banner
Thứ 4, ngày 13 tháng 11 năm 2024
Những kết quả nổi bật trong công tác cải cách hành chính nhà nước quý III năm 2023
28-9-2023

Những kết quả nổi bật trong công tác cải cách hành chính nhà nước quý III năm 2023

Trong quý III, Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành các nghị quyết, chỉ thị, công điện yêu cầu các bộ, ngành, địa phương đẩy mạnh triển khai thực hiện các giải pháp nhằm đẩy nhanh tiến độ giải ngân vốn đầu tư công, cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh, cải cách tổ chức bộ máy hành chính, cải cách thủ tục hành chính, tạo thuận lợi cho người dân, doanh nghiệp, thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội. 

Về cải cách thể chế

Công tác xây dựng và ban hành pháp luật là một trong những nội dung được ưu tiên hàng đầu trong lãnh đạo, chỉ đạo, điều hành của lãnh đạo bộ, ngành, địa phương. Với sự chỉ đạo mạnh mẽ, quyết liệt, linh hoạt và sáng tạo của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ cùng với quyết tâm cao của các bộ, ngành, địa phương, công tác xây dựng, hoàn thiện pháp luật tiếp tục có những chuyển biến tích cực; nhiều điểm nghẽn về cơ chế, chính sách đã được tháo gỡ, thông thoáng, kịp thời hỗ trợ phục hồi hoạt động sản xuất kinh doanh của người dân, doanh nghiệp. 

Chính phủ đã ban hành Nghị quyết số 126/NQ-CP ngày 14/8/2023 về một số giải pháp nâng cao chất lượng công tác xây dựng, hoàn thiện hệ thống pháp luật và tổ chức thi hành pháp luật nhằm ngăn ngừa tình trạng tham nhũng, lợi ích nhóm, lợi ích cục bộ. 

Các bộ, ngành đã tham mưu, trình Chính phủ ban hành 32 nghị định và ban hành theo thẩm quyền 166 thông tư; HĐND và UBND cấp tỉnh đã ban hành 1139 văn bản quy phạm pháp luật (VBQPPL); HĐND và UBND cấp huyện đã ban hành khoảng 462 VBQPPL luật để điều chỉnh các mối quan hệ kinh tế - xã hội mới phát sinh, trong số đó, có nhiều văn bản liên quan trực tiếp tới công tác cải cách hành chính. 

Cải cách thủ tục hành chính (TTHC)

Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ tiếp tục quan tâm chỉ đạo các bộ, ngành, địa phương tập trung rà soát, cắt giảm, đơn giản hóa quy định TTHC, rà soát, cắt giảm, đơn giản hóa quy định liên quan đến hoạt động kinh doanh, tháo gỡ khó khăn cho sản xuất, thúc đẩy phát triển kinh tế; đổi mới thực hiện cơ chế một cửa, một cửa liên thông để nâng cao hiệu quả giải quyết TTHC cho người dân, doanh nghiệp. 

Về rà soát, đơn giản hóa quy định TTHC và các điều kiện kinh doanh: Theo thống kê của Văn phòng Chính phủ, luỹ kế từ năm 2021 đến nay, các bộ, cơ quan đã ban hành hoặc trình cấp có thẩm quyền ban hành 195 VBQPPL để cắt giảm, đơn giản hóa 2394 quy định kinh doanh (QĐKD). Bên cạnh đó, các bộ đã đơn giản hóa 375 TTHC/1.086 TTHC được giao tại các Nghị quyết chuyên đề của Chính phủ về đơn giản hóa TTHC, giấy tờ công dân liên quan đến quản lý dân cư (đạt 34,53%). 

Theo thống kê của Văn phòng Chính phủ, đến nay, nhiều bộ, ngành, địa phương đã công bố danh mục TTHC nội bộ thuộc phạm vi quản lý; theo đó, số lượng TTHC nội bộ thuộc phạm vi quản lý của 18 bộ, cơ quan ngang bộ được thống kê là 1.251 TTHC (581 TTHC nội bộ giữa các cơ quan hành chính nhà nước và 670 TTHC nội bộ trong từng bộ, cơ quan) và 2.232 TTHC nội bộ của 59 địa phương. 

Đến nay, các bộ, ngành, địa phương tiếp tục thực thi phương án phân cấp đã được Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ phê duyệt, nâng tổng số TTHC được phân cấp trong năm 2023 lên 89 TTHC tại 17 VBQPPL; các bộ, ngành đã sửa đổi 28 VBQPPL để thực thi phương án phân cấp 139 TTHC, đạt 20%. 

Từ ngày 01/7/2023 đến ngày 21/9/2023, các bộ, ngành, địa phương đã rà soát, ban hành 134 quyết định công bố TTHC sửa đổi, bổ sung, thay thế, bãi bỏ thuộc phạm vi quản lý; đồng thời, công khai, cập nhật danh mục và nội dung TTHC thuộc phạm vi quản lý của bộ, cơ quan, địa phương mình trên Cổng dịch vụ công quốc gia và các kênh thông tin khác theo quy định, tạo điều kiện thuận lợi cho người dân, doanh nghiệp tra cứu, tìm hiểu và thực hiện TTHC. Theo thống kê trên Cổng dịch vụ công quốc gia, tại thời điểm ngày 21/9/2023, cả nước có 6381 TTHC, trong đó 3817 TTHC thực hiện tại bộ, cơ quan Trung ương, 1356 TTHC thực hiện tại địa phương và 1714 TTHC ngành dọc tại địa phương. 

Tính đến ngày 21/9/2023, đã có 4537 TTHC cung cấp trực tuyến trên Cổng dịch vụ công quốc gia (2635 thủ tục của người dân, 2406 thủ tục của doanh nghiệp); có trên 244 triệu hồ sơ đồng bộ trạng thái và có gần 25 triệu hồ sơ trực tuyến thực hiện qua Cổng dịch vụ công quốc gia; cơ chế một cửa, một cửa liên thông tiếp tục được triển khai có hiệu quả tại các bộ, ngành, địa phương. 

Cải cách tổ chức bộ máy hành chính nhà nước

Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ tiếp tục chỉ đạo đẩy mạnh thực hiện công tác cải cách tổ chức bộ máy hành chính, sắp xếp, kiện toàn cơ cấu tổ chức bộ máy theo hướng tinh gọn, hoạt động hiệu lực, hiệu quả. Đến nay, Chính phủ đã ban hành 26 Nghị định quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn, cơ cấu tổ chức của các bộ, ngành, cơ quan. Chính phủ đã ban hành Nghị quyết số 99/NQ-CP ngày 10/7/2023 về Chương trình hành động của Chính phủ thực hiện Kết luận số 50-KL/TW ngày 28/02/2023 của Bộ Chính trị về tiếp tục thực hiện Nghị quyết số 18-NQ/TW ngày 25/10/2017 của Hội nghị lần thứ sáu Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XII “Một số vấn đề về tiếp tục đổi mới, sắp xếp tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị tinh gọn, hoạt động hiệu lực, hiệu quả”. 

Đến nay đã có 14 bộ, cơ quan ngang bộ  ban hành Thông tư hướng dẫn về vị trí việc làm công chức nghiệp vụ chuyên ngành; 08 bộ, cơ quan ngang bộ đã ban hành Thông tư hướng dẫn về vị trí việc làm viên chức nghiệp vụ chuyên ngành… 

Cải cách chế độ công vụ

Bộ Nội vụ đã chủ trì, phối hợp với các bộ, ngành, địa phương tích cực, chủ động tham mưu triển khai thực hiện công tác xây dựng, hoàn thiện hệ thống VBQPPL về quản lý, nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức. Theo đó, đã trình Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ ban hành: Nghị định số 48/2023/NĐ-CP ngày 17/7/2023 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 90/2020/NĐ-CP ngày 13/8/2020 về đánh giá, xếp loại chất lượng cán bộ, công chức, viên chức; Nghị định số 69/2023/NĐ-CP ngày 14/9/2023 của Chính phủ về việc sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 159/2020/NĐ-CP ngày 31/12/2020 của Chính phủ về quản lý người giữ chức danh, chức vụ và người đại diện phần vốn nhà nước tại doanh nghiệp; Nghị định số 71/2023/NĐ-CP ngày 20/9/2023 sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 112/2020/NĐ-CP ngày 18/9/2020 của Chính phủ về xử lý kỷ luật cán bộ, công chức, viên chức; Quyết định số 899/QĐ-TTg ngày 31/7/2023 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chiến lược quốc gia về thu hút, trọng dụng nhân tài đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050; Bộ trưởng Bộ Nội vụ đã ban hành theo thẩm quyền Thông tư số 12/2023/TT-BNV ngày 08/8/2023 về việc bãi bỏ một số Thông tư do Bộ trưởng Bộ Nội vụ ban hành quy định về tuyển dụng công chức, viên chức, nâng ngạch công chức, thăng hạng viên chức và thực hiện chế độ hợp đồng một số loại công việc trong cơ quan hành chính nhà nước, đơn vị sự nghiệp công lập. 

Bộ Nội vụ đã chủ trì triển khai xây dựng cơ sở dữ liệu (CSDL) quốc gia về cán bộ, công chức, viên chức (CBCCVC) để quản lý đồng bộ, thống nhất, minh bạch, kịp thời, tạo nguồn dữ liệu cốt lõi cho phát triển Chính phủ số.

 Cải cách tài chính công

Quốc hội đã ban hành Nghị quyết số 101/2023/QH15 ngày 24/6/2023 về giảm 2% mức thuế suất thuế giá trị gia tăng để kích cầu tiêu dùng, áp dụng từ ngày 01/7/2023 đến hết ngày 31/12/2023. Chính phủ đã ban hành 07 Nghị định, Bộ Tài chính ban hành theo thẩm quyền 15 Thông tư trong lĩnh vực quản lý tài chính - ngân sách nhà nước, theo đó, đã góp phần tháo gỡ các khó khăn, vướng mắc, thúc đẩy sản xuất kinh doanh, đẩy mạnh cải cách hành chính. 

Bộ Tài chính đã tích cực chỉ đạo, đôn đốc, hướng dẫn các bộ, ngành, địa phương trong việc quản lý, sử dụng tài sản công, đẩy mạnh triển khai kết nối dữ liệu vào Kho cơ sở dữ liệu quốc gia về tài sản công, góp phần nâng cao tính công khai, minh bạch và phòng, chống thất thoát, lãng phí, tham nhũng trong quá trình quản lý, sử dụng tài sản công; trình Chính phủ Nghị định sửa đổi, bổ sung Nghị định số 151/2017/NĐ-CP ngày 26/12/2017 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Quản lý, sử dụng tài sản công. 

Xây dựng và phát triển Chính phủ điện tử, Chính phủ số

Ngày 22/6/2023, tại Chương trình Kỳ họp thứ 5, Quốc hội khóa XV đã thông qua Luật Giao dịch điện tử (sửa đổi), theo đó đã bổ sung, hoàn thiện thêm hành lang pháp lý, tạo thuận lợi cho việc chuyển đổi số. Chính phủ đã ban hành Nghị quyết số 127/NQ-CP ngày 14/8/2023 về việc áp dụng cấp thị thực điện tử cho công dân các nước, vùng lãnh thổ; các cửa khẩu quốc tế cho phép người nước ngoài nhập cảnh, xuất cảnh bằng thị thực điện tử. 

Theo báo cáo của Bộ Thông tin và Truyền thông, tính đến ngày 30/8/2023, tổng số giao dịch thực hiện thông qua nền tảng tích hợp, chia sẻ dữ liệu quốc gia (NDXP) trong tháng 8 năm 2023 là 41.864.961 giao dịch; trong 08 tháng đầu năm 2023, tổng số giao dịch thực hiện thông qua NDXP đạt 372.108.890 giao dịch, trung bình hàng ngày có khoảng 1,55 triệu giao dịch thực hiện thông qua NDXP; tổng số giao dịch thực hiện thông qua NDXP từ khi khai trương đến nay là hơn 1,44 tỷ giao dịch. 

Các hệ thống thông tin phục vụ quản lý, điều hành tiếp tục được khai thác, vận hành có hiệu quả, theo thống kê của Bộ Thông tin và Truyền thông, số lượng văn bản điện tử gửi, nhận trên Trục liên thông văn bản quốc gia trong tháng 8/2023 là 668.669 văn bản (gửi 125.432 văn bản, nhận 543.237 văn bản); lũy kế 8 tháng đầu năm 2023, số lượng văn bản điện tử được gửi, nhận qua Trục khoảng 4.8 triệu văn bản; 

Các hệ thống thông tin phục vụ người dân, doanh nghiệp được các bộ, ngành, địa phương quan tâm, thúc đẩy thực hiện với trọng tâm là đẩy mạnh triển khai cung cấp dịch vụ công trực tuyến (DVCTT) toàn trình theo quy định tại Nghị định số 42/2022/NĐ-CP ngày 24/6/2022 của Chính phủ quy định về việc cung cấp thông tin và DVCTT của cơ quan nhà nước trên môi trường mạng. Theo báo cáo của Bộ Thông tin và Truyền thông, tỷ lệ DVCTT toàn trình trên tổng số đủ điều kiện đạt 93,65%; đến nay, Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư đã kết nối chính thức với 15 đơn vị bộ, ngành, 01 doanh nghiệp nhà nước (EVN), 03 doanh nghiệp viễn thông và 63 địa phương để khai thác thông tin phục vụ công tác quản lý và giải quyết TTHC cho người dân, tổ chức./.

 

 

 

Thanh Huyền-IpcKonTum
Số lượt xem:218

0 người đã bình chọn. Trung bình 0
line_weight BÀI VIẾT LIÊN QUAN:
TRUNG TÂM XÚC TIẾN ĐẦU TƯ VÀ HỖ TRỢ KHỞI NGHIỆP TỈNH KON TUM
Địa chỉ: 12 đường Nguyễn Viết Xuân, thành phố Kon Tum, tỉnh Kon Tum; Phone:02603910260 - Fax:02603913436 ; Email: ttxtdt.skhdt@kontum.gov.vn.
Chịu trách nhiệm nội dung: Ông Lê Công Dinh - Giám đốc Trung tâm xúc tiến đầu tư và hỗ trợ khởi nghiệp tỉnh.
 

Chung nhan Tin Nhiem Mang IPV6 Ready

4467715 Tổng số người truy cập: 73 Số người online:
TNC Phát triển: