banner
Thứ 6, ngày 27 tháng 9 năm 2024
Những Chỉ đạo, điều hành của UBND tỉnh, Chủ tịch UBND tỉnh nổi bật tuần từ ngày 24 - 28/7/2023
30-7-2023

Những Chỉ đạo, điều hành của UBND tỉnh, Chủ tịch UBND tỉnh nổi bật tuần từ ngày 24 - 28/7/2023

Chỉ đạo công tác tuyển sinh, đào tạo giáo dục nghề nghiệp; Tăng cường vai trò, trách nhiệm của Người đứng đầu trong xử lý công việc; Đẩy nhanh tiến độ triển khai thực hiện và giải ngân các dự án đầu tư công; Tăng cường thực hiện các biện pháp phòng, chống cúm gia cầm lây sang người; Tăng cường phổ biến, giáo dục pháp luật; Tăng cường phòng, chống tội phạm tại các cơ sở y tế; Tăng cường công tác phòng, chống dịch bệnh do muỗi truyền vì hiện tượng El Nino; Tăng cường hiệu lực, hiệu quả công tác QLNN về khoáng sản; Mô hình thôn, xã NTM thông minh trong xây dựng NTM... là những chỉ đạo, điều hành nổi bật của UBND tỉnh, Chủ tịch UBND tỉnh từ ngày 24 - 28/7/2023.

Chỉ đạo công tác tuyển sinh, đào tạo các trình độ giáo dục nghề nghiệp

Thực hiện ý kiến của Bộ Lao động - TBXH, tại Công văn số 2372/UBND-KGVX ngày 24/7, UBND tỉnh yêu cầu các cơ quan liên quan và Trường Cao đẳng Kon Tum đẩy mạnh công tác tuyên truyền, tư vấn tuyển sinh các cấp trình độ trong giáo dục nghề nghiệp (GDNN) bằng nhiều hình thức nhằm cung cấp và tiếp cận đầy đủ thông tin đến mọi đối tượng người học; xây dựng kế hoạch và tổ chức Ngày hội tư vấn tuyển sinh GDNN đảm bảo hiệu quả, phù hợp với tình hình thực tế của địa phương; Chia sẻ cơ sở dữ liệu về tuyển sinh, tốt nghiệp các bậc THPTCS, THPT đến các cơ sở GDNN để khai thác và phối hợp trong công tác phân luồng, hướng nghiệp và tuyển sinh, đào tạo; Chuẩn bị tốt các điều kiện để thực hiện tuyển sinh; tổ chức thanh tra, kiểm tra, giám sát các khâu trong công tác tuyển sinh tại nhà trường; đảm bảo về giảng viên, giáo viên, cơ sở vật chất trong xác định chỉ tiêu tuyển sinh... 

Giao UBND các huyện, thành phố tăng cường công tác thông tin tuyên truyền, tư vấn tuyển sinh các cấp trình độ trong GDNN; phổ biến quán triệt về ý nghĩa, tầm quan trọng của GDNN và định hướng phân luồng học sinh sau tốt nghiệp trung học cơ sở và trung học phổ thông. Chỉ đạo các cơ sở GDNN thuộc địa phương quản lý chuẩn bị tốt các điều kiện để thực hiện công tác tuyển sinh và đào tạo các ngành, nghề theo yêu cầu tuyển dụng của doanh nghiệp, yêu cầu phát triển KTXH của từng địa phương kết hợp học văn hóa THPT theo quy định... 

Tăng cường vai trò, trách nhiệm của Người đứng đầu các đơn vị, địa phương trong xử lý công việc

Để khắc phục triệt để tình trạng chậm trễ, đùn đẩy trách nhiệm và công tác phối hợp thiếu chặt chẽ trong xử lý, trả lời, giải quyết hồ sơ, công việc, tại Công văn số 2369/UBND-KTTH ngày 24/7, UBND tỉnh yêu cầu Thủ trưởng các sở, ban ngành, đơn vị thuộc tỉnh, Chủ tịch UBND các huyện, thành phố tiếp tục thực hiện nghiêm túc việc báo cáo định kỳ đối với các nội dung kiến nghị, đề xuất của đơn vị, địa phương mình mà chưa được các Bộ ngành giải quyết; Định kỳ trước ngày 15 hằng tháng, tổng hợp, báo cáo những kiến nghị, đề xuất của đơn vị, địa phương mình đã gửi đến các cơ quan chuyên môn thuộc UBND tỉnh nhưng chưa được xem xét, giải quyết kịp thời, thỏa đáng đồng thời và gửi về Tổ Kiểm tra của Chủ tịch UBND tỉnh tổng hợp, báo cáo. 

Giao Văn phòng UBND tỉnh khi trình UBND tỉnh chỉ đạo, giao nhiệm vụ cho từng đơn vị, địa phương phải rà soát bổ sung thời hạn thực hiện nhiệm vụ cụ thể theo đúng quy định; cập nhật các nội dung chỉ đạo lên hệ thống phần mềm theo dõi chỉ đạo điều hành của UBND tỉnh chậm nhất trong vòng 01 ngày kể từ ngày văn bản được ban hành; 

Chủ động, thường xuyên theo dõi, đôn đốc việc giải quyết kiến nghị, đề xuất của các đơn vị, địa phương và việc thực hiện các nội dung chỉ đạo của UBND tỉnh của các đơn vị, địa phương; Trường hợp cần thiết, báo cáo Chủ tịch UBND tỉnh cho chủ trương tổ chức kiểm tra, làm việc trực tiếp với Thủ trưởng các cơ quan, địa phương; tổng hợp tham mưu báo cáo cấp có thẩm quyền xử lý trách nhiệm của Người đứng đầu các đơn vị, địa phương để xảy ra tình trạng chậm trễ kéo dài, chây ỳ, đùn đẩy trách nhiệm, nhũng nhiễu trong xử lý công việc... 

Đẩy nhanh tiến độ triển khai thực hiện và giải ngân các dự án sử dụng vốn đầu tư công

Để đẩy nhanh tiến độ thực hiện các dự án đầu tư công; phấn đấu giải ngân đạt 100% kế hoạch vốn đầu tư công giao đầu năm 2023, gắn với đảm bảo chất lượng công trình và hiệu quả sử dụng đầu tư công, tại Công văn số 2375/UBND-KTTH ngày 24/7, Chủ tịch UBND tỉnh yêu cầu Người đứng đầu các đơn vị, địa phương và các Chủ đầu tư khẩn trương phân bổ và giao chi tiết toàn bộ kế hoạch đầu tư vốn ngân sách nhà nước năm 2023 đã được cấp có thẩm quyền giao. 

Lập kế hoạch và tuân thủ nghiêm tiến độ giải ngân chi tiết của từng nhiệm vụ, dự án, phân công cụ thể Lãnh đạo phụ trách trực tiếp, bám sát, kịp thời tháo gỡ khó khăn và chịu trách nhiệm về kết quả giải ngân của từng dự án. Đẩy mạnh cải cách TTHC, ứng dụng công nghệ thông tin, chuyển đổi số, tăng cường phân cấp, phân quyền, nâng cao kỷ luật, kỷ cương trong thực thi công vụ, có biện pháp đẩy nhanh tiến độ giải phóng mặt bằng, tháo gỡ các khó khăn vướng mắc về đất đai, tài nguyên,... 

Tăng cường thực hiện các biện pháp phòng, chống cúm gia cầm lây sang người

Để chủ động ngăn chặn bệnh cúm gia cầm xâm nhập vào địa bàn tỉnh và lây nhiễm sang người, tại Công văn số 2376/UBND-KGVX ngày 24/7, UBND tỉnh yêu cầu các cơ quan liên quan và các địa phương tiếp tục chỉ đạo, tổ chức thực hiện tốt công tác phòng, chống cúm gia cầm lây sang người theo chỉ đạo của UBND tỉnh; Tăng cường giám sát chặt chẽ người nhập cảnh nhằm phát hiện sớm các trường hợp nghi ngờ/mắc bệnh, kịp thời lấy mẫu xét nghiệm chẩn đoán xác định, xử lý không để bệnh lây lan ra cộng đồng; Chỉ đạo tăng cường giám sát tại bệnh viện, giám sát sự kiện tại cộng đồng các trường hợp viêm đường hô hấp cấp tính, hội chứng viêm phổi nặng do vi rút và hội chứng cúm để phát hiện kịp thời ca bệnh cúm gia cầm lây sang người. 

Tiếp tục tăng cường truyền thông về các biện pháp phòng lây nhiễm cúm gia cầm sang người, đặc biệt chú ý những khu vực có nguy cơ cao và những người chăn nuôi, buôn bán và giết mổ gia cầm về nguy cơ mắc bệnh, các biện pháp phòng tránh, khuyến cáo mạnh mẽ người dân không sử dụng thực phẩm không rõ nguồn gốc; thực hiện an toàn thực phẩm trong giết mổ, chế biến gia cầm và các sản phẩm của gia cầm, không ăn tiết canh và không sử dụng gia cầm ốm, chết không rõ nguyên nhân. 

Tăng cường phổ biến, giáo dục pháp luật, nâng cao ý thức chấp hành pháp luật của cán bộ, Nhân dân

Triển khai chỉ đạo của Ban Thường vụ Tỉnh ủy, tại Công văn số 2392/UBND-NC ngày 25/7, UBND tỉnh yêu cầu các cơ quan, đơn vị, địa phương đẩy mạnh thực hiện các nhiệm vụ, giải pháp đổi mới trong tổ chức triển khai công tác phổ biến, giáo dục pháp luật (PBGDPL); kết hợp triển khai các hoạt động PBGDPL với việc thực hiện các nhiệm vụ chính trị tại đơn vị, địa phương; xác định việc triển khai thực hiện là một trong những tiêu chí đánh giá kết quả thực hiện các nhiệm vụ, hoạt động của đơn vị, địa phương. 

Tiếp tục kiện toàn tổ chức và nâng cao hiệu quả hoạt động của Hội đồng phối hợp PBGDPL các cấp; Thường xuyên kiện toàn, nâng cao kiến thức pháp luật và kỹ năng cho đội ngũ báo cáo viên, tuyên truyền viên pháp luật, hòa giải viên; tăng cường sử dụng đội ngũ người biết tiếng DTTS để phối hợp thực hiện PBGDPL kịp thời, thực chất, hiệu quả. 

Tích cực đổi mới, đa dạng hóa các nội dung, hình thức, cách thức PBGDPL, bám sát thực tiễn cuộc sống và đáp ứng yêu cầu quản lý nhà nước, quản lý xã hội trong từng giai đoạn, địa bàn, đối tượng; Xây dựng và nhân rộng các mô hình hay, cách làm hiệu quả gắn với từng chủ đề nội dung, đối tượng thực hiện... 

Tăng cường phòng, chống tội phạm và phòng, chống mua bán người tại các cơ sở y tế

Triển khai ý kiến của Bộ Y tế, tại Công văn số 2399/UBND-KGVX ngày 26/7, UBND tỉnh yêu cầu Sở Y tế chỉ đạo các cơ sở y tế trên địa bàn tỉnh đảm bảo việc thực hiện công tác phòng, chống tội phạm và phòng, chống mua bán người; Tăng cường thông tin tuyên truyền, quán triệt cho công chức, viên chức, người lao động trong ngành Y tế, học sinh, sinh viên thực hành tại các cơ sở khám chữa bệnh và người bệnh, người nhà người bệnh tại các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh về các quy định về phòng, chống tội phạm và phòng, chống mua bán người; nâng cao ý thức cảnh giác giữ gìn tài sản, chấp hành nội quy, quy định về phòng ngừa mất an ninh trật tự tại các cơ sở y tế. Tiếp tục thực hiện các biện pháp đảm bảo an ninh trật tự, phòng, chống tội phạm và phòng, chống mua bán người tại các cơ sở y tế.

Đề nghị Công an tỉnh chỉ đạo Công an các huyện, thành phố và các đơn vị trực thuộc liên quan phối hợp, hỗ trợ các cơ sở y tế trong tổ chức tập huấn về chuyên môn nghiệp vụ, công tác đảm bảo an ninh trật tự, phòng, chống tội phạm và phòng, chống mua bán người trong các cơ sở y tế; đặc biệt tại các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh đông người, có đặc điểm phức tạp về an ninh trật tự.

Tăng cường công tác phòng, chống dịch bệnh do muỗi truyền vì hiện tượng El Nino

Để kịp thời triển khai các biện pháp chủ động phòng, chống dịch bệnh, tại Công văn số 2400/UBND-KGVX ngày 26/7, UBND tỉnh yêu cầu các cơ quan, đơn vị, địa phương tích cực triển khai Chiến dịch vệ sinh môi trường - diệt lăng quăng/bọ gậy phòng, chống dịch bệnh; phối hợp chặt chẽ với ngành Y tế tăng cường triển khai các hoạt động thông tin tuyên truyền phòng chống dịch, đa dạng hóa các hoạt động truyền thông để người dân hiểu và chủ động thực hiện các biện pháp phòng chống dịch bệnh. 

Giao Sở Y tế theo dõi, giám sát chặt chẽ và xử lý triệt để ổ dịch bệnh truyền nhiễm tại địa phương; đảm bảo 100% các ổ dịch được phát hiện và xử lý kịp thời; rà soát, tổ chức tiêm phòng vắc xin viêm não Nhật Bản cho trẻ em trong độ tuổi tiêm chủng theo hình thức tiêm chủng thường xuyên đạt tỷ lệ cao, đầy đủ, đúng lịch, an toàn và hiệu quả. 

Yêu cầu UBND các huyện, thành phố chỉ đạo triển khai quyết liệt Chiến dịch vệ sinh môi trường - diệt lăng quăng/bọ gậy trên địa bàn ngay trong tháng 7 năm 2023 và duy trì hoạt động 1 tuần/1 lần tại các khu vực có nguy cơ cao, 2 tuần/1 lần tại các khu vực có chỉ số muỗi, loăng quăng/bọ gậy cao và 1 tháng/1 lần tại các khu vực còn lại. Tổ chức các đoàn kiểm tra liên ngành để kiểm tra, đánh giá việc thực hiện Chiến dịch vệ sinh môi trường - diệt loăng quăng/bọ gậy tại các xã/phường/thị trấn. 

Tăng cường hiệu lực, hiệu quả công tác quản lý nhà nước về khoáng sản

Để tăng cường hơn nữa hiệu lực, hiệu quả công tác quản lý nhà nước về khoáng sản, tại Công văn số 2422/UBND-NNTN ngày 28/7, UBND tỉnh yêu cầu các cơ quan liên quan và các địa phương chủ động kiểm tra, giải quyết dứt điểm các tồn tại, vi phạm trong hoạt động khoáng sản; đôn đốc việc thực hiện nghĩa vụ tài chính và các nghĩa vụ khác có liên quan của tổ chức, cá nhân hoạt động khoáng sản, các nội dung miễn giảm thuế (nếu có) phải đảm bảo, tuân thủ đúng quy định pháp luật hiện hành.

Tổ chức rà soát, đảm bảo trách nhiệm toàn diện trước pháp luật về nội dung văn bản tham mưu UBND tỉnh chỉ đạo điều hành, nội dung cấp phép hoạt động khoáng sản, xác nhận đăng ký khoáng sản trong diện tích dự án đầu tư xây dựng công trình; các quyết định phê duyệt kế hoạch đấu giá, khoanh định khu vực không đấu giá quyền khai thác khoáng sản, phê duyệt trữ lượng, giá khởi điểm, tiền đặt trước, tiền cấp quyền khai thác khoáng sản; thực hiện trách nhiệm quản lý nhà nước về khoáng sản và toàn bộ hoạt động khoáng sản trên địa bàn quản lý của địa phương đảm bảo quy định. 

Mô hình thôn, xã NTM thông minh trong xây dựng nông thôn mới

Tại Văn bản số 2431/UBND-NNTN ngày 28/7, UBND tỉnh quy định tạm thời mô hình thôn thông minh và mô hình xã nông thôn mới (NTM) thông minh trên địa bàn tỉnh Kon Tum giai đoạn 2021 - 2025. Theo đó: 

Mô hình thôn thông minh là thôn đáp ứng đầy đủ các điều kiện:

100% người hoạt động không chuyên trách ở thôn có ứng dụng các nền tảng số (mạng xã hội zalo, facebook...) để thông tin, truyên truyền đến người dân trong thôn; 

Thôn có hạ tầng Internet cố định (FTTH) hoặc di động (4G/5G) bao phủ đến hộ gia đình;

Có mạng wifi miễn phí tại điểm công cộng (nhà văn hóa thôn, nơi sinh hoạt cộng đồng, điểm du lịch cộng đồng,... (tối thiểu 01 điểm)); 

Tối thiểu 70% người trưởng thành sử dụng điện thoại thông minh trong thôn, được phổ biến kiến thức về kỹ năng số cơ bản (các kỹ năng cài đặt, sử dụng các phần mềm, nền tảng số hỗ trợ cho việc tìm kiếm, tra cứu, thanh toán trực tuyến, trao đổi thông tin...); 

Tối thiểu 40% người trưởng thành trong thôn có tài khoản thanh toán trực tuyến, có thể thanh toán được các dịch vụ thiết yếu như điện, nước, dịch vụ viễn thông - công nghệ thông tin, học phí,…; 

Có ít nhất một mô hình ứng dụng công nghệ thông tin trong các lĩnh vực như: an ninh trật tự, an toàn giao thông, sản xuất - kinh doanh, y tế, giáo dục, nông nghiệp, du lịch, năng lượng, chiếu sáng, môi trường, phát triển kinh tế - xã hội, phát triển thương hiệu, thị trường, truy xuất nguồn gốc sản phẩm, truyền thanh thôn, ... 

Mô hình xã NTM thông minh là xã đáp ứng các điều kiện:

Là xã đã được công nhận đạt chuẩn NTM nâng cao giai đoạn 2021 - 2025 (hoặc được công nhận đạt chuẩn NTM nâng cao giai đoạn 2016 - 2020, nhưng đáp ứng đầy đủ mức đạt chuẩn các tiêu chí của xã NTM nâng cao giai đoạn 2021 - 2025). Đồng thời đáp ứng các nội dung: 

100% thôn, làng của xã có hạ tầng mạng truy nhập internet băng rộng di động (4G/5G...); 100% thôn, làng của xã có hệ thống loa hoạt động tốt và được kết nối với Đài Truyền thanh của xã; 100% thôn, làng của xã có Tổ công nghệ số cộng đồng tương tác, tương trợ lẫn nhau; Có mạng wifi miễn phí ở các điểm công cộng (khu vực trung tâm xã, nhà văn hóa xã, điểm du lịch cộng đồng…); 

100% cán bộ, công chức của xã sử dụng điện thoại thông minh, có sử dụng hộp thư điện tử công vụ và văn phòng điện tử để phục vụ cho công tác điều hành, chỉ đạo, chia sẻ thông tin và giải quyết nhiệm vụ chuyên môn; 100% cán bộ công chức xã được tập huấn, bồi dưỡng các nội dung về ứng dụng công nghệ thông tin, chuyển đổi số. 

Xã có tỷ lệ dân số trong độ tuổi lao động có thuê bao sử dụng điện thoại thông minh, được phổ biến kiến thức về kỹ năng số cơ bản (các kỹ năng cài đặt, sử dụng các phần mềm, nền tảng số hỗ trợ cho việc tìm kiếm, tra cứu, thanh toán trực tuyến, trao đổi thông tin...) đạt: Tối thiểu 70% đối với các xã vùng đồng bào DTTS và miền núi; tối thiểu 80% đối với các xã còn lại; 

Tối thiểu 50% người trưởng thành có tài khoản thanh toán trực tuyến, có thể thanh toán được các dịch vụ thiết yếu như điện, nước, dịch vụ viễn thông - công nghệ thông tin, học phí,…; 

Các sản phẩm, hàng hóa và sản phẩm OCOP của xã được kinh doanh, buôn bán trên các sàn thương mại điện tử https://postmart.vn, https://voso.vn, https://kontumtrade.gov.vn ... 

Có ít nhất một mô hình ứng dụng chuyển đổi số trong các lĩnh vực như: an ninh trật tự, an toàn giao thông, sản xuất - kinh doanh, y tế, giáo dục, nông nghiệp, du lịch, năng lượng, chiếu sáng, môi trường, phát triển kinh tế - xã hội, phát triển thương hiệu, thị trường, truy xuất nguồn gốc sản phẩm, truyền thanh thôn,...

 

 

Ngọc Tú-ipckontum
Số lượt xem:144

0 người đã bình chọn. Trung bình 0
line_weight BÀI VIẾT LIÊN QUAN:
TRUNG TÂM XÚC TIẾN ĐẦU TƯ VÀ HỖ TRỢ KHỞI NGHIỆP TỈNH KON TUM
Địa chỉ: 12 đường Nguyễn Viết Xuân, thành phố Kon Tum, tỉnh Kon Tum; Phone:02603910260 - Fax:02603913436 ; Email: ttxtdt.skhdt@kontum.gov.vn.
Chịu trách nhiệm nội dung: Ông Lê Công Dinh - Giám đốc Trung tâm xúc tiến đầu tư và hỗ trợ khởi nghiệp tỉnh.
 

Chung nhan Tin Nhiem Mang IPV6 Ready

4467715 Tổng số người truy cập: 71 Số người online:
TNC Phát triển: