banner
Thứ 7, ngày 28 tháng 9 năm 2024
Tình hình kinh tế - xã hội 6 tháng đầu năm 2023 đạt nhiều kết quả tích cực
30-6-2023

Thực hiện các Nghị quyết của Chính phủ, Tỉnh ủy, HĐND tỉnh về kế hoạch phát triển KTXH, dự toán NSNN và cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia năm 2023, UBND tỉnh đã chỉ đạo quyết liệt triển khai các nhiệm vụ, giải pháp tháo gỡ khó khăn, hỗ trợ các thành phần kinh tế phát triển, khơi thông nguồn vốn đầu tư, phát động phong trào khởi nghiệp sáng tạo, đẩy mạnh cải cách TTHC... Với những nổ lực, quyết tâm, trách nhiệm của các cấp, ngành; sự tin tưởng, đồng lòng của cộng đồng doanh nghiệp và Nhân dân, kinh tế - xã hội trên địa bàn tỉnh trong 6 tháng đầu năm 2023 đạt được một số kết quả nhất định so với cùng kỳ năm trước...

1. Tăng trưởng kinh tế: 6 tháng đầu năm 2023, tổng sản phẩm trên địa bàn (GRDP) (theo giá so sánh 2010) ước tính đạt 7.732 tỷ đồng, tăng 6,80% so với cùng kỳ năm trước (quý I tăng 6,69 %; quý II tăng 6,91%), đứng thứ 22/63 tỉnh, thành trên cả nước và cao nhất trong khu vực Tây Nguyên. Trong đó: Khu vực Nông, Lâm nghiệp và Thủy sản tăng 5,65%; khu vực Công nghiệp và Xây dựng tăng 10,88%; khu vực Dịch vụ tăng 5,31%; khuế sản phẩm trừ trợ cấp sản phẩm tăng 2,48%. Cơ cấu kinh tế có sự chuyển dịch theo hướng tích cực.

2. Tài chính, ngân hàng: 6 tháng đầu năm 2023, thu NSNN ước khoảng 1.838 tỷ đồng, đạt 40,8% dự toán và bằng 81% so với cùng kỳ năm trước; ước thực hiện chi 6 tháng đầu năm khoảng 5.124 tỷ đồng, đạt 35,8% nhiệm vụ chi và tăng 24,32% so với cùng kỳ năm trước.

Tính đến 30/3, tổng nguồn vốn huy động toàn địa bàn ước đạt 20.750 tỷ đồng, tăng 0,5% (+100 tỷ đồng) so với tháng trước, tăng 4,4% (+875 tỷ đồng) so với cuối năm 2022; mức lãi suất huy động các kỳ hạn từ 12 tháng trở xuống vẫn được duy trì ở mức cao so với năm 2022. Tổng dư nợ tín dụng tính đến 30/6 ước đạt 43.350 tỷ đồng, tăng 0,6% (+241 tỷ đồng) so với tháng trước, tăng 1,0% (+423 tỷ đồng) so với cuối năm 2022.

3. Chỉ số giá tiêu dùng (CPI) tháng 6/2023 tăng 0,14% so với tháng trước; so với tháng 12/2022, CPI tháng 6 tăng 0,28% và so với cùng kỳ năm trước tăng 3,84%. Chỉ số giá tiêu dùng bình quân 6 tháng đầu năm 2023 tăng 5,34% so với cùng kỳ năm 2022.

4. Hoạt động đầu tư trên địa bàn tỉnh trong 6 tháng đầu năm 2023 cơ bản được duy trì ổn định, có sự tăng mạnh so với cùng kỳ năm trước; vốn đầu tư thực hiện ước tính tăng 17,12 % so với cùng kỳ năm trước. Tính chung 6 tháng đầu năm 2023 ước tính vốn đầu tư thực hiện trên địa bàn tỉnh Kon Tum đạt 12.442 tỷ đồng, tăng 17,12% so với cùng kỳ năm trước. Đây là tín hiệu tích cực phản ánh kết quả việc thực hiện quyết liệt các giải pháp thúc đẩy giải ngân vốn đầu tư công nhằm duy trì đà tăng trưởng kinh tế.

5. Trong tháng 6/2023 (tính đến ngày 20/6) toàn tỉnh có 22 doanh nghiệp đăng ký thành lập mới với số vốn đăng ký 143,8 tỷ đồng, bằng về số doanh nghiệp và giảm 67,23% về số vốn đăng ký so với cùng kỳ năm trước. Có 06 doanh nghiệp quay trở lại hoạt động; 03 doanh nghiệp đã giải thể; 10 doanh nghiệp đăng ký tạm ngừng hoạt động.

Dự kiến đến hết tháng 6/2023 có 145 doanh nghiệp thành lập mới, đạt 40,28% kế hoạch và giảm 30% so với cùng kỳ; tổng vốn đăng ký khoảng 2.000 tỷ đồng, đạt 27,4% kế hoạch và giảm 49% so với cùng kỳ. Có 49 doanh nghiệp quay trở lại hoạt động, giảm 44,94% so với cùng kỳ năm trước; 21 doanh nghiệp đã giải thể, tăng 75% so với cùng kỳ năm trước; 123 doanh nghiệp đăng ký tạm ngừng hoạt động, giảm 7,5% so với cùng kỳ năm trước. 

6. Sản xuất nông, lâm nghiệp và thủy sản trong 6 tháng đầu năm diễn ra trong điều kiện thời tiết tương đối thuận lợi cho sinh trưởng và phát triển của cây trồng, vật nuôi; Ngành chăn nuôi tiếp tục tăng cường công tác phòng, chống dịch bệnh trên động vật, quản lý chặt chẽ tình hình chăn nuôi gia súc, gia cầm; Sản xuất lâm nghiệp chủ yếu thực hiện khâu lâm sinh, khai thác gỗ và củi; công tác phòng cháy, chữa cháy rừng là nhiệm vụ chính trị trọng tâm, được các cơ quan chức năng thường xuyên tuyên truyền vận động Nhân dân nâng cao ý thức trong công tác phòng chống cháy rừng, lấn chiếm rừng làm nương rẫy; Hoạt động nuôi trồng, khai thác thủy sản gắn với các biện pháp bảo vệ, phát triển nguồn lợi thủy sản trên địa bàn tỉnh luôn được chú trọng. 

7. Sản xuất công nghiệp: Hầu hết các ngành sản xuất đều có chỉ số sản xuất tăng, một số nhóm ngành tăng cao như ngành chế biến thực phẩm, sản xuất hóa chất, sản xuất vật liệu xây dựng... do nguồn nguyên liệu đảm bảo và tình hình tiêu thụ sản phẩm ổn định.

Chỉ số sản xuất toàn ngành công nghiệp (IIP) tháng 6 ước tính tăng 6,24 % so với cùng kỳ năm trước; sản xuất công nghiệp trong quý II/2022 tăng trưởng khá do hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp được duy trì và đang dần phục hồi, chỉ số IIP tăng 7,56% so với cùng kỳ năm trước. Tính chung 6 tháng đầu năm 2023, chỉ số IIP ước tính tăng 9,46% so với cùng kỳ năm trước, trong đó ngành khai khoáng tăng 12,59%; ngành chế biến, chế tạo tăng 7,12%; ngành sản xuất và phân phối điện tăng 10,4%; cung cấp nước và xử lý rác, nước thải giảm 7,43%. 

8. Thương mại, dịch vụ: Tổng mức bán lẻ hàng hoá, doanh thu dịch vụ tiêu dùng trên địa bàn tỉnh ước tính tháng 6/2023 tăng 0,27% so với tháng trước và tăng 15,53% so với cùng kỳ năm trước. Tính chung 6 tháng đầu năm 2023, tăng 16,02% so với cùng kỳ năm trước.

Tình hình giao thông, vận tải trên địa bàn tỉnh trong tháng 6/2023 duy trì được sự tăng trưởng và ổn định hơn so với cùng kỳ năm trước. Tính chung 6 tháng đầu năm 2023, vận chuyển hành khách tăng 16,81%, luân chuyển hành khách tăng 17,11% so với cùng kỳ năm trước; vận chuyển hàng hóa tăng 8,41%, luân chuyển hàng hóa tăng 9,41% so với cùng kỳ năm trước. 

9. Trong 6 tháng đầu năm 2023, tổng số lao động được giải quyết việc làm là 2.835 lao động (cung ứng giới thiệu lao động thông qua Trung tâm Dịch vụ việc làm là 222 lao động; số lao động đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng 16 người ; giải quyết việc làm thông qua vốn vay giải quyết việc làm là 1.838 người).

Công tác giảm nghèo tiếp tục được quan tâm, đã thực hiện cấp 60.321 thẻ bảo hiểm y tế cho hộ nghèo, cận nghèo; hỗ trợ kinh phí tiền điện cho 21.988 hộ nghèo, hộ chính sách xã hội với kinh phí thực hiện là 3.628 triệu đồng.

đối ổn định và có mức tăng trưởng khá so cùng kỳ năm trước.           

Hầu hết các ngành sản xuất đều có chỉ số sản xuất tăng, một số nhóm ngành tăng cao như ngành chế biến thực phẩm, sản xuất hóa chất, sản xuất vật liệu xây dựng...do nguồn nguyên liệu đảm bảo và tình hình tiêu thụ sản phẩm ổn đinh. Ngành sản xuất, phân phối điện có chỉ số sản xuất tăng do thời tiết trên địa bàn tỉnh trong các tháng đầu năm 2023 tương đối thuận lợi, lượng nước trên các hồ chứa vẫn đảm bảo cho các nhà máy hoạt động ổn định nên sản lượng điện sản xuất tăng cao so cùng kỳ. Ngành cung cấp nước, hoạt động quản lý và xử lý rác thải, nước thải hoạt động ổn định so cùng kỳ. 

Chỉ số sản xuất toàn ngành công nghiệp (IIP) tháng 6 ước tính tăng 6,24% so với cùng kỳ năm trước; Sản xuất công nghiệp trong quý II/2022 tăng trưởng khá do hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp được duy trì và đang dần phục hồi, chỉ số IIP tăng 7,56% so với cùng kỳ năm trước. Tính chung 6 tháng đầu năm  2023, chỉ số IIP ước tính tăng 9,46% so với cùng kỳ năm trước, trong đó ngành  khai  khoáng tăng 12,59%; ngành chế biến, chế tạo tăng 7,12% ngành sản xuất và phân phối điện tăng 10,4%; cung cấp nước và xử lý rác, nước thải giảm 7,43%./.

 

 

Khắc Quang - Ipckontum
Số lượt xem:122

0 người đã bình chọn. Trung bình 0
line_weight BÀI VIẾT LIÊN QUAN:
TRUNG TÂM XÚC TIẾN ĐẦU TƯ VÀ HỖ TRỢ KHỞI NGHIỆP TỈNH KON TUM
Địa chỉ: 12 đường Nguyễn Viết Xuân, thành phố Kon Tum, tỉnh Kon Tum; Phone:02603910260 - Fax:02603913436 ; Email: ttxtdt.skhdt@kontum.gov.vn.
Chịu trách nhiệm nội dung: Ông Lê Công Dinh - Giám đốc Trung tâm xúc tiến đầu tư và hỗ trợ khởi nghiệp tỉnh.
 

Chung nhan Tin Nhiem Mang IPV6 Ready

4467715 Tổng số người truy cập: 43 Số người online:
TNC Phát triển: