banner
Thứ 7, ngày 19 tháng 4 năm 2025
Chỉ số giá tiêu dùng (CPI) tháng 5/2022 trên địa bàn tỉnh tăng 0,57% so với tháng trước
27-5-2022

Theo Cục Thống kê Kon Tum, Chỉ số giá tiêu dùng (CPI) tháng 5/2022 trên địa bàn tỉnh tăng 0,57% so với tháng trước; tăng 2,79% so với cùng tháng năm trước; tăng 1,95% so với tháng 12 năm trước; tăng 6,19% so với kỳ gốc 2019. CPI bình quân 5 tháng đầu năm tăng 2,25% so với cùng kỳ năm trước.

Trong 11 nhóm hàng hóa và dịch vụ chính, so với tháng trước có 7 nhóm tăng (Hàng ăn và dịch vụ ăn uống; đồ uống và thuốc lá; may mặc, mũ nón, giầy dép; nhà ở, điện, nước, chất đốt và vật liệu xây dựng; thiết bị và đồ dùng gia đình; giao thông; hàng hóa và dịch vụ khác); có 02 nhóm giảm (Văn hóa, giải trí và du lịch; Bưu chính viễn thông); có 02 nhóm không biến động giá (Giáo dục; Thuốc và dịch vụ y tế). 

7 nhóm hàng hóa và dịch vụ có chỉ số giá tăng

Chỉ số nhóm hàng ăn và dịch vụ ăn uống tăng 0,76%. Trong đó: Chỉ số nhóm lương thực tăng 0,26%, riêng chỉ số nhóm gạo tăng 0,27%; nguyên nhân là do sản phẩm trái vụ và ảnh hưởng giá gạo xuất khẩu tăng. Nhóm bột mì và ngũ cốc khác tăng 2,06% (ngô tăng 3,79%, khoai tăng 0,63%, sắn tăng 2,9%) là do nhu cầu tiêu dùng tăng và sản phẩm trái vụ.

Chỉ số nhóm thực phẩm tăng 0,78%, cụ thể: nhóm thịt gia súc tươi sống giảm 0,14% (thịt lợn giảm 0,23%, thịt bò giảm 0,03%, nội tạng động vật giảm 0,07%) là giảm theo giá thịt lợn; giá thịt lợn và thịt bò giảm là do lượng cung tăng và nhu cầu tiêu dùng giảm. Nhóm thịt gia cầm tăng 0,31% (thịt gà tăng 3,14%) là do nhu cầu tiêu dùng tăng trong khi đó lượng cung giảm. Nhóm trứng các loại tăng 0,71% (trứng tươi các loại tăng 0,73%). Nhóm dầu, mỡ ăn và chất béo khác tăng 0,33 (trong đó mỡ động vật giảm 1,75% là do giảm theo giá thịt lợn). Nhóm thủy sản tươi sống tăng 0,22% là do nhóm cá tươi hoặc ướp lạnh tăng 0,16%; thủy, hải sản tươi sống khác tăng 0,97%; nguyên nhân là do lượng cung giảm nên giá tăng. Nhóm nước mắm, nước chấm tăng 0,42% là do nhu cầu tiêu dùng tăng.

Nhóm rau tươi, khô và chế biến tăng 4,92%, trong đó bắp cải tăng 3,3% (tăng từ 1.000 đồng - 2.000 đồng/kg), su hào tăng 9,17% (tăng từ 2.000 đồng - 3.000 đồng/kg), cà chua tăng 5,05% (tăng từ 1.000 đồng - 2.000 đồng/kg), rau muống tăng 4,24%, đỗ quả tươi tăng 12,63%, rau dạng củ, quả tăng 8,58%, rau tươi khác tăng 4,65%, rau gia vị tươi khô các loại tăng 2,82%; nguyên nhân chủ yếu là do nhu cầu tiêu dùng tăng đồng thời lượng cung giảm do các sản phẩm trên trái vụ. Nhóm quả tươi, chế biến giảm 0,19%, trong đó quả có múi giảm 0,81%, táo giảm 0,65%, xoài giảm 0,35%; nguyên nhân là do nhu cầu tiêu dùng giảm đồng thời sản phẩm đang mùa thu hoạch.

Nhóm đồ gia vị tăng 0,46%, trong đó đồ gia vị các loại tăng 1,06%; nhóm đường mật tăng 1,23% (đường tăng 2,35%); nhóm sữa, bơ, pho mai tăng 0,45% (sữa bột người lớn tăng 0,9%, sữa bột trẻ em tăng 1,53%); nguyên nhân chủ yếu là do nhu cầu tiêu dùng tăng nên làm cho giá tăng theo; nhóm bánh, kẹo, mứt tăng 0,38% (trong đó socola tăng 1,52%, kẹo các loại tăng 0,93%). Nhóm ăn uống ngoài gia đình tăng 1,01%, trong đó ăn ngoài gia đình tăng 1,03%, uống ngoài gia đình tăng 1,99%; nguyên nhân chủ yếu là các cơ sở kinh doanh hàng ăn, uống tăng thu thêm chi phí phục vụ.

Chỉ số nhóm đồ uống và thuốc lá tăng 0,49%, tác động tăng chủ yếu là do nhóm bia các loại tăng 1,74%, trong đó bia chai tăng 2,69%, bia lon tăng 1,62%. Nguyên nhân chủ yếu là do ảnh hưởng chi phí lưu thông tăng.

Chỉ số nhóm may mặc, mũ nón, giầy dép tăng 0,3%, trong đó nhóm vải các loại tăng 0,53%, nhóm may mặc khác tăng 0,18%, nhóm mũ nón tăng 0,73%; nhóm giầy, dép tăng 0,1%. Nguyên nhân là do nhu cầu tiêu dùng tăng nên các cơ sở kinh doanh tăng nhẹ giá bán.

Chỉ số nhóm nhà ở, điện, nước, chất đốt và vật liệu xây dựng tăng 0,3%, giá dầu hỏa tăng 3,95% so với tháng trước; điện sinh hoạt tăng 1,97% là do trong tháng lượng điện tiêu dùng tăng làm cho giá bình quân tăng; nước sinh hoạt tăng 0,14% là do trong tháng nhu cầu tiêu dùng tăng làm cho giá bình quân tăng; nhóm vật liệu bảo dưỡng nhà ở tăng 0,6%, trong đó vật liệu bảo dưỡng nhà chính tăng 0,55, vật liệu bảo dưỡng nhà khác tăng 0,66%, nguyên nhân chủ yếu do ảnh hưởng chi phí lưu thông tăng; nhóm nhà ở thuê tăng 0,28% là do có một hộ trước đây có giảm giá hỗ trợ ảnh hưởng dịch COVID-19 nay thu giá ổn định trở lại. Riêng chỉ số gas giảm 5,94% (giảm 31.000 đồng/bình 12kg từ ngày 01/5/2022).

Chỉ số nhóm thiết bị và đồ dùng gia đình tăng 0,2%, chủ yếu là máy điều hòa nhiệt độ tăng 2,26%, tủ lạnh tăng 2,1%, đồ điện tăng 1,55%, giường, tủ bàn, ghế tăng 0,44%, hàng dệt trong nhà tăng 0,9%. Nguyên nhân chủ yếu là do ảnh hưởng chi phí lưu thông tăng.

Chỉ số nhóm giao thông tăng 2,78%, tác động chính là do nhóm nhiên liệu tăng 5,75%, là do trong tháng có đợt điều chỉnh giá xăng, dầu các ngày 04, 11 và 23/5/2022; tính bình quân so với tháng trước thì chỉ số giá xăng tăng 5,92%, dầu diezel 0,05S-II tăng 4,0%.

Chỉ số nhóm hàng hóa và dịch vụ khác tăng 0,19% là do nhóm đồ dùng cá nhân tăng 0,86%, trong đó hàng chăm sóc cơ thể tăng 1,31%; đồng hồ đeo tay tăng 2,38%; đồ trang sức tăng 1,2%, nguyên nhân là do tăng theo giá vàng.

2 nhóm hàng hóa và dịch vụ có chỉ số giá giảm

Chỉ số nhóm Bưu chính viễn thông giảm 0,33% là do thiết bị điện thoại giảm 0,96%, trong đó máy điện thoại di động thông thường giảm 0,94%, máy điện thoại di động thông minh và máy tính bảng giảm 2,25%; nguyên nhân là do các cơ sở kinh doanh giảm giá khuyến mãi nhiều dòng điện thoại di động để kích cầu.

Chỉ số nhóm văn hóa, giải trí và du lịch giảm 0,26% là do nhóm thiết bị văn hóa giảm 1,17%, trong đó ti vi màu giảm 1,22%; nguyên nhân chủ yếu là do giảm giá kích cầu.

Tại báo cáo, Cục Thống kê cũng thông tin về chỉ số giá vàng và Đô la Mỹ trên địa bàn tỉnh trong tháng 5/2022, cụ thể: Giá vàng biến động theo giá vàng thế giới và trong nước với xu hướng tăng so với tháng trước, giá vàng 9999 được bán với giá bình quân khoảng 6.645.000 đồng/chỉ, tăng 0,96% so với tháng trước; tỷ giá USD/VND bình quân giao dịch ở mức 23.234 đồng/USD tăng 0,6%. Chỉ số giá vàng tháng 5/2022 tăng 0,96% so với tháng trước; tăng 25,02% so với cùng kỳ năm trước; tăng 14,79% so với tháng 12 năm trước. Chỉ số giá Đô la Mỹ tháng 5/2022 tăng 0,6% so với tháng trước; tăng 0,35% so với cùng kỳ năm trước; tăng 1,0% so với tháng 12 năm trước.

 

 

Thế Đắc - ipcKonTum
Số lượt xem:457

0 người đã bình chọn. Trung bình 0
line_weight BÀI VIẾT LIÊN QUAN:
TRUNG TÂM XÚC TIẾN ĐẦU TƯ VÀ HỖ TRỢ KHỞI NGHIỆP TỈNH KON TUM
Địa chỉ: 12 đường Nguyễn Viết Xuân, thành phố Kon Tum, tỉnh Kon Tum; Phone:02603910260 - Fax:02603913436 ; Email: ttxtdt.skhdt@kontum.gov.vn.
Chịu trách nhiệm nội dung: Ông Lê Công Dinh - Giám đốc Trung tâm xúc tiến đầu tư và hỗ trợ khởi nghiệp tỉnh.
 

Chung nhan Tin Nhiem Mang IPV6 Ready

4467716 Tổng số người truy cập: 343 Số người online:
TNC Phát triển: