Tình hình giá cả thị trường tháng 4/2024 trên địa bàn tỉnh
Theo báo cáo Sở Tài chính, giá cả thị trường trên địa bàn tỉnh trong tháng 4/2024 có biến động tăng, giảm ở một số mặt hàng: Thực phẩm, vật tư, hàng tiêu dùng; vàng có biến động tăng, giảm qua từng thời điểm; Riêng các mặt hàng khác nhìn chung ổn định.
Giá lương thực ổn định so với tháng 3/2024: Gạo tẻ loại thường giá 18.000 đồng/kg, gạo tẻ ngon 23.000 đồng/kg.
Các mặt hàng thực phẩm tươi sống có biến động so với tháng 3/2024, cụ thể Giá bí xanh 20.000 đồng/kg (tăng 1.000 đồng/kg), cà chua 22.000 đồng/kg (tăng 2.000 đồng/kg).
Giá vàng có biến động tăng so với tháng 3/2024: Giá vàng 99,99% tư nhân bán ra hiện nay 7.420.000 đồng/chỉ (tăng 240.000 đồng/chỉ).
Tỷ giá Đô la Mỹ có biến động giảm so với tháng 3/2024: Tỷ giá Đô la Mỹ đang ở mức 23.996 đồng/USD (tăng 18 đồng/USD).
So với tháng 3/2024, giá các loại hàng điện tử giảm (Tủ lạnh SAMSUNG 208 lít giảm 1.100.000 đồng/cái); phân bón giảm (Phân Urê giảm 2.000 đồng/kg, phân Kaly giảm 3.500 đồng/kg); giá chất đốt giảm (Gas Petro loại bình đỏ 12kg hiện nay trên thị trường Kon Tum là 453.000 đồng/bình - giảm 7.000 đồng/bình). Giá dược phẩm ổn định.
Trên cơ sở quan điểm, tầm nhìn, mục tiêu phát triển vùng Tây Nguyên, Thủ tướng Chính phủ đã xác định nhiệm vụ trọng tâm, đột phá và phương hướng phát triển các ngành có lợi thể của vùng Tây Nguyên.
Thực hiện hiệu quả cơ chế điều phối và kết nối phát triển, nâng cao năng lực cạnh tranh của vùng; tăng cường thu hút nguồn lực từ bên ngoài, ưu tiên xúc tiến đầu tư và thúc đẩy hợp tác, liên kết vùng; thu hút các hoạt động chuyển giao và ứng dụng khoa học, công nghệ nhất là trong các ngành lợi thế nông nghiệp, công nghiệp chế biến.
Chuyển đổi cơ cấu, mô hình phát triển kinh tế vùng theo hướng hiện đại, ưu tiên các ngành công nghiệp khai thác, chế biến bauxite, alumin, nhôm và công nghiệp chế biến gắn với phát triển nông nghiệp hiệu quả cao; khuyến khích hình thành các mô hình nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao gắn với chế biến, hình thành chuỗi giá trị nông sản để tận dụng cơ hội xuất khẩu; tăng cường chất lượng, hiệu quả của các ngành dịch vụ.
Có cơ chế chính sách khuyến khích đào tạo và nâng cao chất lượng nguồn nhân lực tại chỗ nhất là đồng bào dân tộc thiểu số. Từng bước nâng chất lượng và khả năng tiếp cận các dịch vụ y tế, giáo dục theo tiêu chuẩn quốc gia, nhất là các địa bàn khó khăn, vùng sâu, vùng xa, góp phần thu hẹp khoảng cách và chênh lệch mức sống và thụ hưởng của người dân. Bảo tồn và phát huy các giá trị văn hóa, lịch sử; phát huy bản sắc, vốn sinh thái nhân văn của vùng Tây Nguyên.
Phát triển kết cấu hạ tầng vùng từng bước đồng bộ, hiện đại. Ưu tiên hoàn thành các công trình hạ tầng kết nối liên vùng, liên tỉnh. Tập trung xây dựng trung tâm đổi mới sáng tạo, trung tâm khoa học công nghệ cấp vùng. Phát triển kết cấu hạ tầng giao thông, thông tin truyền thông và kinh tế số đảm bảo kết nối hiệu quả giữa các trung tâm tổng hợp, logistics, chuyên ngành của vùng với các trung tâm kinh tế lớn của cả nước, các vùng lân cận.
Phát triển vùng phải kết hợp hài hòa giữa phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội, bảo vệ tài nguyên, môi trường gắn chặt với quốc phòng an ninh và đối ngoại. Quản lý hiệu quả tài nguyên, bảo vệ môi trường và ứng phó với biến đổi khí hậu; đi đầu trong bảo tồn, phục hồi làm giàu tài nguyên thiên nhiên, nhất là tài nguyên rừng.