banner
Thứ 6, ngày 29 tháng 11 năm 2024
Tình hình phân bổ, giải ngân kế hoạch đầu tư vốn ngân sách nhà nước 05 tháng đầu năm 2023
5-6-2023

Đến ngày 31/5/2023, các bộ, cơ quan trung ương và địa phương đã phân bổ, giao kế hoạch chi tiết cho các nhiệm vụ, dự án là 628.778,247 tỷ đồng, đạt 88,9% kế hoạch được Thủ tướng Chính phủ giao, bao gồm: vốn NSTW là 327.185,316 tỷ đồng, đạt 89,9%6, vốn NSĐP là 301.592,931 tỷ đồng, đạt 87,9%. 

Tình hình phân bổ kế hoạch đầu tư vốn ngân sách nhà nước (NSNN) năm 2023

Tổng kế hoạch đầu tư vốn NSNN năm 2023 được Quốc hội quyết nghị là 711.684,386 tỷ đồng, bao gồm: vốn ngân sách trung ương (NSTW) là 368.403,344 tỷ đồng (trong đó : vốn trong nước là 339.403,344 tỷ đồng, vốn nước ngoài là 29.000 tỷ đồng), vốn ngân sách địa phương (NSĐP) là 343.281,042 tỷ đồng, trong đó: Số vốn Quốc hội đã phân bổ chi tiết cho từng bộ, cơ quan trung ương, địa phương là 707.044,198 tỷ đồng (vốn NSTW là 363.763,156 tỷ đồng, vốn NSĐP là 343.281,042 tỷ đồng). Số vốn chưa phân bổ chi tiết là 4.640,188 tỷ đồng (vốn NSTW), trong đó: vốn trong nước 3.615,188 tỷ đồng (gồm 3.432 tỷ đồng của Chương trình phục hồi và phát triển kinh tế - xã hội và 183,188 tỷ đồng vốn Chương trình mục tiêu quốc gia (CTMTQG)), vốn nước ngoài 1.025 tỷ đồng. 

Căn cứ quy định Luật Đầu tư công, Nghị quyết của Quốc hội, Thủ tướng Chính phủ đã giao kế hoạch đầu tư vốn NSNN năm 2023 cho các bộ, cơ quan trung ương là 707.044,198 tỷ đồng, bằng 100% số vốn Quốc hội đã phân bổ, trong đó: vốn NSTW là 363.763,156 tỷ đồng (vốn trong nước là 335.788,156 tỷ đồng, vốn nước ngoài là 27.975 tỷ đồng), vốn NSĐP là 343.281,042 tỷ đồng. 

Đến ngày 31/5/2023, các bộ, cơ quan trung ương và địa phương đã phân bổ, giao kế hoạch chi tiết cho các nhiệm vụ, dự án là 628.778,247 tỷ đồng, đạt 88,9% kế hoạch được Thủ tướng Chính phủ giao, bao gồm: vốn NSTW là 327.185,316 tỷ đồng, đạt 89,9%, vốn NSĐP là 301.592,931 tỷ đồng, đạt 87,9%. 

Số vốn còn lại chưa phân bổ chi tiết là 78.265,951 tỷ đồng (chiếm 11,1% kế hoạch Thủ tướng Chính phủ giao), bao gồm: vốn NTSW là 36.577,84 tỷ đồng (của 27/51 bộ, cơ quan trung ương và 42/63 địa phương), vốn cân đối NSĐP là 41.688,111 tỷ đồng (của 16/63 địa phương).

 

Nguyên nhân chủ yếu là do việc chuẩn bị đầu tư, chuẩn bị giao kế hoạch hằng năm của các bộ, cơ quan trung ương, địa phương còn thiếu chủ động và chậm trễ. Ngoài ra còn các nguyên nhân khác theo báo cáo của các bộ, cơ quan trung ương và địa phương: Đối với vốn NSTW: một số dự án dự kiến bố trí kế hoạch đầu tư vốn NSNN năm 2023 chưa hoàn thiện thủ tục đầu tư (trong đó chủ yếu là các dự án thuộc Chương trình phục hồi và phát triển kinh tế - xã hội); dự án sử dụng vốn ODA và vay ưu đãi của các nhà tài trợ nước ngoài chưa hoàn thành thủ tục ký hiệp định vay, chưa được ký thỏa thuận vay với nhà tài trợ hoặc đang lấy ý kiến nhà tài trợ để hoàn thiện thủ tục sử dụng vốn dư; có trường hợp địa phương đề nghị hoàn trả NSTW do Tỉnh đánh giá khả năng không giải ngân hết (Quảng Ninh). Đối với vốn NSĐP: các dự án dự kiến khởi công mới năm 2023 chưa hoàn thiện thủ tục đầu tư; nguồn chi đầu tư từ nguồn thu sử dụng đất chưa giao hết do vướng mắc liên quan đến các công tác về đất đai, địa chính... 

Về tình hình giải ngân kế hoạch đầu tư vốn NSNN năm 2023

Theo báo cáo của Bộ Tài chính, ước thanh toán từ đầu năm đến ngày 31/5/2023 là 157.095,4 tỷ đồng, đạt 22,22% kế hoạch Thủ tướng Chính phủ giao, thấp hơn cùng kỳ năm 2022 (22,37%) tuy nhiên về số tuyệt đối cao hơn 41.172,9 tỷ đồng (tăng khoảng 35,5%) so với số vốn kế hoạch đầu tư vốn NSNN đã giải ngân trong 5 tháng đầu năm 2022. Trong đó: vốn trong nước là 153.733,7 tỷ đồng (đạt 22,64% kế hoạch Thủ tướng Chính phủ giao), vốn nước ngoài là 3.361,6 tỷ đồng (đạt 12,02% kế hoạch Thủ tướng Chính phủ giao). Có 07 Bộ và 24 địa phương có tỷ lệ giải ngân đạt trên 25% kế hoạch Thủ tướng Chính phủ giao. Một số cơ quan trung ương, địa phương có tỷ lệ giải ngân đạt cao gồm: Ngân hàng phát triển Việt Nam (100%), Tiền Giang (49,22%), Đồng Tháp (46,9%), Thành phố Hải Phòng (44,37%), Long An (43,51%), Tây Ninh (40,66%), Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam (40,04%). Có 44 bộ, cơ quan trung ương và 29 địa phương giải ngân dưới mức trung bình của cả nước (22,22% kế hoạch Thủ tướng Chính phủ giao). 

Về tình hình giải ngân các dự án quan trọng quốc gia

Dự án cao tốc Bắc - Nam phía Đông giai đoạn 2017-2020: Tình hình thực hiện Dự án: Theo báo cáo của Bộ Giao thông vận tải đến 07/4/2023, công tác giải phóng mặt bằng đã cơ bản hoàn thành, chỉ còn một số công trình hạ tầng kỹ thuật đang di dời. Về thi công xây dựng, tổng giá trị khối lượng xây lắp hoàn thành 41.204,99/57.975,94 tỷ đồng, tương đương 71,1% giá trị hợp đồng. Trong đó: (i) 03 dự án đã hoàn thành (ii) 04 dự án hoàn thành quý III và quý IV năm 2023 sản lượng trung bình đạt 70,8% giá trị hợp đồng; (iii) 02 dự án hoàn thành năm 2024 sản lượng trung bình đạt 39,6% giá trị hợp đồng. 

Tình hình bố trí kế hoạch và giải ngân vốn đầu tư công: Kế hoạch vốn: Tổng nguồn vốn NSNN tham gia thực hiện Dự án là 78.461 tỷ đồng. Đến nay, đã bố trí cho Dự án trong kế hoạch hàng năm là 66.425,3 tỷ đồng, trong đó kế hoạch năm 2023 là 16.889,099 tỷ đồng. Số kế hoạch vốn trung hạn giai đoạn 2021-2025 còn lại chưa giao kế hoạch năm cho Dự án là 13.044,603 tỷ đồng. Về giải ngân: Theo báo cáo của Kho bạc Nhà nước,ước giải ngân đến 31/5/2023 là 52.669,7 tỷ đồng, đạt 79,4% tổng kế hoạch được giao; trong đó thuộc kế hoạch năm 2023 là 5.193,3 tỷ đồng, đạt 30,7% kế hoạch năm 2023 được giao.

 Dự án cao tốc Bắc - Nam phía Đông giai đoạn 2021 – 2025

Bộ Giao thông vận tải đã phê duyệt đầu tư 12 dự án thành phần vào ngày 13/7/2022, trong đó giao cho các Ban Quản lý dự án thuộc Bộ làm chủ đầu tư và bàn giao toàn bộ các mốc giải phóng mặt bằng cho địa phương vào ngày 30/6/2022 để triển khai thực hiện. Theo báo cáo của Bộ Giao thông vận tải, đối với công tác xây lắp, toàn bộ 12 dự thành phần thuộc Dự án được chia thành 25 gói thầu để thực hiện chỉ định thầu theo quy định. Ngày 01/01/2023 đã đồng loạt khởi công mới 12 gói thầu xây lắp của 12 dự án thành phần. 

Về công tác giải phóng mặt bằng, các địa phương đã bàn giao giải phóng mặt bằng được 578,8/721,3 km, đạt 80% đủ điều kiện để các nhà thầu tổ chức thi công và đang tiếp tục thực hiện để bảo đảm bàn giao 100% diện tích mặt bằng vào quý II năm 2023. Đồng thời, đang lập phương án di dời hạ tầng kỹ thuật, trình các cơ quan có thẩm quyền phê duyệt và cam kết di dời trong quý II năm 2023. 

Tình hình bố trí kế hoạch và giải ngân vốn đầu tư công: Về kế hoạch vốn: Tổng Kế hoạch vốn giai đoạn 2021-2025 đã giao cho Dự án là 119.644,586 tỷ đồng. Trong đó: (i) Từ nguồn Kế hoạch đầu tư công trung hạn giai đoạn 2021-2025 là 47.168,586 tỷ đồng; (ii) Từ nguồn Chương trình phục hồi và phát triển kinh tế - xã hội: 72.476 tỷ đồng. Số vốn trên hiện đã được Bộ Giao thông vận tải phân bổ chi tiết kế hoạch đầu tư công trung hạn 2021-2025 cho từng dự án thành phần. Tổng số vốn giao trong kế hoạch hàng năm là 54.747,4 tỷ đồng, trong đó kế hoạch năm 2022 là 9.521,3 tỷ đồng và năm 2023 là 45.226,1 tỷ đồng.

Về giải ngân vốn: Ước giải ngân đến 31/5/2023 là 27.496 tỷ đồng, đạt 50,2% tổng kế hoạch được giao; trong đó thuộc kế hoạch năm 2023 là 18.353 tỷ đồng, đạt 40,6% kế hoạch năm 2023 được giao. 

Đối với 03 dự án đầu tư xây dựng đường cao tốc: Khánh Hòa – Buôn Ma Thuột; Biên Hòa – Vũng Tàu; Châu Đốc – Cần Thơ – Sóc Trăng: Theo báo cáo của Bộ Giao thông vận tải, đến thời điểm này, Bộ Giao thông vận tải và các địa phương được phân cấp là cơ quan chủ quản đã phê duyệt đầu tư 08/10 dự án thành phần của 03 dự án. Bộ Giao thông vận tải và các địa phương được phân cấp là cơ quan chủ quản đã phê duyệt quyết định đầu tư của 10/10 dự án thành phần của 03 dự án trên. 

Về nguồn vốn cho các dự án: Về nguồn vốn từ Chương trình phục hồi và phát triển kinh tế - xã hội: Các dự án thành phần đã được Thủ tướng Chính phủ giao kế hoạch vốn từ nguồn vốn của Chương trình tại Quyết định số 202/QĐ-TTg ngày 08/3/2023. Về nguồn Kế hoạch đầu tư công trung hạn giai đoạn 2021-2025 của Bộ Giao thông vận tải: Tại Tờ trình số 87/TTr-CP ngày 26/3/2023 về phương án giao kế hoạch đầu tư công trung hạn vốn NSNN giai đoạn 2021-2025 (đợt 4), Chính phủ đã trình Ủy ban Thường vụ Quốc hội (UBTVQH) điều chỉnh nguồn vốn từ Bộ Giao thông vận tải về cho các địa phương là cơ quan chủ quản. 

Về nguồn tăng thu, cắt giảm, tiết kiệm chi NSTW năm 2021: Hiện nay, toàn bộ 13.796 tỷ đồng vốn từ nguồn tăng thu, cắt giảm, tiết kiệm chi NSTW năm 2021 chưa được Bộ Tài chính, Bộ Kế hoạch và Đầu tư tổng hợp, báo cáo cấp có thẩm quyền giao dự toán, kế hoạch vốn năm cho các dự án thành phần để thực hiện. 

Về bố trí kế hoạch năm: Hiện nay 02 Dự án thành phần 2 do Bộ Giao thông vận tải là cơ quan chủ quản đã được Bộ Giao thông vận tải giao kế hoạch vốn để thực hiện (Dự án thành phần 2 thuộc Dự án đường bộ cao tốc Biên Hòa - Vũng Tàu giai đoạn 1: kế hoạch giao 1.258 tỷ đồng; đến 30/4/2023 giải ngân 34,016 tỷ đồng, ước đến 31/5/2023 là 50 tỷ đồng; Dự án thành phần 2 thuộc Dự án đường bộ cao tốc Khánh Hòa - Buôn Ma Thuột giai đoạn 1: kế hoạch năm 2023 được giao 1.000 tỷ đồng từ nguồn vốn Chương trình phục hồi và phát triển kinh tế - xã hội; đến thời điểm này chưa thực hiện nhập kế hoạch trên hệ thống TABMIS)./.

 

Thị Hạnh - Ipckontum
Số lượt xem:239

0 người đã bình chọn. Trung bình 0
line_weight BÀI VIẾT LIÊN QUAN:
TRUNG TÂM XÚC TIẾN ĐẦU TƯ VÀ HỖ TRỢ KHỞI NGHIỆP TỈNH KON TUM
Địa chỉ: 12 đường Nguyễn Viết Xuân, thành phố Kon Tum, tỉnh Kon Tum; Phone:02603910260 - Fax:02603913436 ; Email: ttxtdt.skhdt@kontum.gov.vn.
Chịu trách nhiệm nội dung: Ông Lê Công Dinh - Giám đốc Trung tâm xúc tiến đầu tư và hỗ trợ khởi nghiệp tỉnh.
 

Chung nhan Tin Nhiem Mang IPV6 Ready

4467715 Tổng số người truy cập: 45 Số người online:
TNC Phát triển: