hê duyệt số lượng học sinh THPT được hưởng các chính sách hỗ trợ, năm học 2024-2025; Đẩy mạnh, tăng cường các biện pháp quản lý, điều hành giá sau bão Yagi; Thực hiện các khoản thu trong lĩnh vực giáo dục và đào tạo năm học 2024-2025; Quy định hạn mức giao đất nông nghiệp, đất ở, đất chưa sử dụng, nhận chuyển quyền sử dụng đất nông nghiệp; Chỉ đạo kích cầu tiêu dùng, hỗ trợ sản xuất, kinh doanh và phát triển thị trường trong nước; Tăng cường công tác quản lý các vườn trồng cây Sâm Ngọc Linh; Định giá dịch vụ công trong lĩnh vực giáo dục nghề nghiệp sử dụng ngân sách nhà nước... là những chỉ đạo, điều hành nổi bật của UBND tỉnh, Chủ tịch UBND tỉnh từ ngày 23 - 27/9/2024.
Phê duyệt số lượng học sinh THPT được hưởng các chính sách hỗ trợ, năm học 2024-2025
Tại Quyết định số 602/QĐ-UBND ngày 23/9, UBND tỉnh phê duyệt số lượng học sinh trung học phổ thông được hưởng các chính sách hỗ trợ theo Nghị định số 116/2016/NĐ-CP ngày 18 tháng 7 năm 2016 của Chính phủ, năm học 2024-2025 với tổng số là 911/17.119 học sinh (902 học sinh là người dân tộc thiểu số và 09 học sinh người kinh con hộ nghèo); trong đó, có 911 học sinh được hưởng chính sách hỗ trợ tiền ăn, gạo và 674 học sinh được hưởng chính sách hỗ trợ tiền nhà ở.
UBND tỉnh giao Sở Giáo dục và Đào tạo phối hợp với các sở, ngành liên quan và các địa phương tổ chức triển khai thực hiện đảm bảo đầy đủ, kịp thời, công khai và đúng đối tượng. Tổng hợp kết quả thực hiện báo cáo Bộ Tài chính, Bộ Giáo dục và Đào tạo, UBND tỉnh theo qui định.
Đẩy mạnh, tăng cường các biện pháp quản lý, điều hành giá sau bão Yagi
Thực hiện ý kiến của Bộ Tài chính, tại Công văn số 3381/UBND-KTTH ngày 23/9, Chủ tịch UBND tỉnh yêu cầu các đơn vị, địa phương tiếp tục triển khai các nhiệm vụ đã được UBND tỉnh giao về tăng cường các biện pháp quản lý, điều hành giá trên địa bàn tỉnh.
Tập trung theo dõi, nắm bắt sát diễn biến giá cả thị trường, cung cầu hàng hóa trên địa bàn tỉnh nhất là các mặt hàng lương thực, thực phẩm thiết yếu của người dân; giám sát thị trường hàng hóa tại các chợ đầu mối, trung tâm mua sắm, siêu thị không để xảy ra tình trạng tạo khan hiếm, đầu cơ nâng giá, xử lý nghiêm các hành vi lợi dụng tình trạng khẩn cấp, sự cố, thảm họa, thiên tai, dịch bệnh để tăng giá bán hàng hóa, dịch vụ bất hợp lý nhằm trục lợi; đảm bảo và tạo điều kiện cho lưu thông hàng hóa nhất là đến các địa bàn vùng sâu, vùng xa, vùng chịu thiệt hại của bão lũ.
Sử dụng linh hoạt, hiệu quả các công cụ, biện pháp điều tiết giá theo quy định của pháp luật về giá để kiểm soát, bình ổn thị trường.
Tiếp tục đẩy mạnh công tác thông tin, tuyên truyền, đảm bảo kịp thời, minh bạch thông tin về giá, nhất là diễn biến giá các vật tư quan trọng, các mặt hàng thiết yếu liên quan đến sản xuất và đời sống người dân để hạn chế gia tăng lạm phát kỳ vọng, ổn định tâm lý người tiêu dùng sau bão lũ...
Thực hiện các khoản thu trong lĩnh vực giáo dục và đào tạo năm học 2024-2025
Tại Công văn số 3410/UBND-KGVX ngày 24/9, UBND tỉnh yêu cầu Sở Giáo dục và Đào tạo, UBND các huyện, thành phố thực hiện nghiêm các chỉ đạo của Bộ Giáo dục và Đào tạo và UBND tỉnh về thực hiện các khoản thu trong lĩnh vực giáo dục và đào tạo năm học 2024-2025.
Tăng cường công tác thông tin, tuyên truyền, quán triệt, phổ biến rộng rãi các văn bản chỉ đạo chấn chỉnh thực hiện các khoản thu, chi đến các cơ sở giáo dục; yêu cầu các cơ sở giáo dục phổ biến, tuyên truyền cho cha mẹ học sinh, ban đại diện cha mẹ học sinh, giáo viên hiểu rõ và thực hiện theo đúng quy định về các khoản thu, chi năm học 2024-2025.
Quản lý nhà nước về thực hiện các khoản thu, chi trong các cơ sở giáo dục thuộc thẩm quyền quản lý; có trách nhiệm hướng dẫn, thực hiện thanh tra, kiểm tra, xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm quy định về thực hiện các khoản thu, chi trong các cơ sở giáo dục theo thẩm quyền.
Yêu cầu các cơ sở giáo dục thực hiện công khai về cam kết chất lượng giáo dục và đào tạo, các điều kiện đảm bảo chất lượng và thu, chi tài chính theo quy định.
Tăng cường triển khai, hướng dẫn, theo dõi công tác quản lý thu, chi đối với các cơ sở giáo dục công lập trực thuộc theo phân cấp quản lý; chỉ đạo công tác thanh tra, kiểm tra, kịp thời phát hiện, xử lý nghiêm vi phạm (nếu có) và chịu trách nhiệm đối với việc thực hiện các khoản thu, chi và các chính sách cho học sinh có liên quan đến các cơ sở giáo dục thuộc địa phương quản lý theo quy định...
Quy định hạn mức giao đất nông nghiệp, đất ở, đất chưa sử dụng, nhận chuyển quyền sử dụng đất nông nghiệp
Tại Quyết định số 49/2024/QĐ-UBND ngày 24/9, UBND tỉnh quy định hạn mức giao đất nông nghiệp do tự khai hoang; hạn mức giao đất ở; hạn mức công nhận đất ở đối với thửa đất được hình thành trước ngày 15/10/1993; hạn mức giao đất chưa sử dụng; hạn mức nhận chuyển quyền sử dụng đất nông nghiệp trên địa bàn tỉnh, trong các trường hợp:
Hạn mức giao đất nông nghiệp cho hộ gia đình, cá nhân trực tiếp sản xuất nông nghiệp đang sử dụng đất nông nghiệp do tự khai hoang trước ngày 01/7/2014, không có tranh chấp được quy định tại khoản 4 Điều 139 Luật Đất đai 2024;
Hạn mức giao đất ở tại nông thôn, hạn mức giao đất ở tại đô thị cho hộ gia đình, cá nhân theo quy định tại khoản 2 Điều 195 và khoản 2 Điều 196 Luật Đất đai để thực hiện giao đất không thông qua đấu giá quyền sử dụng đất theo quy định;
Hạn mức công nhận đất ở quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều 141 Luật Đất đai đối với trường hợp sử dụng đất trước ngày 15/10/1993;
Hạn mức giao đất chưa sử dụng cho cá nhân để đưa vào sử dụng theo quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất đã được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt theo quy định tại khoản 5 Điều 176 Luật Đất đai;
Hạn mức nhận chuyển quyền sử dụng đất nông nghiệp của cá nhân theo quy định tại khoản 3 Điều 177 Luật Đất đai.
Quy định áp dụng đối với các cơ quan Nhà nước, các tổ chức, cá nhân có liên quan thực hiện quyền hạn và trách nhiệm trong việc quản lý sử dụng đất, giao đất, cho thuê đất, chuyển mục đích sử dụng đất, cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu tài sản gắn liền với đất; Hộ gia đình, cá nhân sử dụng đất trên địa bàn tỉnh...
Chỉ đạo kích cầu tiêu dùng, hỗ trợ sản xuất, kinh doanh và phát triển thị trường trong nước
Triển khai Chỉ thị của Thủ tướng Chính phủ về việc kích cầu tiêu dùng, hỗ trợ sản xuất, kinh doanh và phát triển thị trường trong nước, tại Công văn số 3398/UBND-KTTH ngày 24/9, UBND tỉnh yêu cầu các cơ quan liên quan và các địa phương kiểm soát tốt thị trường, các kênh phân phối truyền thống và hiện đại, tạo thuận lợi cho hoạt động tiêu thụ hàng hóa; Triển khai các chương trình xúc tiến thương mại, kích cầu tiêu dùng, hỗ trợ tiêu thụ sản phẩm hàng hóa sản xuất tại địa phương, nhất là dịp cuối năm nhằm khai thác tối đa thị trường nội địa;
Tiếp tục triển khai mạnh mẽ các hoạt động kết nối cung cầu hàng hóa, nhằm thúc đẩy tiêu thụ sản phẩm hàng hóa trong nước, tại các kênh phân phối truyền thống và hiện đại; Tăng cường các hoạt động kết nối cung cầu, phân phối các sản phẩm OCOP; đưa hàng hóa đến các địa bàn vùng sâu, vùng xa, các khu công nghiệp để kích cầu tiêu dùng trong tỉnh; đồng thời tiếp tục thực hiện các giải pháp ổn định sản xuất, cân đối cung cầu các hàng hóa cơ bản, thiết yếu phục vụ sản xuất và tiêu dùng dịp cuối năm;
Triển khai có hiệu quả các Chương trình phối hợp đảm bảo an toàn thực phẩm, nâng cao chất lượng nông, lâm, thủy sản, giao thương giữa tỉnh Kon Tum với Thành phố Hồ Chí Minh và Thành phố Hà Nội.
UBND tỉnh đề nghị Hiệp hội Doanh nghiệp tỉnh, Hội Doanh nhân trẻ tỉnh chủ động nắm bắt thông tin, nhu cầu thị trường, các khó khăn, vướng mắc của doanh nghiệp thành viên trong sản xuất, tiêu thụ hàng hóa để kịp thời đề xuất các cơ quan chức năng có biện pháp hỗ trợ, tháo gỡ...
Tăng cường công tác quản lý các vườn trồng cây Sâm Ngọc Linh
Tại Công văn số 3434/UBND-NNTN ngày 25/9, UBND tỉnh yêu cầu các cơ quan, địa phương liên quan tiếp tục thực hiện có hiệu quả các nội dung, nhiệm vụ, yêu cầu Kế hoạch của UBND tỉnh về tăng cường công tác quản lý chất lượng Sâm Ngọc Linh trên địa bàn tỉnh.
Chú trọng tăng cường công tác công tác thông tin, tuyên truyền; thường xuyên thanh tra, kiểm tra đột xuất, kiểm soát thị trường nhằm kịp thời phát hiện, ngăn chặn và xử lý nghiêm các hành vi vi phạm sở hữu trí tuệ đối với việc sử dụng chỉ dẫn địa lý, nhãn hiệu, buôn bán Sâm Ngọc Linh không rõ nguồn gốc xuất xứ; triển khai các biện pháp nghiệp vụ, phối hợp với các cơ quan chức năng trên địa bàn nắm bắt thông tin về các địa điểm kinh doanh có biểu hiện gian lận thương mại, thu mua các sản phẩm Sâm Ngọc Linh từ trộm cắp.
Tăng cường vai trò trách nhiệm của các cơ quan quản lý nhà nước trong khâu quản lý nguồn gốc giống, hướng dẫn người dân kỹ thuật trồng, chăm sóc, chế biến; kinh doanh và xúc tiến thương mại các sản phẩm Sâm Ngọc Linh…
Giao UBND các huyện: Đăk Glei và Tu Mơ Rông triển khai các giải pháp tăng cường an ninh trật tự, tuyên truyền, vận động người dân đề cao tinh thần cảnh giác, chủ động thiết lập các biện pháp bảo vệ vườn sâm, theo dõi, tuần tra và thông tin kịp thời khi phát hiện người lạ đến khu vực trồng sâm; tích cực tố giác tội phạm, kịp thời cung cấp thông tin cho các cơ quan Công an, chính quyền xã hoặc lực lượng chức năng để ngăn chặn, điều tra, truy vết, xử lý tội phạm.
Đề nghị Công an tỉnh chỉ đạo tập trung điều tra, xác minh, sớm có kết quả và đưa ra xử lý các đối tượng vi phạm theo quy định của pháp luật; xác định đây là vụ việc xử lý điểm, việc xử lý vi phạm cần gắn với công tác tuyên truyền để nâng cao tính giáo dục và sức răn đe của pháp luật.
Định giá dịch vụ công trong lĩnh vực giáo dục nghề nghiệp sử dụng ngân sách nhà nước
Ngày 27/9, UBND tỉnh ban hành Quyết định số 608/QĐ-UBND định giá cụ thể dịch vụ công trong lĩnh vực giáo dục nghề nghiệp sử dụng ngân sách nhà nước cho 22 ngành, nghề đào tạo trình độ trung cấp, trình độ cao đẳng trên địa bàn tỉnh (không bao gồm 6 môn học chung, chi phí khấu hao cơ sở vật chất, chi phí quản lý chung).
Theo đó, đào tạo trình độ cao đẳng có 10 ngành, nghề, với mức giá cao nhất là 105.400.000 đồng/người/khóa học và thấp nhất là 54.015.000 đồng/người/khóa học; Đào tạo trình độ trung cấp có 12 ngành, nghề, với mức giá đào tạo cao nhất là 81.591.000 đồng/người/khóa học và thấp nhất là 24.302.000 đồng/người/khóa học...