể bơi các loại và mua sắm các trang thiết bị phục vụ các hoạt động thể dục thể thao. Thể thao thành tích cao cũng được tỉnh quan tâm phát triển. Một số môn thể thao tiêu biểu thành tích cao của tỉnh gồm: Karate, Điền kinh, Võ thuật cổ truyền, Kickboxing, Teakwondo, Bóng đá, bóng chuyền. Một số thành tính đã đạt được trong thời gian qua như: Đội Bóng đá tỉnh Kon Tum đạt thành tích trụ hạng Nhì quốc gia năm 2016 đến năm 2020; Đội Bóng chuyền tỉnh Kon tum đạt thành tích trụ hạng A1 toàn quốc từ năm 2016 đến năm 2021. Về cá nhân, vận động viên Y Hlih, môn Võ thuật cổ truyền, Kickboxing: Từ năm 2016 đến năm 2020 đạt tổng cộng 06 Huy chương các loại, trong đó có 01 HCV([12]), 02 HCB([13]), 03 HCĐ([14]); vận động viên Trần Thị Thảo Nhân, môn Karate: Từ năm 2016 đến năm 2020 đạt tổng cộng 06 Huy chương các loại, trong đó có 01 HCB([15]), 05 HCĐ([16]).

4. An sinh xã hội và xóa đói giảm nghèo

Trong thời gian qua, tỉnh luôn quan tâm, thực hiện đầy đủ, kịp thời các chế độ, chính sách bảo đảm an sinh, phúc lợi xã hội, nhờ đó, đời sống của các đối tượng yếu thế, nhất là người nghèo, người sống ở vùng có điều kiện kinh tế đặc biệt khó khăn được cải thiện rõ rệt. Trong năm 2021, có 5.838 hộ thoát nghèo, tương ứng tỷ lệ giảm hộ nghèo là 4,11%; tỷ lệ hộ nghèo toàn tỉnh chiếm tỷ lệ 6,32% so với tổng số hộ dân toàn tỉnh, trong đó có 8.635 hộ nghèo dân tộc thiểu số, chiếm tỷ lệ 11,42% so với tổng số hộ dân tộc thiểu số toàn tỉnh. Số người tham gia bảo hiểm xã hội năm 2021 là 52.739 người, tỷ lệ bao phủ bảo hiểm xã hội so với lực lượng lao động trong độ tuổi lao động đạt 18,58%, trong đó, số người tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc là 40.019 người, số người tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện là 12.720 người.

5. Dân số, lao động và việc làm

Dân số trung bình năm 2021 là 568.780 người, tăng 13.135 người, tương đương tăng 2,36% so với năm 2020, bao gồm dân số thành thị là 185.276 người, chiếm 32,57%; dân số nông thôn 383.504 người, chiếm 67,43%; dân số nam 285.399 người, chiến 50,18%; dân số nữ 283.381 người, chiếm 49,82%.

Lực lượng lao động từ 15 tuổi trở lên của toàn tỉnh năm 2021 là 315.017 người, tăng 7,54% so với năm 2020. Lao động từ 15 tuổi trở lên đang làm việc trong các ngành kinh tế năm 2021 là 313.553 người, tăng 8,16% so với năm 2020. Tỷ lệ lao động qua đào tạo là 54%. Tỷ lệ lao động Khu vực công nghiệp - xây dựng là 12,9%; Lao động khu vực dịch vụ là 23,05%; Lao động Khu vực nông - lâm - ngư nghiệp là 64,05%. Số lao động làm việc trong khu công nghiệp là 1.170 lao động.

Tỷ lệ thất nghiệp của Lực lượng lao động trong độ tuổi năm 2021 là 0,51%, trong đó, khu vực thành thị là 0,82%; khu vực nông thôn là 0,37%. Tỷ lệ thiếu việc làm của lực lượng lao động trong độ tuổi lao động năm 2021 là 1,23%, trong đó khu vực thành thị là 1,76%; khu vực nông thôn là 0,98%.

6. Tôn giáo, tín ngưỡng

Toàn tỉnh có 210.248 người là tín đồ tôn giáo, chiếm 38,9% tổng dân số toàn tỉnh. Trong đó, các tôn giáo là Công giáo, Phật giáo và Tin lành chiếm tỷ lệ khá đông. Tín đồ Công giáo có 127.229 người, chiếm 31,9% dân số toàn tỉnh và sống ở khắp các huyện, thành phố trong tỉnh; Phật giáo có 19.520 người, chiếm gần 3,6% dân số toàn tỉnh và sống chủ yếu ở thành phố Kon Tum, còn lại ở các huyện không nhiều; Tin lành có 18.122 người, chiếm 3,4% dân số toàn tỉnh, chủ yếu sống ở huyện Đăk Glei, tín đồ Tin lành chiếm 31,2% dân số toàn huyện Đăk Glei; số người không tôn giáo là 330.190 người, chiếm 61,0% dân số toàn tỉnh, các tôn giáo còn lại số lượng không đáng kể.

VIII. Cải cách hành chính

1. Kết quả chỉ số cải cách hành chính (PARIndex) tỉnh Kon Tum năm 2021

Chỉ số cải cách hành chính (PAR INDEX) năm 2021 đạt 82.45 điểm, tăng 0.11 điểm so với năm 2020 (82.34 điểm), xếp thứ 59/63 tỉnh thành, giảm 10 bậc so với năm 2020.

2. Kết quả chỉ số hiệu quả quản trị và hành chính công (PAPI) tỉnh Kon Tum năm 2021

Chỉ số Hiệu quả Quản trị Hành chính công cấp tỉnh (PAPI) tỉnh Kon Tum năm 2021 đạt 39.89 điểm, giảm 1.73 điểm so với năm 2020 (41.62 điểm), được xếp vào nhóm có chỉ số thấp và trung bình thấp([17]).

3. Kết quả chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh (PCI) tỉnh Kon Tum năm 2021

Theo số liệu và kết quả điều tra của Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) đã công bố, chỉ số PCI của tỉnh Kon Tum năm 2021 đạt 58,95 điểm, đứng thứ 61/63 tỉnh, thành cả nước, nằm trong nhóm xếp hạng Tương đối thấp (giảm 3,07 điểm và giảm 05 bậc so với năm 2020). So với kết quả PCI năm 2020 chỉ có 03([18]) chỉ số thành phần tăng điểm và 03([19]) chỉ số thành phần tăng bậc xếp hạng trên bảng xếp hạng các tỉnh, thành phố. Mặc dù tỉnh có nhiều nỗ lực trong triển khai các biện pháp nhằm cải thiện môi trường đầu tư, kinh doanh nhưng tiến độ, tốc độ cải thiện các chỉ số thành phần của tỉnh còn chậm và chưa theo kịp yêu cầu nhiệm vụ; chưa theo kịp tốc độ phát triển so với các tỉnh, thành khác trong cả nước và ngay cả với các tỉnh trong khu vực Tây Nguyên, dẫn đến việc cải thiện chỉ số PCI còn chậm, một số chỉ số thành phần giảm điểm so với năm 2020. Vị thứ xếp hạng PCI của tỉnh Kon Tum vẫn còn thuộc nhóm Tương đối thấp trong bảng xếp hạng các tỉnh, thành phố cả nước.

4. Kết quả Chỉ số công nghệ thông tin (ICT Index)

Theo kết quả công bố Chỉ số công nghệ thông tin (ICT Index) năm 2020 tỉnh Kon Tum là 0,1868, xếp thứ 61/63 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, tăng 01 bậc so với năm 2019. Hiện chưa có kết quả ICT Index năm 2021.

5. Tình hình gửi, nhận văn bản điện tử các cấp hành chính

Hệ thống Quản lý văn bản và điều hành (VNPT-iOffice) tỉnh Kon Tum được đưa vào sử dụng từ tháng 3 năm 2019 trên phạm vi toàn tỉnh từ cấp tỉnh đến cấp xã với gần 6.000 cán bộ, công chức, viên chức của 22 đơn vị cấp tỉnh, 10 đơn vị cấp huyện/thành phố, 102 xã phường thị trấn sử dụng. Hệ thống VNPT-iOffice tỉnh Kon Tum đã triển khai kết nối liên thông vào Trục liên thông văn bản quốc gia và đáp ứng yêu cầu liên thông văn bản 4 cấp (Chính phủ - tỉnh - huyện - xã).

Tiếp tục sử dụng, vận hành và khai thác có hiệu quả Hệ thống Quản lý văn bản và điều hành (VNPT-iOffice). Đã cấp tổng cộng 5.553 tài khoản cho cán bộ, công chức, viên chức của 22 đơn vị cấp tỉnh, 10 đơn vị cấp huyện/thành phố, 102 xã phường thị trấn sử dụng. Hệ thống đã triển khai kết nối liên thông vào Trục liên thông văn bản quốc gia và đáp ứng yêu cầu liên thông văn bản 4 cấp (Chính phủ - tỉnh - huyện - xã). Trong năm 2021, tổng số văn bản trao đổi giữa các cơ quan nhà nước của tỉnh: 3.264.993 văn bản; Tỷ lệ văn bản trao đổi giữa các cơ quan nhà nước của toàn tỉnh hoàn toàn dưới dạng điện tử đạt 99%.

Thực hiện quy định tại khoản 1, Điều 19 Quyết định số 28/2018/QĐ-TTg ngày 12 tháng 7 năm 2018 của Thủ tướng Chính phủ, tỉnh Kon Tum đã xây dựng, ban hành Quy chế tiếp nhận, xử lý, phát hành và quản lý văn bản điện tử giữa các cơ quan nhà nước, đơn vị sự nghiệp công lập trên địa bàn tỉnh Kon Tum (tại Quyết định số 18/2019/QĐ-UBND ngày 20 tháng 11 năm 2019 của Ủy ban nhân dân tỉnh Kon Tum).

6. Cung cấp, tích hợp dịch vụ công trực tuyến mức độ 3,4 trên Cổng dịch vụ công quốc gia.

Tỉnh Kon Tum đã phối hợp và hoàn thành kết nối, tích hợp, chia sẻ dữ liệu trên Cổng Dịch vụ công quốc gia, cụ thể: đã kết nối đăng nhập một lần đối với các hệ thống, phân hệ của Cổng Dịch vụ công quốc gia (Cơ sở dữ liệu quốc gia về thủ tục hành chính; Hệ thống thông tin tiếp nhận, trả lời phản ánh, kiến nghị của người dân, doanh nghiệp...); đồng thời, đã hoàn thành đồng bộ kết quả xử lý hồ sơ; hoàn thành kết nối, tích hợp sử dụng hệ thống thanh toán trực tuyến của Cổng Dịch vụ công quốc gia; hoàn thành việc sử dụng tài khoản quản trị cấp cao của địa phương để cấp quyền quản trị hệ thống đối với các phân hệ trên Cổng Dịch vụ công quốc gia.

Tính đến ngày 31 tháng 12 năm 2021, tổng số dịch vụ công trực tuyến đã được cập nhật, cung cấp trên Cổng dịch vụ công của tỉnh 1.258 dịch vụ công trực tuyến (196 mức độ 3 và 1.062 mức độ 4), đạt tỷ lệ 71,6% trên tổng số TTHC. Hoàn thành theo chỉ tiêu 100% TTHC đủ điều kiện lên trực tuyến mức độ 4; đã lập được danh mục 695 TTHC không đủ điều kiện lên trực tuyến mức độ 4 và đã được phê duyệt tại 08 Quyết định của Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh đối với 1.062 dịch vụ công trực tuyến mức độ 4, đạt tỷ lệ 100% trên tổng số TTHC([20]). Tổng số tích hợp cung cấp, tích hợp trên Cổng dịch vụ công quốc gia 1.020 dịch vụ công trực tuyến (163 mức độ 3 và 857 mức độ 4), tỷ lệ đạt  58,05% trên tổng số thủ tục hành chính. Như vậy, trong năm 2021 tỉnh Kon Tum đã đạt và vượt về chỉ tiêu cung cấp, tích hợp dịch vụ công trực tuyến mức độ 3, 4 trên Cổng Dịch vụ công quốc gia (chỉ tiêu theo Nghị quyết số 01/NQ-CP đề ra tăng thêm 20% so với năm 2020, tỉnh Kon Tum đã tăng thêm 38,3%).

Tổng số hồ sơ tiếp nhận xử lý theo hình thức trực tuyến tại Cổng dịch vụ công quốc gia, Cổng dịch vụ công tỉnh và Cổng Dịch vụ công của Bộ ngành gồm: 37 hồ sơ mức độ 3 và 13.990 hồ sơ mức độ 4 (Tỷ lệ hồ sơ trực tuyến đạt 5,17% trên tổng số hồ sơ tiếp nhận qua Cổng dịch vụ công và Hệ thống thông tin một cửa điện tử tỉnh). Tổng hồ sơ nộp bằng hình thức trực tuyến mức độ 4 tăng gấp 3 lần so với năm 2020 và tăng rất nhiều so với năm 2019.

7. Kết quả tổ chức, sắp xếp lại bộ máy; tinh giản biên chế

a) Đối với cơ quan hành chính:

- Cấp tỉnh: Thực hiện Nghị quyết số 18-NQ/TW và Nghị định số 107/2020/NĐ-CP, Ủy ban nhân dân tỉnh đã tổ chức lại 17/19 cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân tỉnh (bao gồm cả Ban quản lý Khu kinh tế tỉnh); sau khi tổ chức lại đã giảm 15 phòng chuyên môn thuộc các Sở, giảm 06 Chi cục và tương đương trực thuộc Sở; giảm 29 phòng chuyên môn bên trong các Chi cục và tương đương thuộc Sở.

- Cấp huyện: Qua rà soát các phòng chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố trên địa bàn tỉnh đều đáp ứng đủ tiêu chí thành lập theo quy định tại Nghị định số 108/2020/NĐ-CP. Do đó, Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố đề xuất giữ nguyên các phòng chuyên môn cấp huyện như hiện nay. Riêng đối với Ủy ban nhân dân huyện Ia H’Drai mới thành lập 06/10 phòng chuyên môn([21]) (03 phòng chuyên môn đã hợp nhất với khối đảng), do đó dự kiến sắp tới Ủy ban nhân dân huyện Ia H’Drai sẽ trình Hội đồng nhân dân huyện thành lập mới một số phòng chuyên môn để thực hiện nhiệm vụ (Phòng Tài nguyên và Môi trường; Phòng Văn hóa và Thông tin...); đồng thời, số lượng cấp phó các cơ quan chuyên môn cấp huyện đã đảm bảo theo quy định, không có địa phương nào có số lượng cấp phó vượt định mức.

b) Đối với việc sắp xếp đơn vị sự nghiệp công lập.

- Cấp tỉnh đã tiến hành sắp xếp các đơn vị sự nghiệp thuộc các ngành, đơn vị: Sở Khoa học và Công nghệ, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Sở Y tế, Sở Lao động, Thương binh và Xã hội, Sở Tài nguyên và Môi trường, Ban Quản lý Khu Kinh tế tỉnh; đồng thời tổ chức sắp xếp lại một số đơn vị theo hướng tinh gọn về bộ máy: Trung tâm Khuyến công - Xúc tiến Thương mại và Tư vấn công nghiệp trực thuộc Sở Công Thương, Trung tâm Công nghệ thông tin và Truyền thông trực thuộc Sở Thông tin và Truyền thông; chuyển đơn vị sự nghiệp kinh tế, sự nghiệp khác đủ điều kiện thành Công ty cổ phần.

- Cấp huyện đã thành lập 10 Trung tâm Dịch vụ nông nghiệp các huyện, thành phố trên cơ sở hợp nhất Trạm chăn nuôi và thú y, Trạm trồng trọt và bảo vệ thực vật, Trạm khuyến nông, Khu nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao; thành lập 10 Trung tâm Văn hóa - Thể thao - Du lịch và Truyền thông các huyện, thành phố trên cơ sở hợp nhất Đài Truyền thanh - Truyền hình, Đội Thông tin lưu động, Thư viện, Trung tâm Văn hóa, Nhà văn hóa, Du lịch....; thực hiện tổ chức lại 10 Ban quản lý dự án đầu tư xây dựng các huyện, thành phố trên cơ sở bổ sung nhiệm vụ về phát triển quỹ đất, phát triển cụm công nghiệp vào Ban Quản lý dự án đầu tư xây dựng. Riêng thành phố Kon Tum giữ nguyên Trung tâm phát triển quỹ đất thành phố Kon Tum (đổi tên “Chi nhánh Trung tâm phát triển quỹ đất thành phố” thành “Trung tâm Phát triển quỹ đất thành phố”); thành lập 04 Trung tâm Môi trường và Dịch vụ đô thị trên cơ sở hợp nhất: Ban Quản lý chợ, bến xe, môi trường, Đội dịch vụ công cộng, Đội quản lý trật tự đô thị... gồm các huyện: Đăk Glei, Tu Mơ Rông, Ia H’Drai, Ngọc Hồi. Chuyển giao nguyên trạng Khu nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao Măng Đen và Ban Quản lý Khu nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao Măng Đen từ trực thuộc Ủy ban nhân dân tỉnh về trực thuộc Ủy ban nhân dân huyện Kon Plông quản lý; thành lập Trung tâm Giáo dục nghề nghiệp - Giáo dục thường xuyên huyện Kon Plông trên cơ sở tách Trung tâm Giáo dục nghề nghiệp nông nghiệp công nghệ cao trực thuộc Ban Quản lý Khu nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao Măng Đen.

- Đối với lĩnh vực giáo dục và đào tạo: Ủy ban nhân dân tỉnh ban hành Công văn số 790/UBND-KTTH ngày 09 tháng 4 năm 2019 và Công văn số 1522/UBND-KTTH ngày 17 tháng 6 năm 2019 chỉ đạo các cơ quan, đơn vị thực hiện phương án sắp xếp các đơn vị sự nghiệp công lập trực thuộc Sở Giáo dục và Đào tạo và 10 huyện, thành phố đã được Ban Thường vụ Tỉnh ủy thông qua. Theo đó, đã tiến hành sáp nhập, hợp nhất các đơn vị sự nghiệp công lập thuộc lĩnh vực giáo dục và đào tạo trên địa bàn tỉnh; tổng cộng trong giai đoạn 01 (đến năm 2021) đã thực hiện giảm được 57 đơn vị sự nghiệp công lập thuộc lĩnh vực giáo dục và đào tạo.

- Về việc triển khai sắp xếp, tổ chức lại các đơn vị sự nghiệp công lập theo Nghị định 120/2020/NĐ-CP của Chính phủ: Hiện nay, tỉnh đang chờ hướng dẫn của Trung ương về ban hành danh mục dịch vụ sự nghiệp công cơ bản, thiết yếu để có cơ sở triển khai, thực hiện.

c) Về thực hiện chính sách tinh giản biên chế:

Ủy ban nhân dân tỉnh Kon Tum đã ban hành Kế hoạch số 1524/KH-UBND ngày 17 tháng 7 năm 2015 về thực hiện Nghị định số 108/2014/NĐ-CP phê duyệt Đề án tinh giản cho 37 cơ quan, đơn vị trên địa bàn tỉnh. Sau 07 năm thực hiện (2015- 2021) đã thực hiện giải quyết chế độ tinh giản biên chế cho 857 trường hợp (816 trường hợp thuộc Khối hành chính nhà nước, 05 trường hợp thuộc Tổ chức Hội, 01 Trường hợp thuộc Khối Doanh nghiệp).

IX. Ngoại giao, an ninh, quốc phòng

Tỉnh Kon Tum có chiều dài đường biên giới quốc gia đi qua tiếp giáp với nước CHDCND Lào và Vương quốc Campuchia dài 292,913km, trong đó tiếp giáp với Campuchia là 138,691km (tỉnh Ratanakiri); tiếp giáp với Lào là 154,222km (tỉnh Attapư: 79,053 km, tỉnh Sêkông: 75,169 km).

- Tuyến biên giới Việt Nam - Lào có cặp cửa khẩu quốc tế Bờ Y - Phu Cưa thuộc xã Bờ Y, huyện Ngọc Hồi, tỉnh Kon Tum đối diện là Bản Phu Cưa, huyện Phu Vông, tỉnh Attapư và 2 cặp cửa khẩu phụ: Đăk Long - Văn Tắt thuộc xã Đăk Long, huyện Đăk Glei, tỉnh Kon Tum đối diện là Cụm bản Văn Tắt, huyện Xản Xay, tỉnh Attapư; cặp cửa khẩu phụ Đăk Blô - Đăk Bar thuộc xã Đăk Blô, huyện Đăk GLei, tỉnh Kon Tum đối diện là Bản Đăk Bar, huyện Đắk Chưng, tỉnh Sêkông.

- Tuyến biên giới Việt Nam - Campuchia đoạn qua tỉnh Kon Tum – Ratanakiri có cửa khẩu phụ Đăk Côi (phía tỉnh Kon Tum) đối diện với Kon Tui Neak (phía tỉnh Ratanakiri – Campuchia) nhưng hiện phía Bạn chưa mở.

X. Hành chính

1. Tổ chức bộ máy của Tỉnh ủy

- Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh Kon Tum khóa XVI, nhiệm kỳ 2020-2025 gồm 50 đồng chí.

- Ban Thường vụ Tỉnh ủy gồm 15 đồng chí.

- Thường trực Tỉnh ủy gồm 01 đồng chí Bí Thư Tỉnh ủy và 03 đồng chí phó Bí thư Tỉnh ủy.

2. Tổ chức bộ máy Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh và Hội đồng nhân dân tỉnh

2.1 Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh nhiệm kỳ 2021-2016: gồm có Trưởng đoàn ĐBQH kiêm nhiệm; Phó trưởng Đoàn ĐBQH chuyên trách và 04 Đại biểu Quốc hội.

2.2 Hội đồng nhân dân tỉnh Kon Tum nhiệm kỳ 2021-2016: có 51 đại biểu.

- Hội đồng nhân dân tỉnh: có Thường trực Hội đồng nhân dân tỉnh gồm 07 đại biểu.

- Hội đồng nhân dân tỉnh có 4 Ban, gồm: Ban Dân tộc; Ban Kinh tế-Ngân sách; Ban Pháp chế; Ban Văn hóa - Xã hội.

3. Tổ chức bộ máy của Ủy ban nhân dân tỉnh

- Lãnh đạo Ủy ban nhân dân tỉnh nhiệm kỳ 2016-2021 gồm 01 đồng chí Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh và 03 đồng chí Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh.

- Ủy viên Ủy ban nhân dân tỉnh nhiệm kỳ 2016-2021 gồm 21 đồng chí.

4. Về đơn vị hành chính cấp quận, huyện

Toàn tỉnh có 10 đơn vị hành chính cấp huyện, bao gồm 01 thành phố và 09 huyện với 102 đơn vị hành chính cấp xã, bao gồm: 07 thị trấn, 10 phường và 85 xã. Có 16 xã trọng điểm về quốc phòng, an ninh, trong đó có 13 xã biên giới (08 xã giáp với Lào, 05 xã giáp với Campuchia)([22]); 41 thôn đặc biệt khó khăn. Trong đó: Khu vực I: 35 xã, phường, thị trấn; Khu vực II: 5 xã; Khu vực III: 52 xã.

Về đơn vị hành chính cấp quận, huyện:

STT

Tên đơn vị hành chính

Diện tích

(km2)

Dân số

(người)

Mật độ

dân số

(người/km2)

Loại đô thị

Đơn vị hành chính cấp xã

Tổng số thôn, tổ dân phố hiện có

1

Huyện Đăk Glei

1.493,64

50.692

34

V

01 thị trấn, 11 xã

112

2

Huyện Đăk Hà

845,04

78.351

93

V

01 thị trấn, 10 xã

105

3

Huyện Đăk Tô

508,70

50.356

99

V

01 thị trấn, 08 xã

67

4

Huyện Kon Plông

1.371,25

27.424

20

V

01 thị trấn, 08 xã

89

5

Huyện Kon Rẫy

913,90

30.425

33

V

01 thị trấn, 06 xã

56

6

Huyện Ngọc Hồi

839,36

63.414

76

IV

01 thị trấn, 07 xã

76

7

Huyện Sa Thầy

1.431,73

52.228

36

V

01 thị trấn, 10 xã

74

8

Huyện Tu Mơ Rông

857,44

28.709

33

 

11 xã

91

9

Thành phố Kon Tum

436,01

174.562

400

III

11 xã, 10 phường

183

10

Huyện Ia H'Drai

980,22

12.619

13

 

03 xã

21

TỔNG SỐ

9.677,3

568.780

59

 

102

874

(Nguồn: Theo niên giám thống kê năm 2021 tỉnh Kon Tum)

 


([1]) Có tổng diện tích lòng hồ 6.450 ha thuộc tỉnh Gia Lai và Kon Tum, trong đó phần lớn nằm trong địa phận tỉnh Kon Tum với diện tích khoảng 4.450 ha, độ sâu trung bình 48,2 m.

([2]) Trong đó diện tích sản xuất rau, củ quả, hoa khoảng 300 ha; diện tích cây cà phê, tiêu áp dụng công nghệ tưới tiên tiến 7.057  ha; diện tích cây ăn quả gần 600 ha.

([3]) 05 trang trại chăn nuôi quy mô vừa; 31 trang trại chăn nuôi quy mô nhỏ.

([4]) 10 trang trại chăn nuôi quy mô lớn; 42 trang trại chăn nuôi quy mô vừa; 49 cơ sở chăn nuôi quy mô nhỏ.

([5]) 22  liên kết trong chăn nuôi lợn; 9 liên kết trong chăn nuôi gia cầm, 2 liên kết thức ăn, 1 liên kết thủy sản

([6]) Ấn hành lần đầu tại Paris - Pháp năm 1929. Dịch in lần đầu ở Sài Gòn - Việt Nam năm 1972.

([7]) Đăng trên tạp chí Nam Phong từ sổ 191 đến số 195, cuối năm 1933.

([8]) Xuât hán lãn đâu ở Huế năm 1937 với tên “Mọi Kon Tum”.

([9]) Xuất bản ở Đà Nẵng năm 1938.

([10]) Nội san Chức dịch thơ tín ấn hành tại cơ sớ in Kuẻnot từ năm 1933. Năm 1940 đối thành tập san Tiếng Vang.

([11]) (Khảo cổ học tiền sử Kon Tum, PGS. TS. Nguyễn Khắc Sử chủ biên, tr 75 - 77)

([12]) Tại giải Vô địch trẻ KicKBoXing toàn quốc được tổ chức tại tỉnh Gia Lai

([13]) Tại giải Cup Vô địch Võ thuật Cổ truyền toàn quốc năm 2019 tại tỉnh Quảng Ngãi đạt được 01 huy chương Bạc; Hội thi thể thao các dân tộc khu vực II toàn quốc môn Cà kheo năm 2019 tại tỉnh Đăk Nông.

([14]) Tại giải Vô địch trẻ KicKBoXing toàn quốc năm 2017 tại tỉnh Quảng Ngãi; giải Vô địch trẻ KicKBoXing toàn quốc năm 2018 tại tỉnh Gia Lai ; giải Cup Vô địch Võ thuật Cổ truyền toàn quốc năm 2020 tại tỉnh Gia Lai.

([15]) Tại giải vô địch các câu lạc bộ Karate mạnh quốc gia năm 2019;

([16]) Tại giải vô địch cúp các câu lạc bộ Karate mạnh quốc gia năm 2016, 2017, 2018; Giải vô địch Karate quốc gia năm 2020; Đại hội TDTT toàn quốc năm 2018 (môn Karate).

([17]) Theo công bố, Chỉ số PAPI năm 2021 của cả nước không xếp hạng giữa các địa phương, bởi mỗi tỉnh, thành phố có điều kiện kinh tế, xã hội, dân số và địa lý khác nhau. Việc phân nhóm và so sách giữa các tỉnh, thành phố trong các báo cáo PAPI chỉ mang tính tương đối, tuy nhiên những tỉnh có điều kiện kinh tế - xã hội tương đồng có thể so sánh và học hỏi lẫn nhau. Căn cứ báo cáo kết quả PAPI năm 2021, xét trên phạm vi toàn quốc, tỉnh Kon Tum cùng với các tỉnh khác thuộc khu vực Tây Nguyên như Gia Lai, Đăk Lăk, Đăk Nông đều được xếp vào nhóm có chỉ số thấp và trung bình thấp (trừ Lâm Đồng thuộc nhóm có chỉ số trung bình cao). Tuy nhiên, so về số điểm, tỉnh Kon Tum đứng thứ 54/60 tỉnh, thành trên cả nước.

([18]) Cụ thể: (i) Tính minh bạch năm 2021 đạt 6,23 điểm, cao hơn 0,32 điểm so với năm 2020 (5,91 điểm); (ii) Tính năng động và tiên phong của chính quyền năm 2021 đạt 6,42 điểm, cao hơn 0,69 điểm so với năm 2020 (5,73 điểm); (iii) Chính sách hỗ trợ doanh nghiệp năm 2021 đạt 5,93 điểm, cao hơn 0,03 điểm so với năm 2020 (5,9 điểm)

([19]) Cụ thể: (i) Tính Minh bạch xếp hạng 22/63 tỉnh thành phố  (tăng 7 bậc so với năm 2020); (ii) Chi phí thời gian xếp hạng 61/63 tỉnh thành phố (tăng 01 bậc so với năm 2020); Cạnh tranh bình đẳng xếp hạng 42/63 tỉnh thành phố (tăng 16 bậc so với năm 2020).

([20]) 18 Sở, ban ngành đã hoàn thành 100%; riêng Sở Kế hoạch và Đầu tư hiện nay chỉ đạt 52,9% về tỷ lệ TTHC đủ điều kiện lên trực tuyến mức độ 4 (theo Công văn số 3650/VP-TTHCC ngày 05/11/2021 của Văn phòng UBND tỉnh và Báo cáo số 3576/BC-TKT ngày 02/11/2021 của Tổ Kiểm tra của Chủ tịch UBND tỉnh).

([21]) Chưa thành lập các Phòng: Y tế; Dân tộc; Tài nguyên và Môi trường; Văn hóa và Thông tin.

([22]) Bao gồm: Đăk Blô, Đăk Nhoong, Đăk Long - huyện Đăk Glei; Đăk Dục, Đăk Nông, Đăk Xú, Pờ Y, Sa Loong, - huyện Ngọc Hồi; Rờ Kơi, Mô Rai - huyện Sa Thầy; Ia Dom, Ia Đal, Ia Tơi - huyện Ia H’Drai

Trên địa bàn tỉnh hiện có 04 Khu công nghiệp và 01 Khu Kinh tế, cụ thể như sau:

+ Khu Công nghiệp Đăk Tô: diện tích 146,76 ha tại Thị trấn Đăk Tô, huyện Đăk Tô, tỉnh Kon Tum.

+ Khu Công nghiệp Hòa Bình (giai đoạn 1): diện tích 60 ha tại Phường Lê Lợi, thành phố Kon Tum, tỉnh Kon Tum.

+ Khu Công nghiệp Sao Mai: diện tích 150 ha, tại xã Hòa Bình, thành phố Kon Tum, tỉnh Kon Tum.

+ Khu Kinh tế cửa khẩu Quốc tế Bờ Y: diện tích 70.438 ha tại huyện Ngọc Hồi, tỉnh Kon Tum.

III.  Những tiềm năng, thế mạnh của địa phương

III.1 Tiềm năng, thế mạnh của địa phương

- Vị trí địa lý thuận lợi: Tỉnh Kon Tum nằm ở ngã ba biên giới Việt Nam – Lào- Campuchia, có Khu Kinh tế Cửa khẩu Quốc tế Bờ Y, các Quốc lộ 40, 24, 14 qua tỉnh nối Khu Kinh tế Cửa khẩu này với Khu Kinh tế Dung Quất, các cảng biển ở miền Trung và các tỉnh khác. Vị trí này tạo điều kiện để tỉnh Kon Tum trở thành một địa điểm trung chuyển quan trọng trên tuyến hành lang kinh tế và thương mại quốc tế nối từ Mianma- Đông Bắc Thái Lan- Nam Lào với khu vực Tây Nguyên, Duyên hải miền Trung và Đông Nam Bộ. Đây là một trong các tuyến hành lang kinh tế và thương mại Đông – Tây ngắn nhất thông qua Cửa Khẩu Quốc tế Bờ Y.

- Tiềm năng phát triển nông nghiệp: Nguồn tài nguyên phong phú, đa dạng; các yếu tố thuận lợi về địa hình, thổ nhưỡng cộng với khí hậu vừa mang nét chung của khí hậu vùng nhiệt đới gió mùa của phía Nam Việt Nam vừa mang tính chất của khí hậu cao nguyên, Kon Tum là nơi thích hợp để phát triển nông nghiệp công nghệ cao, điển hình như rau hoa củ quả, thủy sản xứ lạnh và cây dược liệu tại vùng Măng Đen, huyện Kon Plông; sâm Ngọc Linh ở vùng núi Ngọc Linh ở độ cao khoảng 1.500m thuộc huyện Đăk Glei và Tu Mơ Rông; cà phê ở huyện Đăk Hà và vùng chăn nuôi gia súc, đại gia súc tập trung tại huyện mới Ia H'Drai.

- Tiềm năng phát triển du lịch: Được sự ưu ái của thiên nhiên với nhiều cảnh quan hoang sơ, hùng vĩ cùng bề dày lịch sử, truyền thống văn hóa dân tộc lâu đời, Kon Tum có nhiều tiềm năng, lợi thế để phát triển du lịch. Các di tích lịch sử được xếp hạng quốc gia như ngục Kon Tum, ngục Đăk Glei; các địa danh nổi tiếng như đồi Charlie, Đăk Tô- Tân Cảnh; những công trình lịch sử, văn hóa, kiến trúc cổ như nhà thờ gỗ, Tòa giám mục, chùa Bác Ái...; khu bảo tồn thiên nhiên như Vườn quốc gia Chư Mom Rây, khu bảo tồn thiên nhiên Ngọc Linh, rừng đặc dụng Đăk Uy. Kon Tum là nơi đóng góp cho hồ sơ không gian văn hóa cồng chiêng Tây Nguyên, nơi phát hiện Di chỉ khảo cổ học Lung Leng (huyện Sa Thầy). Tỉnh có Vùng Du lịch sinh thái Quốc gia Măng Đen, huyện KonPlông đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt quy hoạch, với quy mô khoảng 136.000 ha, địa bàn đã và đang tạo ra ưu thế to lớn về phát triển du lịch sinh thái, nghỉ dưỡng.

- Tiềm năng sản xuất năng lượng: tỉnh Kon Tum có số giờ nắng trung bình cả năm trên 2.500h, lượng bức xạ tổng cộng thực tế là 1.568,9 kWh/m2, trung bình ngày là 4,3 kWh/m2, dự kiến công suất khoảng 7.000MWp và có tốc độ gió trung bình 6m/s thuận lợi để phát triển các dự án điện mặt trời, điện gió.

III.2. Định hướng phát triển các lĩnh vực ưu tiên

Định hướng đến năm 2025, tỉnh Kon Tum tập trung phát triển 04 ngành, nhóm ngành kinh tế mũi nhọn, bao gồm (1) Nhóm ngành nông – lâm nghiệp, (2) Nhóm ngành công nghiệp chế biến; (3) Nhóm ngành sản xuất, truyền tải và phân phối điện; (4) Ngành du lịch. Xây dựng, phát triển 09 sản phẩm chủ lực của tỉnh bao gồm  (1) Sắn và các sản phẩm chế biến từ sắn; (2) Sản phẩm trồng trọt ứng dụng công nghệ cao (Sản phẩm trồng trọt và các sản phẩm chế biến từ sản phẩm trồng trọt); (3) Sản phẩm chăn nuôi ứng dụng công nghệ cao (Sản phẩm từ chăn nuôi và các sản phẩm chế biến từ sản phẩm chăn nuôi); (4) Cà phê và các sản phẩm chế biến từ cà phê; (5) Cao su và các sản phẩm chế biến từ cao su; (6) Sâm Ngọc Linh và các loại dược liệu; (7) Gỗ và các sản phẩm sản xuất từ gỗ; (8) Điện; (9) Du lịch sinh thái Măng Đen.

III.3. Các lĩnh vực, định hướng thu hút đầu tư; cơ chế, chính sách thu hút đầu tư

- Thực hiện theo quy định của Luật Đầu tư năm 2014 và các quy định pháp luật hiện hành của Trung ương.

- Ngoài ra, tỉnh còn ban hành các chính sách hỗ trợ khác, cụ thể:

* Hỗ trợ phát triển nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao

+ Ưu tiên bố trí quỹ đất xây dựng khu dân cư tập trung để bố trí nhà ở cho các hộ gia đình, cá nhân có hợp đồng lao động hợp pháp.

+ Hỗ trợ khởi nghiệp, đối với:

• Ngoài khu nông nghiệp công nghệ cao: Hỗ trợ 50.000 đồng/m2 kinh phí đầu tư nhà kính, nhà lưới, diện tích tối đa không quá 300m2/nhà đầu tư.

• Trong các khu nông nghiệp công nghệ cao: Miễn tiền thuê nhà kính, nhà lưới, hệ thống tưới phun, tưới nhỏ giọt trong thời hạn 03 năm và giảm 50% tiền thuê cho 02 năm tiếp theo.

• Tại Trại thực nghiệm giống cây trồng Đăk La, huyện Đăk Hà: Miễn tiền thuê cơ sở hạ tầng trong 03 năm và giảm 50% tiền thuê trong 02 năm tiếp theo.

* Hỗ trợ chi phí sản xuất giống trồng Sâm Ngọc Linh

+ Mức hỗ trợ 50.000.000 đồng/ha sâm trồng liên kết, diện tích hỗ trợ không quá 10 ha/1 nhà đầu tư.

Chị tiết file kèm theo: /Uploads/files/Thong%20tin%20gioi%20thieu%20tinh%20Kon%20Tum_2021.pdf

Khắc Quang-ipckontum
Số lượt xem:1195

0 người đã bình chọn. Trung bình 0
line_weight BÀI VIẾT LIÊN QUAN:
lens Tiềm năng du lịch (10-8-2016)
lens Tài nguyên thiên nhiên (9-8-2016)
TRUNG TÂM XÚC TIẾN ĐẦU TƯ VÀ HỖ TRỢ KHỞI NGHIỆP TỈNH KON TUM
Địa chỉ: 12 đường Nguyễn Viết Xuân, thành phố Kon Tum, tỉnh Kon Tum; Phone:02603910260 - Fax:02603913436 ; Email: ttxtdt.skhdt@kontum.gov.vn.
Chịu trách nhiệm nội dung: Ông Lê Công Dinh - Giám đốc Trung tâm xúc tiến đầu tư và hỗ trợ khởi nghiệp tỉnh.
 

Chung nhan Tin Nhiem Mang IPV6 Ready

4467715 Tổng số người truy cập: 17 Số người online:
TNC Phát triển: