Tiếp tục triển khai thực hiện tốt công tác bảo tồn và phát huy giá trị nghề truyền thống của các DTTS tại chỗ trên địa bàn tỉnh
Ngày 18/12/2024, Tỉnh ủy ban hành văn bản số 2158-KL/TU về kết luận của Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh sơ kết việc thực hiện Nghị quyết số 08-NQ/TU ngày 16/02/2022 của Tỉnh ủy "về bảo tồn và phát huy giá trị nghề truyền thống của các dân tộc thiểu số tại chỗ đến năm 2025, định hướng đến năm 2030” (Nghị quyết số 08-NQ/TU).
Theo đó, Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh kết luận: Sau 03 năm triển khai thực hiện Nghị quyết số 08-NQ/TU, nhận thức của các cơ quan, tổ chức trong hệ thống chính trị, nhất là người đứng đầu và Nhân dân trên địa bàn tỉnh về bảo tồn và phát huy giá trị nghề truyền thống của các dân tộc thiểu số (DTTS) tại chỗ có nhiều chuyển biến tích cực.
Các cấp, các ngành đã chú trọng hơn đến công tác bảo tồn và phát huy giá trị nghề truyền thống của các DTTS tại chỗ, trong đó, đã khôi phục, bảo tồn, lưu giữ bí quyết nghề nghiệp, phát huy giá trị văn hóa đối với 09 nghề truyền thống; hỗ trợ phát triển 02 sản phẩm rượu cần đạt tiêu chuẩn OCOP; xây dựng các điểm trưng bày, giới thiệu, ký gửi sản phẩm nghề truyền thống gắn với hình ảnh văn hóa - du lịch đặc trưng của tỉnh...
Để tiếp tục bảo tồn và phát huy giá trị nghề truyền thống của các DTTS tại chỗ trong thời gian tới, Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh yêu cầu các cấp, các ngành, các địa phương cần tiếp tục triển khai thực hiện tốt các nhiệm vụ, giải pháp đã được xác định tại Nghị quyết số 08-NQ/TU; đồng thời, tập trung thực hiện hiệu quả một số nội dung:
Các cơ quan tham mưu, giúp việc Tỉnh ủy, các ban cán sự đảng, đảng đoàn, Ban Thường vụ Tỉnh đoàn, các huyện ủy, thành ủy, đảng ủy trực thuộc Tỉnh ủy: Lãnh đạo tăng cường tuyên truyền, quán triệt, cụ thể hóa, theo dõi, đôn đốc, kiểm tra, giám sát việc tổ chức thực hiện Nghị quyết số 08-NQ/TU, gắn với triển khai Cuộc vận động “Làm thay đổi nếp nghĩ, cách làm của đồng bào dân tộc thiểu số, làm cho đồng bào dân tộc thiểu số vươn lên thoát nghèo bền vững” trên địa bàn tỉnh. Tiếp tục rà soát, bổ sung một số nhiệm vụ và giải pháp được xác định tại Nghị quyết số 08-NQ/TU vào chương trình, kế hoạch hằng năm của cấp ủy cho phù hợp với tình hình thực tế để triển khai thực hiện.
Đảng đoàn Ủy ban MTTQ Việt Nam và các tổ chức chính trị - xã hội tỉnh tăng cường tuyên truyền, vận động đoàn viên, hội viên và các tầng lớp Nhân dân tích cực hưởng ứng, tham gia các chương trình, hoạt động bảo tồn và phát huy giá trị nghề truyền thống của các DTTS tại chỗ, góp phần nâng cao thu nhập, cải thiện cuộc sống, gắn với triển khai có hiệu quả Cuộc vận động “Làm thay đổi nếp nghĩ, cách làm của đồng bào dân tộc thiểu số, làm cho đồng bào dân tộc thiểu số vươn lên thoát nghèo bền vững” trên địa bàn tỉnh.
Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh giao Ban cán sự đảng UBND tỉnh lãnh đạo UBND tỉnh chỉ đạo tăng cường quảng bá, giới thiệu, kết nối, hỗ trợ các sản phẩm nghề truyền thống đến thị trường tiêu thụ bằng nhiều hình thức đa dạng, phong phú. Đề cao vai trò của các nghệ nhân, người có uy tín trong cộng đồng trong việc bảo tồn, gìn giữ và phát huy giá trị nghề truyền thống của các DTTS tại chỗ.
Đẩy mạnh công tác tôn tạo, bảo tồn các di tích văn hóa, lịch sử, các lễ hội truyền thống gắn với hoàn thiện cơ sở vật chất, hạ tầng kinh tế - xã hội tại các làng đồng bào DTTS đang có hoạt động nghề truyền thống; xây dựng, hình thành các điểm du lịch cộng đồng, du lịch sinh thái nhằm đẩy mạnh phát triển kinh tế nghề truyền thống gắn với du lịch để quảng bá hình ảnh thiên nhiên, con người cùng sản phẩm đặc trưng nghề truyền thống của các DTTS tại chỗ.
Chỉ đạo UBND các huyện, thành phố quan tâm bố trí ngân sách địa phương theo phân cấp để thực hiện tốt công tác bảo tồn và phát huy giá trị nghề truyền thống của các DTTS tại chỗ; triển khai mô hình truyền dạy nghề truyền thống tại khu dân cư cho thế hệ kế cận, nhất là người trẻ tuổi, đối tượng nòng cốt trong các tổ liên kết, hợp tác xã, hộ gia đình; hỗ trợ kinh phí để mua sắm máy móc, thiết bị tại 4 cơ sở (cơ sở sản xuất sản phẩm truyền thống theo Đề án). Quy hoạch và khai thác bền vững các vùng nguyên liệu phục vụ sản xuất sản phẩm truyền thống tại địa phương gắn với quản lý, bảo vệ và phát triển rừng trên địa bàn...
Chi tiết văn bản, xem tại đây!