banner
Thứ 3, ngày 17 tháng 9 năm 2024
Báo cáo năm 2023 và hướng dẫn thực hiện Chương trình MTQG phát triển KT-XH vùng DTTS năm 2024 – 2025
9-1-2024

Báo cáo năm 2023 và hướng dẫn thực hiện Chương trình MTQG phát triển KT-XH vùng DTTS năm 2024 – 2025

Ngày 08/01/2024, Bộ Công Thương có Văn bản số 142/BCT-TTTN gửi Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương về việc Báo cáo năm 2023 và hướng dẫn thực hiện Chương trình MTQG phát triển KT-XH vùng DTTS&MN năm 2024 – 2025.

Theo đó, thực hiện Quyết định số 1719/QĐ-TTg ngày 14 tháng 10 năm 2021 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021-2030, giai đoạn I: từ năm 2021 đến năm 2025 (Chương trình), Bộ Công Thương đã có Công văn số 4292/BCT-TTTN ngày 25 tháng 7 năm 2022 gửi Ủy ban nhân dân các tỉnh/thành phố (UBND tỉnh) về việc hướng dẫn triển khai Chương trình. 

Tại Văn bản số 4292/BCT-TTTN nêu trên, Bộ Công Thương đã đề nghị UBND tỉnh báo cáo định kỳ tình hình tổ chức triển khai, đánh giá thực hiện các nội dung của Chương trình theo Thông tư số 01/2022/TT-UBDT ngày 26 tháng 5 năm 2022 quy định quy trình giám sát, đánh giá thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021-2030, giai đoạn I: từ năm 2021 đến năm 2025. Để tổng hợp, nắm bắt tình hình thực hiện Chương trình, Bộ Công Thương đề nghị UBND tỉnh phối hợp báo cáo một số nội dung như sau: 

Báo cáo tình hình thực hiện nội dung “Đầu tư xây dựng, cải tạo nâng cấp mạng lưới chợ vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi” năm 2022-2023, cụ thể: Tình hình triển khai nội dung “Đầu tư xây dựng, cải tạo nâng cấp mạng lưới chợ vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi” năm 2022-2023 tại địa phương; kế hoạch triển khai năm 2024-2025. Khó khăn, vướng mắc trong quá trình thực hiện. Đề xuất, kiến nghị. 

Báo cáo tình hình thực hiện nội dung “Thúc đẩy tiêu thụ sản phẩm vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi”. Tình hình triển khai thực hiện 2022-2023; Kế hoạch triển khai năm 2024 - 2025; Nguồn kinh phí triển khai gồm ngân sách trung ương, ngân sách địa phương, nguồn khác. Khó khăn, vướng mắc trong quá trình thực hiện. Đề xuất, kiến nghị.  

Về hướng dẫn triển khai Chương trình năm 2024 – 2025 

Đối với nội dung “Đầu tư xây dựng, cải tạo nâng cấp mạng lưới chợ vùng đồng bào dân tộc thiểu sổ và miền núi”: Tiếp tục chỉ đạo tổ chức thực hiện nội dung “Đầu tư xây dựng, cải tạo nâng cấp mạng lưới chợ vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi” trên địa bàn; kiểm tra, giám sát, đánh giá và tổng hợp báo cáo kết quả thực hiện theo đúng trách nhiệm được giao tại Quyết định 1719/QĐ-TTg. Để bảo đảm các hoạt động phân bổ vốn, thẩm định và phê duyệt dự án, giám sát đầu tư, quản lý và vận hành các dự án đầu tư xây dựng nâng cấp, cải tạo, xây mới chợ theo Chương trình đúng quy định và đạt hiệu quả đề nghị Ủy ban nhân dân tỉnh phân công đơn vị đầu mổi phối hợp với các cơ quan chuyên môn (Công Thương, Xây dựng, Kế hoạch và Đầu tư, Tài chính, Tài nguyên môi trường, phòng cháy chữa cháy...) trong việc triển khai nội dung “Đầu tư xây dựng, cải tạo nâng cấp mạng lưới chợ vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi”. Chỉ đạo rà soát công tác phân bổ vốn, triển khai thực hiện hoạt động đầu tư các dự án chợ của Chương trình, thanh quyết toán theo đúng nguồn, đúng quy định hiện hành; đẩy nhanh tiến độ giải ngân thực hiện Chương trình theo chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ. Phạm vi, đối tượng thực hiện nội dung “Đầu tư xây dựng, cải tạo nâng cấp mạng lưới chợ vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi” theo đúng quy định tại Quyết định 1719/QĐ-TTg. Đối với các dự án chuẩn bị đầu tư mới, khi lập dự án, đề nghị đơn vị chủ dự án chú ý các yếu tố xã hội, đặc điểm kinh tế, tập quán giao thương của đồng bào tại nơi dự kiến xây dựng chợ, phân kỳ các nguồn vốn (trung ương, địa phương) phù hợp với các giai đoạn đầu tư để đảm bảo hiệu quả của dự án đầu tư, đáp ứng mục tiêu của Chương trình. Chỉ đạo cơ quan chuyên môn hướng dẫn việc quản lý, vận hành các chợ được đầu tư từ Chương trình đúng quy định hiện hành. Thực hiện các giải pháp nhằm tăng cường hiệu quả hoạt động của các chợ được đầu tư từ nguồn vốn của Chương trình tránh gây lãnh phí, thất thoát tài sản của Nhà nước. Tăng cường công tác kiểm tra, giám sát việc triển khai nội dung “Đầu tư xây dựng, cải tạo nâng cấp mạng lưới chợ vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi”. 

Đối với nội dung “Thúc đẩy tiêu thụ sản phẩm vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi”: Từ ngày 15 tháng 8 năm 2023 nội dung và mức chi thực hiện theo quy định tại Khoản 5, Điều 14, Thông tư số 55/2023/TT-BTC ngày 15 tháng 08 năm 2023 của Bộ Tài chính quy định quản lý, sử dụng và quyết toán kinh phí sự từ nguồn ngân sách nhà nước thực hiện các chương trình mục tiêu quốc gia giai đoạn 2021-2025, cụ thể: 

“5. Hỗ trợ tổ chức các hoạt động thu hút đầu tư, hội chợ, triển khai thúc đẩy tiêu thụ sản phẩm vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi: 

Chi tổ chức các hoạt động xúc tiến, thu hút đầu tư, kết nối tiêu thụ sản phẩm, các phiên chợ văn hóa, hội chợ, giao lưu, diễn đàn, các lễ hội gắn thương mại với du lịch; chi hỗ trợ xây dựng và thực hiện một số mô hình nhằm tiêu thụ sản phẩm của vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi; cung ứng các mặt hàng thiết yếu cho địa phương theo hướng dẫn của Ủy ban Dân tộc và Bộ Công Thương: Nội dung và mức chi cho các hoạt động theo quy định tại Thông tư số 171/2014/TT-BTC, Thông tư số 11/2019/TT-BCT, Thông tư số 40/2020/TT-BCT và quy định tại Điều 4 Thông tư này; 

Chi tập huấn phát triển nguồn nhân lực thương mại; truyền thông nhằm quảng bá các sản phẩm của vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi; tổ chức các cuộc thi biểu tượng chợ vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi. Nội dung và mức chi tương ứng theo quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều 4 Thông tư này.” 

Các hoạt động của nội dung “Thúc đẩy tiêu thụ sản phẩm vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi” theo Quyết định số 2071/QĐ-BCT ngày 06 tháng 10 năm 2022 của Bộ trưởng Bộ Công Thương về việc phê duyệt Kế hoạch thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021-2030, giai đoạn I: từ năm 2021 đến năm 2025, cụ thể: 

“(1) Tổ chức các hoạt động kết nối tiêu thụ, các phiên chợ văn hóa, hội chợ, giao lưu, diễn đàn các lễ hội gắn thương mại với du lịch. (2) Truyền thông nhằm quảng bá các sản phẩm của vùng dân tộc thiểu số và miền núi; tổ chức cuộc thi thiết kế biểu tượng chợ vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi. (3) Hỗ trợ xây dựng và thực hiện một số mô hình nhằm tiêu thụ sản phẩm của vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi. Điều tra, khảo sát xây dựng đề án xây dựng mô hình tiêu thụ sản phẩm vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi; cung ứng mặt hàng thiết yếu cho địa phương. Nghiên cứu, xây dựng đề án xây dựng mô hình tiêu thụ sản phẩm vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi; cung ứng mặt hàng thiết yếu cho địa phương. Hỗ trợ cho các chủ thể tham gia mô hình (xúc tiến thương mại, tổ chức gian hàng, khu vực trưng bày giới thiệu sản phẩm...). Khai trương điểm bán, truyền thông về mô hình và sản phẩm được lựa chọn triển khai mô hình. Các nội dung khác theo quy định. (4) Tập huấn phát triển nguồn nhân lực thương mại tại vùng đồng bào dân tộc thiểu sổ và miền núi nhằm thúc đẩy tiêu thụ sản phẩm vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi. Đối với cán bộ quản lý về thương mại: Chủ trương, chính sách của nhà nước về phát triển thương mại, các loại hình hạ tầng thương mại (đặc biệt là chợ); cách thức tổ chức triển khai quản lý, phát triển các loại hình hạ tầng thương mại. Nâng cao nhận thức về văn minh thương mại. 

Đối với hộ kinh doanh: Giới thiệu về cơ chế, chính sách và những quy định hiện hành của Nhà nước đối với thương nhân nói chung, các hộ kinh doanh nói riêng - Kiến thức và kỹ năng tổ chức bắn hàng. Những vấn đề về văn minh thương mại, bảm đảm an toàn thực phẩm. 

Thời gian tập huấn: 2- 3 ngày/lớp”. 

Báo cáo tình hình thực hiện và kế hoạch triển khai gửi về Bộ Công Thương trước ngày 15 tháng 01 năm 2023 để tổng hợp, báo cáo cấp có thẩm quyền./.

 

 

Thanh Huyền-IpcKonTum
Số lượt xem:277

0 người đã bình chọn. Trung bình 0
line_weight BÀI VIẾT LIÊN QUAN:
TRUNG TÂM XÚC TIẾN ĐẦU TƯ VÀ HỖ TRỢ KHỞI NGHIỆP TỈNH KON TUM
Địa chỉ: 12 đường Nguyễn Viết Xuân, thành phố Kon Tum, tỉnh Kon Tum; Phone:02603910260 - Fax:02603913436 ; Email: ttxtdt.skhdt@kontum.gov.vn.
Chịu trách nhiệm nội dung: Ông Lê Công Dinh - Giám đốc Trung tâm xúc tiến đầu tư và hỗ trợ khởi nghiệp tỉnh.
 

Chung nhan Tin Nhiem Mang IPV6 Ready

4467715 Tổng số người truy cập: 77 Số người online:
TNC Phát triển: