Với mục đích đẩy mạnh phát triển ngành ngề, làng nghề nông thôn gắn với tổ chức sắp xếp lại hoạt động sản xuất nhằm tạo sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế, cơ cấu lao động trong khu vực nông thôn, giảm dần tình trạng thuần nông, tạo thêm nhiều việc làm tăng thu nhập cho hộ gia đình, đồng thời khai thác tới đa nguồn tài nguyên, lao động tại chỗ, tiềm năng và lợi thế của từng địa phương, nâng cao giá trị sản phẩm nông lâm nghiệp, thủy sản thông qua chế biến. Phấn đấu tăng tỷ trọng ngành nghề phi nông nghiệp khu vực nông thôn, góp phần thực hiện công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn gắn với công cuộc xây dựng nông thôn mới trên địa bàn tỉnh. Xây dựng và phát triển được các nghề phi nông nghiệp, làng nghề truyền thống, các hợp tác xã và dịch vụ ngành ngề nông thôn; tập trung phát triển các ngành nghề trọng điểm, hình thành các sản phẩm có thương hiệu mạnh, gắn với phát triển làng nghề và khai thác tốt tiềm năng du lịch và từng bước mở rộng xuất khẩu; phát triển làng nghề đi đôi với bảo về môi trường bền vững. Tăng cường sự phối hợp giữa ngành và cấp, giữa các ngành, tổ chức, đoàn thể quần chúng nhân dân, đặc biệt là cấp cơ sở trong công tác chỉ đạo điều hành, tổ chức triển khai thực hiện.
Kế hoạch tập trung vào 03 nhóm nội dung:
1. Phát triển nghề truyền thống, làng nghề, làng nghề truyền thống: Bảo tồn và phát triển nghề truyền thống, làng nghề, làng nghề truyền thống để phát triển ngành nghề nông thôn theo hướng gắn với thị trường tiêu thụ và thương hiệu sản phẩm, thực hiện chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông thôn theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa gắn với xây dựng nông thôn mới, góp phần giảm nghèo, tạo việc làm, giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc;
Củng cố, hỗ trợ làng nghề, làng nghề truyền thống, nghề truyền thống có nguy cơ mai một, thất truyền; làng nghề của đồng bào dân tộc thiểu số; làng nghề có thị trường tiêu thụ tốt; làng nghề gắn với phát triển du lịch và xây dựng nông thôn mới; làng nghề tạo việc làm, tăng thu nhập cho người dân địa phương; làng nghề gắn với việc bảo tồn, phát triển giá trị văn hóa thông qua các nghề truyền thống.
2. Công nhận nghề truyền thống, làng nghề, làng nghề truyền thống: Ủy ban nhân dân huyện, thành phố xem xét về tiêu chí, lập hồ sơ đề nghị công nhận nghề truyền thống, làng nghề, làng nghề truyền thống theo tiêu chí quy định tại Điều 5, 6 Nghị định số 52/2018/NĐ-CP ngày 12 tháng 4 năm 2018 của Chính phủ về phát triển ngành nghề nông thôn.
3. Phát triển các nhóm ngành nghề ưu tiên:
Đối với nhóm ngành nghề chế biến, bảo quản nông, lâm, thủy sản: Tổ chức kiểm tra các nghề, làng nghề chế biến nông, lâm, thủy sản theo hướng các cơ sở chế biến phải gắn với vùng nguyên liệu, có công nghệ phù hợp, đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm theo tiêu chuẩn VietGap.
Ngành nghề sản xuất hàng thủ công mỹ nghệ: Phát triển các sản phẩm hiện có của tỉnh như sơn mài, mộc mỹ nghệ, phát triển và du nhập nghề mới. Nghề dệt thổ cẩm: Phát triển duy trì và bảo tồn các giá trị văn hoá truyền thống của người Xê Đăng, Ba Na, Giẻ Triêng…ở các huyện, thành phố.
Nhóm ngành nghề xử lý, chế biến nguyên vật liệu phục vụ sản xuất ngành nghề nông thôn: Ngành nghề sản xuất gạch ngói; Nhóm ngành nghề khai thác cát, sỏi, đất sét; Sản xuất đồ gỗ, mây tre đan, dệt may, sợi, thêu ren, đan lát, cơ khí nhỏ; Ngành nghề sản xuất và kinh doanh sinh vật cảnh; Các dịch vụ phục vụ sản xuất, đời sống dân cư nông thôn.
Các ngành nghề nông thôn nằm trong kế hoạch phát triển được hưởng ưu đãi chính sách khuyến khích như: Hỗ trợ mặt bằng sản xuất; đầu tư, tín dụng; xúc tiến thương mại; khoa học công nghệ; đào tạo nhân lực; hỗ trợ phát triển ngành nghề nông thôn; hỗ trợ kinh phí đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng cho các làng nghề./.
Chi tiết tại đây: