banner
Thứ 6, ngày 20 tháng 9 năm 2024
Tình hình thị trường trong nước tháng 11 và 11 tháng năm 2023
21-12-2023

Tình hình thị trường trong nước tháng 11 và 11 tháng năm 2023

Thời tiết đang vào mùa lạnh, giai đoạn cuối năm, thị trường hàng hóa sôi động hơn, nhu cầu đối với các mặt hàng thực phẩm, hàng may mặc tăng, hoạt động lưu chuyển hàng hóa tăng nhằm chuẩn bị nguồn hàng cho các dịp lễ cuối năm và Tết Dương lịch, Tết Nguyên đán.

Nguồn cung các mặt hàng thiết yếu trên thị trường luôn dồi dào, đáp ứng tốt nhu cầu của người dân, giá hàng hóa tương đối ổn định, một số mặt hàng có giá tăng nhẹ (như gạo, đường, LPG), một số mặt hàng giảm nhẹ (như xăng dầu, phân bón) do ảnh hưởng của giá thế giới. 

Tổng mức bán lẻ và doanh thu dịch vụ của cả nước:

Theo số liệu của Tổng cục Thống kê, ước tổng mức bán lẻ hàng hóa và dịch vụ tháng 11/2023 đạt 552.703 tỷ đồng, tăng 1,4% so với tháng trước, trong đó, mức tăng chủ yếu từ nhóm hàng lương thực, thực phẩm, hàng may mặc, phương tiện đi lại (tăng từ 2-2,9%); các nhóm còn lại chỉ tăng từ 0,9-1,8%, riêng nhóm du lịch lữ hành giảm 5,5% do nhu cầu giảm mạnh khi hết mùa du lịch. Ước tổng mức bán lẻ hàng hóa 11 tháng năm 2023 đạt 5.667.030 tỷ đồng, tăng 9,6% so với cùng kỳ năm 2022, trong đó các nhóm có mức tăng cao là lương thực, thực phẩm, văn hóa phẩm, giáo dục và các nhóm du lịch, dịch vụ với mức tăng từ 10,6-50,5%; các nhóm còn lại chỉ tăng từ 6,3-7,6%, riêng nhóm phương tiện đi lại giảm 3,3%. Nếu loại trừ yếu tố tăng giá, tổng mức bán lẻ hàng hóa và dịch vụ 11 tháng năm 2023 tăng 7% so với cùng kỳ năm 2022. 

Tổng mức bán lẻ và doanh thu dịch vụ tại một số thành phố lớn

Thành phố Hà Nội: Tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng tháng 11ước đạt 72,1 nghìn tỷ đồng, tăng 1,8% so với tháng trước và tăng 7,8% so với cùng kỳ năm trước, trong đó: Doanh thu bán lẻ hàng hóa đạt 45,1 nghìn tỷ đồng, tăng 2,1% và tăng 9%3 ; doanh thu khách sạn, nhà hàng đạt 10,3 nghìn tỷ đồng, tăng 1,5% và tăng 8%; doanh thu du lịch lữ hành đạt 2 nghìn tỷ đồng, tăng 0,9% và tăng 13,4%; doanh thu dịch vụ khác đạt 14,7 nghìn tỷ đồng, tăng 1,6% và tăng 3,3%. Tính chung 11 tháng năm 2023, tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng đạt 703,9 nghìn tỷ đồng, tăng 10,8% so với cùng kỳ năm trước, trong đó: Doanh thu bán lẻ hàng hóa đạt 443,8 nghìn tỷ đồng, chiếm 63% tổng mức và tăng 10,9% (lương thực, thực phẩm tăng 12,4%; gỗ và vật liệu xây dựng tăng 12,2%; nhiên liệu tăng 10,6%; đá quý, kim loại quý tăng 9,6%; xăng dầu tăng 9,4%; đồ dùng, dụng cụ trang thiết bị gia đình tăng 9,4%; hàng may mặc tăng 9,1%; ô tô con tăng 8,7%; hàng hóa khác tăng 16,1%). Doanh thu khách sạn, nhà hàng đạt 96,1 nghìn tỷ đồng, chiếm 13,7% và tăng 10,5% (dịch vụ lưu trú tăng 18,1%; dịch vụ ăn uống tăng 9,7%). Doanh thu du lịch lữ hành đạt 18,7 nghìn tỷ đồng, chiếm 2,7% và tăng 52,9%. Doanh thu dịch vụ khác đạt 145,3 nghìn tỷ đồng, chiếm 20,6% và tăng 6,7%. 

Thành phố Đà Nẵng: Tình hình thị trường thành phố tháng 11 không có nhiều biến động, sức mua và nhu cầu thị trường vẫn được duy trì tương đối ổn định trong bối cảnh thời tiết mưa lớn xảy ra cục bộ tại một số thời điểm trong tháng. Tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng tháng 11 ước đạt 10.444 tỷ đồng, giảm 0,5% so với tháng trước; tăng 8,5% so với cùng kỳ năm 2022. Trong đó, doanh thu bán lẻ hàng hóa ước đạt 5.896 tỷ đồng, tăng 2,7% so với tháng trước và tăng 4,3% so với cùng kỳ năm trước; doanh thu dịch vụ lưu trú và ăn uống đạt 1.748 tỷ đồng, giảm 4,7% so với tháng trước nhưng tăng đến 17% so với cùng kỳ năm 2022; doanh thu dịch vụ tiêu dùng khác ước đạt 2.393 tỷ đồng, giảm 1,6% so với tháng trước và tăng 6,3% so với tháng cùng kỳ năm trước. Tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng 11 tháng ước đạt 115.748 tỷ đồng, tăng 17,3% so với cùng kỳ. Trong đó, doanh thu bán lẻ hàng hóa ước đạt 62.302 tỷ đồng, tăng 6,2% so với cùng kỳ năm trước; doanh thu dịch vụ lưu trú và ăn uống ước đạt 20.826 tỷ đồng, tăng 34,9% so với cùng kỳ năm 2022; doanh thu dịch vụ tiêu dùng khác ước đạt 27.900 tỷ đồng, tăng 23,8% so với cùng kỳ năm 2022. 

Thành phố Hồ Chí Minh: Sức mua nội địa tiếp tục được duy trì, trong thời gian qua Thành phố đã xây dựng nhiều chương trình khuyến mại kích cầu tiêu dùng; đặc biệt với nhóm hàng lương thực, thực phẩm, hàng may mặc, phương tiện vận tải. Tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng tháng 11 năm 2023 ước đạt 108.022,6 tỷ đồng, giảm 0,8% so với tháng trước, tăng 14,6% so với cùng kỳ. Trong đó: Doanh thu bán lẻ hàng hóa ước đạt 62.328,3 tỷ đồng, chiếm 57,7% trong tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ, giảm 2,6% so với tháng trước và tăng 17,9% so với cùng kỳ; Doanh thu dịch vụ lưu trú và ăn uống ước đạt 10.123,9 tỷ đồng, chiếm 9,4% trong tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ, tăng 3,7% so với tháng trước và tăng 29,3% so với cùng kỳ; Doanh thu dịch vụ lữ hành ước đạt 973,8 tỷ đồng, giảm 11,0% so với tháng trước và tăng 58,4% so với cùng kỳ; Doanh thu dịch vụ tiêu dùng khác ước đạt 34.596,6 tỷ đồng, tăng 1,4% so với tháng trước và tăng 5,2% so với cùng kỳ. 

Lũy kế 11 tháng năm 2023, tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng ước đạt 1.081.301,5 tỷ đồng, tăng 9,2% so với cùng kỳ. Trong đó: doanh thu bán lẻ hàng hóa ước đạt 634.636,6 tỷ đồng, tăng 11,2% so với cùng kỳ; doanh thu lưu trú và ăn uống ước đạt 99.352,6 tỷ đồng, tăng 30,2% so với cùng kỳ; doanh thu lữ hành ước đạt 10.075,7 tỷ đồng, tăng 70,2% so với cùng kỳ; doanh thu dịch vụ tiêu dùng khác ước đạt 337.236,6 tỷ đồng, tương đương so với cùng kỳ. 

 Xuất nhập khẩu

Ước kim ngạch xuất khẩu hàng hóa tháng 11/2023 đạt 32 tỷ USD, giảm 0,8% so với cùng kỳ năm 2022, trong đó, việc giảm kim ngạch chủ yếu do các nhóm nhiên liệu khoáng sản và hàng công nghiệp chế biến (giảm lần lượt 13,4% và 1,1%); Ước kim ngạch xuất khẩu hàng hóa 11 tháng năm 2023 đạt 323,5 tỷ USD, giảm 5,6% so với cùng kỳ năm 2022, trong đó, mặc dù nhóm nông thủy sản tăng 4,6% nhưng do các nhóm nhiên liệu năng lượng giảm 15,1% và nhóm công nghiệp chế biến giảm 6,8% nên kéo kim ngạch chung giảm. 

Ước kim ngạch nhập khẩu hàng hóa tháng 11/2023 là 31,9 tỷ USD, tăng 8,1% so với tháng trước, trong đó, nhóm hàng cần nhập khẩu và nhóm hàng cần kiểm soát nhập khẩu đều tăng 7,6-10,5%. Ước kim ngạch nhập khẩu hàng hóa 11 tháng năm 2023 là 298,8 tỷ USD, giảm 10,1% so với cùng kỳ năm 2022, trong đó nhóm hàng cần nhập khẩu giảm 9,7%, nhóm hàng cần kiểm soát nhập khẩu giảm 17,5%. Sau 11 tháng, cán cân thương mại tiếp tục ở trạng thái xuất siêu với mức xuất siêu 24,7 tỷ USD. 

Chỉ số giá tiêu dùng (CPI)

Theo số liệu của Tổng cục Thống kê, CPI tháng 11/2023 tăng 0,25% so với tháng trước, trong đó các nhóm mặt hàng có mức tăng cao gồm lương thực (tặng 2,31% do giá gạo xuất khẩu tăng); thuốc và dịch vụ y tế (tăng 2,9% do một số địa phương áp dụng tăng giá dịch vụ y tế); các nhóm còn lại chỉ tăng từ 0,050,38%, các nhóm thực phẩm, bưu chính viễn thông và giao thông giảm từ 0,010,32%. Lũy kế CPI tháng 11 tăng 3,46% so với tháng 12/2022. 

CPI bình quân 11 tháng đầu năm tăng 3,22% so với cùng kỳ năm 2022, trong đó, các nhóm có mức tăng cao (tăng từ 6,17-7,35%) gồm lương thực (do giá gạo tăng theo giá thế giới từ tháng 7), nhà ở vật liệu xây dựng (do giá điện, nước tăng), giáo dục (do điều chỉnh tăng học phí theo lộ trình và sau thời gian miễn giảm vì Covid-19); các nhóm còn lại chỉ tăng từ 0,85-4,51%, riêng nhóm giao thông và bưu chính viễn thông giảm lần lượt 2,94% và 0,76%./. 

Theo Tổ điều hành thị trường trong nước, thời gian tới, vào dịp cuối năm, dịp lễ noel, Tết Dương lịch và mùa cưới, thời tiết lạnh hơn, thị trường hàng hóa sẽ tiếp tục sôi động, nhu cầu các mặt hàng lương thực, thực phẩm, năng lượng tăng nên giá các mặt hàng này sẽ có xu hướng tăng. Tuy nhiên, do nguồn cung hàng hóa luôn được bảo đảm, nhu cầu không đột biến cùng với sự theo dõi, chỉ đạo sát sao của các Bộ, ngành địa phương nên giá hàng hóa sẽ chỉ tăng nhẹ, thị trường tương đối bình ổn./.

 

 

Diễm Hằng - ipckontum
Số lượt xem:195

0 người đã bình chọn. Trung bình 0
line_weight BÀI VIẾT LIÊN QUAN:
TRUNG TÂM XÚC TIẾN ĐẦU TƯ VÀ HỖ TRỢ KHỞI NGHIỆP TỈNH KON TUM
Địa chỉ: 12 đường Nguyễn Viết Xuân, thành phố Kon Tum, tỉnh Kon Tum; Phone:02603910260 - Fax:02603913436 ; Email: ttxtdt.skhdt@kontum.gov.vn.
Chịu trách nhiệm nội dung: Ông Lê Công Dinh - Giám đốc Trung tâm xúc tiến đầu tư và hỗ trợ khởi nghiệp tỉnh.
 

Chung nhan Tin Nhiem Mang IPV6 Ready

4467715 Tổng số người truy cập: 123 Số người online:
TNC Phát triển: