banner
Chủ nhật, ngày 20 tháng 4 năm 2025
Kết quả bước đầu triển khai Đề án "Phát triển ứng dụng về dữ liệu dân cư, định danh và xác thực điện tử…"
28-2-2022

Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định số 06/QĐ-TTg về phê duyệt Đề án "Phát triển ứng dụng về dữ liệu dân cư, định danh và xác thực điện tử phục vụ chuyển đổi số quốc gia giai đoạn 2022-2025, tầm nhìn đến 2030" (gọi tắt là Đề án 06/CP)

Để triển khai thực hiện Quyết định số 06/QĐ-TTg, ngày 18/01/2022 Chính phủ đã tổ chức Hội nghị triển khai Để án 06/CP, đến nay, công tác chỉ đạo triển khai Đề án tiếp tục được thực hiện quyết liệt. Tổ công tác của Chính phủ triển khai Đề án do đồng chí Đại tướng Tô Lâm, Bộ trưởng Bộ Công an làm Tổ trưởng đã đôn đốc, hướng dẫn các bộ, ngành thực hiện. Sau hơn một tháng triển khai, đến nay đã đạt được những kết quả nổi bật cụ thể như sau:

 Về nhiệm vụ hoàn thiện chính sách, pháp luật về phát triển, cung ứng dụng, dịch vụ số liên quan đến dân cư: Bộ ông an đã chỉ đạo tập trung xây dựng Nghị định của Chính phủ về bảo vệ dữ liệu cá nhân (đã hoàn thiện hổ sơ trình Chính phủ theo Tờ trình số 809/TTr-BCA, ngày 23/11/2021); Nghị định định danh và xác thực điện tử (hiện đang xin ý kiến các đơn vị liên quan và đăng cấp cổng thông tin điện tử lấy ý kiến nhân dân); ban hành Thông tư số 08/2002/TT-BCA, ngày 27/01/2022 quy định danh mục sản phẩm khai thác, sử dụng thông tin trong Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư (Đảm bảo tiến độ quy định trong Đề án trong tháng 01/2022).

 Về nhóm nhiệm vụ phát triển ứng dụng dữ liệu dân cư, định danh và xác thực điện tử phục vụ 5 nhóm tiện ích theo nội dung của Đề án:

 Nhóm tiện ích phục vụ giải quyết thủ tục hành chính, cung cấp dịch vụ công trực tuyến: (1) Bộ Công an và Văn phòng Chính phủ đã hoàn thành việc tích hợp, cung cấp dịch vụ xác thực thông tin về số Chứng minh nhân dân (9 số) với Căn cước công dân trên Cổng Dịch vụ công quốc gia và Cơ sở dữ liệu thuế phục vụ xác thực thông tin về người nộp thuế trong giải quyết thủ tục hành chính lĩnh vực thuế (Đảm bảo tiến độ quy định trong Đề án trong tháng 01/2022). (2) Văn phòng Chính phủ đã ban hành Công văn số 761/VPCP-KSTTHC, ngày 29/01/2022 hướng dẫn tích hợp, kết nối chia sẻ giữa cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư với Cổng Dịch vụ công quốc gia, Hệ thống thông tin giải quyết thủ tục hành chính cấp bộ, cấp tinh phục vụ xác thực, chia sẻ thông tin công dân khi thực hiện thủ tục hành chính theo nguyên tắc không yêu cầu khai báo lại các thông tin đã có trong Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư (Vượt tiến độ, quy định trong Đề án trong tháng 02/2022). (3) Tiến độ đưa các dịch vụ công lên cổng dịch vụ công quốc gia và công dịch vụ công Cư trú, tính đến ngày 16/02/2022 có 3.532 thủ tục hành chính đã cung cấp dịch vụ công trực tuyến, trong đó 1.956 thủ tục cung cấp cho công dân; 1.897 thủ tục cung cấp cho doanh nghiệp. Kết quả: số hồ sơ đã đồng bộ trạng thái xử lý trên cổng dịch vụ công quốc là 97.463.454 hồ sơ, tăng 685.532 hồ sơ so với ngày 15/02/2022; số hồ sơ trực tuyến thực hiện qua dịch vụ công quốc gia là 2.715.783 hồ sơ, tăng 20.141 hồ sơ so với ngày 15/02/2022. Một số bộ, ngành, địa phương có tổng số dịch vụ công nhiều nhất là Bộ Tài chính (271 dịch vụ); Bộ Giao thông vận tải (207 dịch vụ); Bộ Y tế (164 dịch vụ); Bình Phước (1437 dịch vụ); Lào Cai (1.342 dịch vụ); Kiên Giang (1.290 dịch vụ)... Một số địa phương có tổng số dịch vụ công ít nhất: TP. Hồ Chí Minh (22 dịch vụ); Sơn La (163 dịch vụ); Hà Giang (176 dịch vụ). Trên công dịch vụ công Cư trú: Từ 01/7/2021 đến 15/02/2022 đã tiếp nhận 196.154 hồ sơ, trả kết quả cho công dân là 191.523, đạt tỷ lệ 97,63%. Trung bình 1 ngày nhận 1.225 hồ sơ và giải quyết 1.197 hồ sơ. Từ ngày 06/01/2022 (ngày đề án 06/QĐ-TTg được thông qua) đến 15/02/2022: tiếp nhận 60.487 hồ sơ, trả lời cho công dân đạt 96,52%. Trung bình 01 ngày nhận 2.629 hồ sơ và giải quyết 2.538 hồ sơ. (4) Tiến độ thực hiện 25 dịch vụ công thiết yếu liên quan đến người dân theo Đề án 06/CP: Bộ Công an đã hoàn thành xây dựng 04 dịch vụ (xác nhận số CMND khi đã được cấp thẻ Căn cước công dân, cấp độ 4; Cấp lại, đổi thẻ CCCD, cấp độ 3; Khai báo tạm vắng, cấp độ 4; Thông báo lưu trú, Cấp độ 4). Các dịch vụ còn lại đang được các bộ, ngành thực hiện bảo đảm tiến độ.

 Về Nhóm tiện ích phục vụ phát triển kinh tế, xã hội: (1) Ngày 10/02/2022, Bộ Công an (C06) đã tổ chức gặp mặt 25 doanh nghiệp lớn để triển khai các nhiệm vụ của Đề án với khẩu hiệu Cộng đồng doanh nghiệp Việt Nam chung tay, đồng hành cùng Chính phủ trong việc triển khai thực hiện Đề án. Bộ Công an tiếp tục bám sát 06 nhiệm vụ nhóm phát triển kinh tế xã hội để tập trung triển khai, thực hiện, đảm bảo tiến độ. (2) Triển khai thí điểm các sản phẩm, dịch vụ xác thực danh tính dựa trên nền tảng của thẻ Căn cước công dân gắn chip điện tử cho các ngân hàng BIDV, Viettinbank, techcombank, Agribank,... dự kiến bắt đầu triển khai từ đầu tháng 03/2022. Theo đó, Bộ Công an cung cấp việc xác thực danh tính của người dân qua thẻ CCCD gắn chip điện tử được trang bị tại các quầy giao dịch của ngân hành Viettinbank, BIDV và Vietcombank,... (xác thực danh tính và đối sánh thông tin trực tiếp trên thẻ với các yếu tố sinh trắc học, ảnh chân dung, vân tay của công dân nên bảo đảm độ chính xác rất cao).

 Về Phục vụ phát triển công dân số: Bộ Công an đã chỉ đạo xây dựng quy định tạm thời cấp định danh điện tử và Kế hoạch cấp định danh, tài khoản định danh điện tử cho công dân. Trước mắt, gắn việc cấp tài khoản định danh điện tử với nhóm công dân làm mới CCCD và người cấp đổi lại CCCD. Dự kiến ngày 15/3/2022, cấp thí điểm tại Hà Nội, Quảng Ninh.

 Về Hoàn thiện hệ sinh thái phục vụ kết nối, khai thác, bổ sung làm giàu dữ liệu dân cư: (1) Đã kết nối, chia sẻ dữ liệu giữa Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư với Cơ sở dữ liệu quốc gia về bảo hiểm vượt tiến độ đề ra trong Đề án (tiến độ đề ra trong tháng 3/2022). Đã tích hợp 36.053.639 hồ sơ, trong đó xác thực đúng 22.558.408 hồ sơ. Tổng hồ sơ đồng bộ sang cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư: 15.750.866 (trong đó dữ liệu không hợp lệ là 4.074.488). Ngày 11/02/2022, đã hoàn thiện dịch vụ xác thực số định danh cá nhân/CCCD phục vụ làm sạch dữ liệu bảo hiểm xã hội có thông tin CMND 9 số (51.040.572 bản ghi). (2) Kết nối, chia sẻ dữ liệu giữa Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư với cơ sở dữ liệu Thuế - Bộ Tài chính: Đã kiểm tra an ninh, an toàn hệ thống cơ sở dữ liệu chuyên ngành thuế. Dự kiến ngày 20/02/2022 đăng ký sử dụng dịch vụ được cung cấp từ cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư. (3) Kết nối, chia sẻ dữ liệu giữa Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư với cơ sở dữ liệu sổ sức khỏe điện tử - Bộ Y tế: Đã họp bàn, trao đổi làm rõ mục đích, yêu cầu, đầu mối kỹ thuật thực hiện kết nối; họp bàn thống nhất kỹ thuật kết nối làm giàu dữ liệu, thử nghiệm kết nối trên môi trường kiểm thử; kiểm tra an ninh an toàn đến nay xác định còn 28 lỗ hổng bảo mật mức độ nghiêm trọng và 54 lỗ hổng bảo mật mức độ cao. (4) Kết nối , chia sẻ dữ liệu giữa Cơ sở dữ liệu quốc gia về sở dữ liệu Giấy phép lái xe, đăng kiểm phương tiện - Bộ Giao thông Vận tải: Đã họp bàn, trao đổi làm rõ mục đích, yêu cầu, đầu mối kỹ thuật thực hiện kết nối; họp bàn thống nhất kỹ thuật kết nối làm giàu dữ liệu; Đang thử nghiệm kết nối trên môi trường kiểm thử; Dự kiến ngày 01/03/2022 hoàn thành kiểm tra an ninh an toàn hệ thống. (5) Kết nối, chia sẻ dữ liệu giữa Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư với cơ sở dữ liệu Hộ tịch điện tử toàn quốc - Bộ Tư pháp: Đã họp bàn, trao đổi làm rõ mục đích, yêu cầu, đầu mối kỹ thuật thực hiện kết nối; họp bàn thống nhất kỹ thuật kết nối làm giàu dữ liệu; Dự kiến ngày 01/03/2022 kiểm tra an ninh an toàn hệ thống. (6) Kết nối, chia sẻ dữ liệu giữa Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư với cơ sở dữ liệu trẻ em - Bộ Lao động Thương binh và Xã hội: Đang thử nghiệm kết nối kỹ thuật trên môi trường thử nghiệm. Dự kiến ngày 16/02/2022 hoàn thành kiểm tra an ninh an toàn thệ thống lần 2. (7) Kết nối, chia sẻ dữ liệu giữa Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư với cơ sở dữ liệu của Bộ Giáo dục và đào tạo: Đã hoàn thành việc kiểm tra an ninh, an toàn thông tin hệ thống Cơ sở dữ liệu ngành Giáo dục và Đào tạo, hiện nay đang triển khai việc kết nối, dự kiến ngày 20/02/2022 đăng ký sử dụng dịch vụ được cung cấp từ cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư.

 Về Phục vụ công tác chỉ đạo, điều hành: Hiện nay, hệ thống Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư đã sẵn sàng phân tích, cung cấp các thông tin cơ bản về dân cư để phục vụ hoạch định các chính sách phát triển kinh tế - xã hội; cùng với quá trình kết nối làm giàu dữ liệu, các thông tin cung cấp từng bước toàn diện hơn, phục vụ các mục đích đang dạng trong chỉ đạo, điều hành của lãnh đạo các cấp.

 Tóm lại, từ sau Hội nghị của Chính phủ ngày 18/01/2022 đến công tác chỉ đạo, triển khai Đề án tiếp tục được thực hiện quyết liệt, nên mặt dù thời gian nghỉ Tết Nguyên đán dài nhưng những nhiệm vụ trọng tâm của Đề án cơ bản được bảo đảm đúng tiến độ, một số nội dung đã vượt tiến độ đề ra (kết nối chia sẻ dữ liệu dân cư với dữ liệu về bảo hiểm...). Bước đầu thực hiện cung cấp một số dịch vụ công liên quan đến cư trú trên cổng dịch vụ công đã đạt được những kết quả vượt bậc so với trước khi triển khai Đề án. Đơn giản hóa một số thủ tục hành chính liên quan đến công tác quản lý cư trú, tinh giản các giấy tờ cần thiết để thực hiện các thủ tục hành chính, giảm tối đa thời gian đi lại của công dân, tiết kiệm cho nhà nước kinh phí phục vụ lưu trữ, bảo quản hồ sơ nhưng tăng cường tính chính xác, nhanh chóng các hoạt động nghiệp vụ; trung binh 1 ngày số hồ sơ tiếp nhận liên quan đến cư trú qua cổng dịch vụ công và giải quyết tăng. Việc kết nối, chia sẻ dữ liệu quốc gia về dân cư với các cơ sở dữ liệu chuyên ngành của các bộ, ngành tiếp tục được quan tâm, triển khai đúng tiến độ, qua đó ngoài việc “làm giàu” dữ liệu dân cư, đã góp phần “làm sạch” dữ liệu chuyên ngành, xác thực thông tin công dân chính xác, phục vụ giải quyết các thủ tục hành chính của các Bộ, ngành (như Đăng ký doanh nghiệp của Bộ Kế hoạch và Đầu tư; nộp thuế, làm sạch thông tin tiêm chủng...). Qua công tác kiểm tra an ninh, an toàn của Bộ Công an, đã góp phần giúp các bộ, ngành khắc phục nhiều lỗ hổng bảo mật trong hệ thống Cơ sở dữ liệu...

Bên cạnh những kết quả đạt được, việc triển khai thực hiện Đề án 06/CP vẫn còn một số tồn tại, hạn chế, đó là: (1) Việc xây dựng Kế hoạch triển khai Đề án của một số bộ, ban, ngành và địa phương còn chậm; nhiều địa phương, lúng túng trong triển khai thực hiện, chờ hướng dẫn của các bộ, ngành. Một số địa phương triển khai thực hiện nhưng chưa đúng tinh thần chỉ đạo quyết liệt của Thủ tướng Chính phủ (UBND tỉnh Lâm Đồng, Vĩnh Long, Gia Lai, Hòa Bình thành lập Tổ công tác thực hiện, nhưng đồng chí Chủ tịch UBND không phải là Tổ trưởng theo tinh thần chi đạo của Thủ tướng Chính phủ). (2) Qua kiểm tra an ninh, an toàn hệ thống thông tin của các bộ, ngành trước khi khi kết nối với Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư cho thấy còn nhiều lỗ hổng bảo mật cần khắc phục; việc bố trí kinh phí đầu tư, nâng cấp các thiết bị, hạ tầng bảo đảm an ninh, an toàn chưa được quan tâm. Hiện nay, việc khắc phục đang được triển khai, tuy nhiên nếu không có cơ chế đặc thù sẽ chậm tiến độ các mục tiêu kết nối dữ liệu theo Đề án 06/CP. (3) Về dịch vụ công trực tuyến: Tỷ lệ người dân sử dụng các dịch vụ công trực tuyến mặc dù được nâng nên, nhưng chưa tương xứng với tình hình thực tế, một phần là do công tác tuyên truyền nội dung này chưa mạnh mẽ, nên nhiều người dân chưa nắm được những tiện ích, quyền lợi được hưởng. Việc thanh toán trực tuyến khi thực hiện dịch vụ công còn một số khó khăn, vướng mắc, nhất là trường hợp trả lại kinh phí cho người dân khi thủ tục không thực hiện được.

 

Diệu Linh - IpcKonTum
Số lượt xem:815

0 người đã bình chọn. Trung bình 0
line_weight BÀI VIẾT LIÊN QUAN:
TRUNG TÂM XÚC TIẾN ĐẦU TƯ VÀ HỖ TRỢ KHỞI NGHIỆP TỈNH KON TUM
Địa chỉ: 12 đường Nguyễn Viết Xuân, thành phố Kon Tum, tỉnh Kon Tum; Phone:02603910260 - Fax:02603913436 ; Email: ttxtdt.skhdt@kontum.gov.vn.
Chịu trách nhiệm nội dung: Ông Lê Công Dinh - Giám đốc Trung tâm xúc tiến đầu tư và hỗ trợ khởi nghiệp tỉnh.
 

Chung nhan Tin Nhiem Mang IPV6 Ready

4467716 Tổng số người truy cập: 182 Số người online:
TNC Phát triển: